Thử thách cạnh tranh bưởi da xanh Việt Nam tại Mỹ

Điểm sáng của bưởi da xanh Việt Nam là ngon và chất lượng, nhưng lại nhiều bất lợi về chi phí và giá cả so với nhiều đối thủ tại Mỹ...

Nhằm quảng bá hình ảnh trái bưởi da xanh Việt Nam ra thị trường quốc tế, đặc biệt là thị trường Hoa Kỳ, UBND tỉnh Bến Tre tổ chức “Lễ công bố xuất khẩu lô bưởi da xanh đầu tiên của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ” vào cuối tháng 11. Công ty cổ phần Tập đoàn xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu (công ty Chánh Thu) là đơn vị thực hiện xuất khẩu lô bưởi này.

Bưởi da xanh là loại trái cây thứ 7 của Việt Nam được phép xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ, sau xoài, nhãn, vải, thanh long, vú sữa và chôm chôm. Ngoài ra, một số loại trái cây khác như dừa, sầu riêng cũng đã được xuất khẩu đến thị trường Mỹ, nhưng dưới dạng sản phẩm đông lạnh.

Giảm tại thị trường chủ lực Trung Quốc, tăng tại Hoa Kỳ

Theo số liệu thống kê của Tổng cục hải Quan, xuất khẩu rau quả tháng 10 đạt 309,663 triệu USD, so với tháng trước tăng 22,9%. Cộng dồn 10 tháng đạt 2,752 tỷ USD, giảm 8% so với cùng kỳ năm 2021.

Top 5 thị trường xuất khẩu rau quả trong 10 tháng đầu năm nay lần lượt là: Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Thái Lan, nhưng chỉ duy nhất thị trường Trung Quốc bị sụt giảm mạnh, 4 thị trường còn lại đều tăng và Hoa Kỳ là thị trường có mức tăng cao nhất.

Hiện Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu rau quả chủ lực của Việt Nam với giá trị xuất khẩu trong tháng 10/2022 đạt 151,695 triệu USD, so với tháng 10/2021 tăng 43,94%. Tuy nhiên, cộng dồn 10 tháng xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc đạt 1,208 tỷ USD, chiếm 43,9%/ tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, so với cùng kỳ năm 2021 giảm 25,83%.

Thị trường xuất khẩu rau quả lớn thứ hai của Việt Nam là Hoa Kỳ với kim ngạch xuất khẩu trong tháng 10/2022 đạt 21,533 triệu USD, so với tháng 10/2021 tăng 19,44%. Cộng dồn 10 tháng đạt 219,028 triệu USD, so với cùng kỳ năm 2021 tăng 18,87%.

Đứng thứ ba là thị trường Nhật Bản, với kim ngạch xuất khẩu tháng 10/2022 đạt 13,578 triệu USD, tăng 5,10% so với tháng 10/2021. Cộng dồn 10 tháng qua, xuất khẩu rau quả sang Nhật Bản đạt 141,293 triệu USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm trước.

Thị trường Hàn Quốc đứng thứ tư với giá trị xuất khẩu trong tháng 10/2022 đạt 12,305 triệu USD, gần như tương đương so với tháng 10/2021. Cộng dồn 10 tháng đầu năm 2022 xuất khẩu rau quả sang thị trường Hàn Quốc đạt 149,655 triệu USD, so với cùng kỳ năm 2021 tăng 13,28%.

Bưởi da xanh kích thêm kim ngạch sang Hoa Kỳ?

Tuy là thị trường xuất khẩu rau quả lớn thứ hai sau Trung Quốc, nhưng kim ngạch xuất khẩu vào Hoa Kỳ khá khiêm tốn, chưa tới 300 triệu USD/năm, và có khoảng cách rất lớn so với thị trường Trung Quốc. Việc Hoa Kỳ mở cửa cho trái bưởi Việt Nam vào thị trường này liệu có nâng kim ngạch xuất khẩu lên thêm nhiều?

Ông Nguyễn Phúc Nguyên – Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam (VINAFRUIT) cho biết, trái bưởi của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ chủ yếu đi vào phân khúc người tiêu dùng châu Á, đặc biệt là người Việt đang sống ở Hoa Kỳ, còn đối với người dân Mỹ họ đã quen dùng bưởi nội địa hoặc bưởi Nam Mỹ, nên tiêu thụ bưởi ở thị trường Hoa Kỳ sẽ không cao, tương tự như trái xoài xuất khẩu vào thị trường này.

Quảng cáo

“Bưởi xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ vẫn tiêu thụ được, nhưng không bùng nổ, vì chi phí vận chuyển từ Việt Nam sang Mỹ cao nên giá bán sẽ hơn so với các nước trong khu vực Nam Mỹ và bưởi trồng tại Mỹ. Dù vậy, được cấp phép xuất khẩu chính ngạch là tốt rồi, còn chiến lược kinh doanh và tiếp cận thị trường các doanh nghiệp sẽ tự quyết định", ông Nguyên nói.

Bà Ngô Tường Vy - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu (Công ty Chánh Thu) cho biết, ba năm trước khi xuất khẩu lô bưởi da xanh sang thị trường Hoa Kỳ, doanh nghiệp đã đi khảo sát thị trường bưởi ở Hoa Kỳ và nhận thấy thị trường này nhập khẩu rất nhiều loại bưởi của các nước chứ không riêng gì trái bưởi Việt Nam. Đặc biệt, đối thủ cạnh tranh lớn nhất của bưởi da xanh Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ là bưởi Trung Quốc, vì có giá bán rất rẻ và mẫu mã rất đẹp. Bên cạnh đó, bưởi của Việt Nam sẽ phải cạnh tranh rất gay gắt về giá cả với bưởi trồng tại Mỹ, các nước khu vực Nam Mỹ và Mexico… những nước đang xuất khẩu bưởi vào thị trường Hoa Kỳ.

Xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ trái bưởi Việt Nam gặp bất lợi về logistics, nhưng về bảo quản thì hiện đang khá ổn so với các loại quả tươi khác nên có thể đi bằng đường tàu, đó cũng là một trong những lợi thế của trái bưởi so với các sản phẩm khác đang xuất sang thị trường Mỹ.

Tuy nhiên so với các nước đang xuất khẩu bưởi vào thị trường Hoa Kỳ, đặc biệt là Trung Quốc thì giá thành bưởi Việt Nam cao rất nhiều vì Trung Quốc trồng công nghiệp với số lượng lớn và thời gian bảo quản bưởi của họ từ 4 đến 6 tháng. Đó là những thử thách rất lớn của trái bưởi Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ.

lo-buoi-da-xanh-dau-tien-cua-viet-nam-se-den-hoa-ky-vao-cuoi-thang-11-20221111141148.jpg?rt=20221111141327 Bà Ngô Tường Vy - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu (Công ty Chánh Thu)

Lợi thế của bưởi Việt Nam: Ngon và chất lượng

Song, xét về chất lượng và độ ngon thì bưởi của Việt Nam chính là một điểm sáng, vì vậy các doanh nghiệp cần phải lưu ý để chọn ra những giống bưởi cho chất lượng ngon và cần phải đảm bảo giữ vững chất lượng, có như vậy mới giữ vững thương hiệu bưởi Việt Nam.

Điều quan trọng nhất là người tiêu dùng Mỹ sẽ nhận xét bưởi Việt Nam có ngon hay không để tìm đến, chứ họ không quan tâm trái bưởi này là của công ty A hay công ty B ở Việt Nam xuất khẩu sang. Chính vì vậy các doanh nghiệp phải chung tay đưa trái bưởi có chất lượng ngon nhất bán vào thị trường Hoa Kỳ, và chúng ta cạnh tranh bằng chất lượng chứ không thể cạnh tranh bằng giá so với bưởi của các nước đang bán ở thị trường Hoa Kỳ.

“Người tiêu dùng Hoa Kỳ rất thực dụng họ không quan tâm đến mẫu mã mà chỉ quan tâm đến chất lượng của sản phẩm, họ muốn mua sản phẩm về ăn phải ngon và xứng đáng với đồng tiền họ đã bỏ ra. Bên cạnh đó cũng phải tính đến vấn đề suy thoái kinh tế, giá cả tăng cao thì người tiêu dùng Mỹ phải ăn như thế nào, sản phẩm đó mang lại được gì cho họ, ngoài việc ăn ngon thì còn phải đảm bảo vấn đề dư lượng thuốc bảo vệ thực vật để đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng.

Do vậy muốn thắng ở một thị trường thì sản phẩm của chúng ta cần phải có điểm khác biệt, và điểm khác biệt duy nhất của bưởi Việt Nam mà đặc biệt là bưởi da xanh và bưởi Năm Roi đó là chất lượng”, Tổng giám đốc Công ty Chánh Thu nói.

lo-buoi-da-xanh-dau-tien-cua-viet-nam-se-den-hoa-ky-vao-cuoi-thang-11-20221111141553.jpg?rt=20221111141622 Trái bưởi da xanh được làm sạch trước khi đóng gói xuất khẩu

Chiều ngày 09/11/2022, ông Nguyễn Minh Cảnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre, ông Hoàng Trung - Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) cùng chủ trì buổi làm việc để thông qua kế hoạch tổ chức Lễ công bố xuất khẩu lô bưởi da xanh đầu tiên của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ.

Buổi lễ công bố này mang ý nghĩa đặc biệt, nhằm quảng bá hình ảnh quả bưởi Bến Tre ra thị trường quốc tế, đặc biệt là thị trường Hoa Kỳ.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre cho biết, trên tinh thần chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT, dự kiến chương trình Lễ công bố sẽ tổ chức trong ngày 26 hoặc ngày 30/11/2022. Theo dự kiến, sự kiện này sẽ có sự tham dự và phát biểu của ông Lê Minh Hoan - Bộ trưởng Bộ NN-PTNT, đại diện Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ tại TP.HCM và lãnh đạo UBND tỉnh Bến Tre.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Thị trường 3

Chỉ số S&P 500 và Nasdaq nối dài chuỗi kỷ lục

Tại thị trường chứng khoán Phố Wall, chỉ số S&P 500 ghi nhận mức đóng cửa cao kỷ lục phiên thứ năm liên tiếp trong phiên 9/7, trong khi chỉ số Nasdaq đóng cửa ở mức cao kỷ lục phiên thứ sáu liên tiếp.

S&P 500 và Nasdaq đồng loạt tăng lên mức cao nhất mọi thời đại sau báo cáo CPI thấp hơn dự kiến Cổ phiếu Nvidia đảo chiều giúp chỉ số Nasdaq thoát khỏi sắc đỏ

Người mua chờ đợi điều gì từ nay đến cuối năm?

Cuối năm 2024, nhiều dự đoán tích cực về thị trường bất động sản đang tạo tâm lý phấn khởi cho người mua nhà. Song, việc “cân đo đong đếm” giữa các yếu tố khiến không ít người người “gác” chuyện mua nhà sang thời điểm cuối năm 2024.

Nhà đầu tư nước ngoài đổ vào thị trường bất động sản 2,47 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm Chung cư là phân khúc 'nóng' nhất thị trường bất động sản 6 tháng đầu năm

Việt Nam xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất vào Mỹ

Top 5 thị trường xuất khẩu hạt tiêu chủ lực có đến 4 thị trường tăng trưởng mạnh về khối lượng và trị giá, chỉ riêng thị trường Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất là giảm lượng nhập khẩu.

Thêm vụ nghi lừa đảo khi xuất khẩu hồ tiêu và nhân điều sang thị trường Dubai-UAE Diện tích ngày một giảm, đe dọa vị trí nước xuất khẩu hồ tiêu số 1 thế giới của Việt Nam

Nghịch lý ngành phân bón: Sản xuất dư thừa, nhập siêu vẫn tăng mạnh

Năng lực sản xuất ure của 4 nhà máy trong nước là: Phú Mỹ, Cà Mau, Ninh Bình và Hà Bắc khoảng 3 triệu tấn. Nhu cầu ure cho sản xuất nông nghiệp trong nước từ 1,6 – 1,8 triệu tấn/năm. Sản xuất dư thừa doanh nghiệp phải đẩy mạnh xuất khẩu để giảm tồn kho, trong khi đó nhập khẩu ure vẫn tăng.

Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau: Cung ứng tối đa nội địa, hướng mạnh xuất khẩu Phân bón Cà Mau ký hợp tác với Tập đoàn Yetak, đẩy mạnh thị phần tại Campuchia