Sau loạt lùm xùm, số hợp đồng bảo hiểm nhân thọ mới sụt giảm mạnh

5 tháng đầu năm 2023, lượng hợp đồng bảo hiểm khai thác mới giảm 27,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư (chiếm tỷ trọng 60,5%) giảm tới 31,2%...
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (IAV) vừa công bố một số thông tin về thị trường bảo hiểm Việt Nam 5 tháng đầu năm 2023. Trong đó, cung cấp một vài số liệu chi tiết, đáng chú ý về ngành bảo hiểm nhân thọ sau giai đoạn nhiều "sóng gió".

Theo IAV, số lượng hợp đồng bảo hiểm nhân thọ (BHNT) khai thác mới 5 tháng đầu năm 2023 đạt 860.740 hợp đồng (sản phẩm chính), giảm 27,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đáng chú ý, sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư (chiếm tỷ trọng 60,5%) giảm tới 31,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong số này, sản phẩm bảo hiểm liên kết chung chiếm (tỷ trọng 43,9%) giảm 21,9% so với cùng kỳ năm ngoái; sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị (tỷ trọng 16,7%) giảm 47,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đồng thời, sản phẩm bảo hiểm tử kỳ (chiếm tỷ trọng 31,2%) giảm 14,8% so với cùng kỳ năm ngoái; sản phẩm bảo hiểm hỗn hợp (tỷ trọng 0,8%) giảm 49,8% so với cùng kỳ 2022...

Ngoài ra, số lượng hợp đồng có hiệu lực cuối kỳ (sản phẩm chính) là 13.526.744 hợp đồng, tăng 1,8% so với cùng kỳ năm ngoái.

Về cơ cấu số lượng hợp đồng theo sản phẩm, sản phẩm được ưa chuộng và chiếm tỷ trọng cao nhất là sản phẩm bảo hiểm liên kết chung (51,8%) và sản phẩm bảo hiểm hỗn hợp (23,2%).

Cũng theo IAV, tổng doanh thu phí bảo hiểm khai thác mới toàn thị trường 5 tháng đầu năm 2023 ước đạt 12.867 tỷ đồng giảm 34,2 % so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, doanh thu phí bảo hiểm khai thác mới của Prudential là 2.188 tỷ đồng, Manulife là 1.668 tỷ đồng, Dai-ichi Life là 1.660 tỷ đồng, Bảo Việt Nhân thọ là 1.630 tỷ đồng và AIA là 1.032 tỷ đồng...

Tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường ước đạt là 62.794 tỷ đồng, giảm 5,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, sản phẩm bảo hiểm liên kết chung chiếm tỷ trọng 55,6%; sản phẩm bảo hiểm hỗn hợp chiếm tỷ trọng 15,9%; sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị chiếm tỷ trọng 15,9%; sản phẩm phụ chiếm tỷ trọng 10,9%. Các sản phẩm bảo hiểm còn lại chỉ chiếm tỷ trọng 1,73%...

Về chi trả tiền bảo hiểm, IAV cho biết, trong giai đoạn các doanh nghiệp BHNT đã thực hiện chi trả ước đạt 22.091 tỷ đồng, tăng 41,9% với cùng kỳ 2022.

Nhiều lùm xùm xuất phát từ bán chéo bảo hiểm qua ngân hàng

Liên quan tới thị trường BHNT, cuối tháng 6 vừa qua, Bộ Tài chính đã liên tiếp phát đi thông cáo về kết quả thanh tra việc bán bảo hiểm qua ngân hàng đối với 4 doanh nghiệp bảo hiểm gồm: Prudential, MB Ageas, Sun Life và BIDV Metlife.

Trong đó, qua thanh tra, Bộ Tài chính cho biết, việc bán bảo hiểm qua kênh đại lý là các ngân hàng (bancass) còn nhiều sai phạm, đặc biệt là khâu tư vấn của nhân viên ngân hàng, nhân viên môi giới.

Trong kết luận thanh tra, một số hành vi vi phạm điển hình được Bộ Tài chính trực tiếp nêu ra.

Thứ nhất, không tư vấn trực tiếp cho khách hàng hoặc không hướng dẫn đầy đủ thủ tục trong quá trình thực hiện quy trình, thủ tục hồ sơ yêu cầu theo quy định của doanh nghiệp

Thứ hai, không đảm bảo chất lượng tư vấn về sản phẩm bảo hiểm, dẫn đến khách hàng không hiểu rõ về sản phẩm bảo hiểm.

Thứ ba, cho người khác (đại lý cá nhân khác, nhân viên ngân hàng) sử dụng ipad, mã số đại lý để hướng dẫn khách hàng nhập thông tin và không thực hiện đúng biểu phí bảo hiểm đã được Bộ Tài chính phê chuẩn…

Đồng thời, Bộ Tài chính cũng cho biết thời gian tới sẽ tiếp tục thực hiện thanh tra, kiểm tra chuyên đề về bán bảo hiểm qua tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với 10 doanh nghiệp bảo hiểm.

Theo Lao động & Công đoàn

Đọc tiếp

Kim ngạch xuất khẩu tôm trong 10 tháng của năm 2023 giảm đến 24%

Xuất khẩu tôm đi Mỹ và Trung Quốc kỳ vọng khả quan 2 tháng cuối năm

Kim ngạch xuất khẩu tôm trong 10 tháng của năm 2023 giảm đến 24%. Dự kiến, nhu cầu tăng cao từ Mỹ và Trung Quốc trong 2 tháng cuối năm sẽ giúp xuất khẩu tôm sang 2 thị trường này vẫn tăng trưởng dương. Song, chưa thể giúp kim ngạch xuất khẩu tôm cả nước lấy lại đà tăng trưởng dương trong năm nay, cho dù mức sụt giảm có phần thu hẹp lại so với các tháng trước đó.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Nguyễn Quốc Hùng: Tính đến tháng 9/2023, tín dụng tiêu dùng của toàn hệ thống đạt khoảng 2.703 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 21,2% tổng dư nợ nền kinh tế.

Thu hồi nợ khó khăn, một số tổ chức tín dụng buộc phải cắt giảm danh mục cho vay tiêu dùng

Khách hàng cố tình không trả nợ, người trước khuyên người sau không trả nợ; các hội nhóm rủ nhau “bùng nợ” tràn lan trên mạng xã hội… làm cho hoạt động thu hồi nợ, đặc biệt là nợ tín dụng tiêu dùng của tổ chức tín dụng (TCTD) gặp rất nhiều khó khăn. Một số TCTD buộc phải chủ động cắt giảm danh mục cho vay tiêu dùng, tránh nợ xấu tiếp tục phát sinh.

Kế hoạch dự toán ngân sách năm 2023 và năm 2024, không còn nguồn nào để bố trí cho Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành

Tìm lời giải nguồn vốn để bố trí cho Dự án sân bay Long Thành

Theo Luật Đầu tư công, toàn bộ số vốn kế hoạch năm 2020, 2021 còn lại chưa giải ngân hết của Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành đã bị hủy dự toán. Kế hoạch dự toán ngân sách năm 2023 và năm 2024 cũng không còn nguồn nào dư ra để đáp ứng yêu cầu bố trí cho Dự án.

Chat với BizLIVE