Rộ hiện tượng lừa đảo đưa lao động sang Hàn Quốc làm việc thời vụ

Cục Quản lý lao động ngoài nước đã đề nghị cơ quan công an một số địa phương xử lý hành vi vi phạm pháp luật của một số tổ chức tuyển chọn và thu tiền của người lao động để cam kết đưa đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc (theo thị thực E8).
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) vừa phát đi thông tin cảnh báo về việc xuất hiện hành vi lợi dụng quy định để đưa lao động đi làm việc theo Chương trình lao động thời vụ (thị thực E8) tại Hàn Quốc trái luật.

Theo đó, các đối tượng chào mời, quảng bá có thể đưa người lao động sang làm công việc thời vụ tại Hàn Quốc diện visa E8, theo thỏa thuận ký kết giữa địa phương của Việt Nam với địa phương của Hàn Quốc.

Đáng chú ý, các đối tượng môi giới cam kết sẽ đảm bảo các thủ tục đưa người lao động sang Hàn Quốc theo chương trình này để thu tiền bất chính của người lao động.

Cục Quản lý lao động ngoài nước đã đề nghị cơ quan công an một số địa phương xử lý hành vi vi phạm pháp luật của một số tổ chức, như Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ tư vấn du lịch và du học quốc tế T&Q; Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ du lịch L&R đã tổ chức tuyển chọn và thu tiền của người lao động để cam kết đưa đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc (theo thị thực E8).

Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, Chương trình lao động thời vụ (thị thực E8) tại Hàn Quốc là chương trình hợp tác phi lợi nhuận giữa địa phương của Việt Nam và Hàn Quốc, do cơ quan chức năng của địa phương tổ chức triển khai thực hiện, không có sự tham gia của bất kỳ doanh nghiệp nào.

Đến nay, chương trình này mới chỉ triển khai ở 12 địa phương gồm Đà Nẵng, Đồng Tháp, Thái Bình, Hà Nam, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Cà Mau, Quảng Bình, Hậu Giang, Hà Giang, Lai Châu và Tuyên Quang.

Điều kiện để tham gia chương trình là công dân Việt Nam từ 30-50 tuổi, cư trú dài hạn tại địa phương ký thỏa thuận. Họ cũng cần có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không có tiền án và không thuộc diện cấm không được xuất cảnh, tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật; có đủ sức khỏe để đi làm việc ở nước ngoài; đang làm việc trong lĩnh vực ngành nông nghiệp, ngư nghiệp…

Người lao động đi làm việc theo chương trình này sẽ được trả lương theo mức lương tối thiểu quy định hàng năm của Hàn Quốc. Tiền làm thêm giờ, làm vào các ngày nghỉ theo Luật Lao động của Hàn Quốc.

Người sử dụng lao động có trách nhiệm bố trí nhà ở đảm bảo an toàn vệ sinh cho người lao động trong suốt thời gian người lao động thực hiện hợp đồng, có thiết bị cảm biến cháy nổ, có đầy đủ hệ thống sưởi ấm, làm mát. Chi phí ăn ở được khấu trừ vào tiền lương hàng tháng và phải thỏa thuận rõ với người lao động.

Người lao động được người sử dụng lao động hỗ trợ một phần tiền mua vé máy bay khứ hồi. Người sử dụng lao động cũng có nghĩa vụ đăng ký và chi trả phí bảo hiểm tai nạn lao động cho người lao động trong thời gian làm việc tại Hàn Quốc.

Ngoài ra, người lao động được hưởng chi phí khám chữa bệnh theo quy định của Hàn Quốc, được cung cấp miễn phí đồ bảo hộ lao động.

Trong thời gian làm việc tại Hàn Quốc, người lao động có trách nhiệm tuân thủ quy định về an toàn lao động trong thời gian làm việc, cũng như tuân thủ luật pháp Hàn Quốc, các quy định của địa phương tiếp nhận và về nước ngay sau khi hết hạn hợp đồng.

Cục Quản lý lao động ngoài nước khuyến cáo, để tham gia và tìm hiểu về chương trình, người lao động chỉ liên hệ với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương nơi cư trú và không đăng ký tham gia với bất kỳ tổ chức cá nhân môi giới.

Được biết, cùng với Nhật Bản và Đài Loan, Hàn Quốc là thị trường truyền thống có nhiều cơ hội việc làm cho lao động Việt Nam với điều kiện làm việc và thu nhập hấp dẫn. Trong 7 tháng đầu năm, Hàn Quốc đã tiếp nhận 1.799 lao động Việt Nam sang làm việc.

Theo Thị trường Tài chính Tiền tệ

Đọc tiếp

Đây là năm có vốn FDI thực hiện cao nhất giai đoạn 2018-2023. (Ảnh: Int)

Vốn FDI thực hiện 11 tháng đạt 20,25 tỷ USD

Theo Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày 20/11/2023, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 28,85 tỷ USD, trong đó vốn thực hiện của các dự án FDI đạt 20,25 tỷ USD, cao nhất trong giai đoạn 2018-2023.

Kim ngạch xuất khẩu tôm trong 10 tháng của năm 2023 giảm đến 24%

Xuất khẩu tôm đi Mỹ và Trung Quốc kỳ vọng khả quan 2 tháng cuối năm

Kim ngạch xuất khẩu tôm trong 10 tháng của năm 2023 giảm đến 24%. Dự kiến, nhu cầu tăng cao từ Mỹ và Trung Quốc trong 2 tháng cuối năm sẽ giúp xuất khẩu tôm sang 2 thị trường này vẫn tăng trưởng dương. Song, chưa thể giúp kim ngạch xuất khẩu tôm cả nước lấy lại đà tăng trưởng dương trong năm nay, cho dù mức sụt giảm có phần thu hẹp lại so với các tháng trước đó.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Nguyễn Quốc Hùng: Tính đến tháng 9/2023, tín dụng tiêu dùng của toàn hệ thống đạt khoảng 2.703 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 21,2% tổng dư nợ nền kinh tế.

Thu hồi nợ khó khăn, một số tổ chức tín dụng buộc phải cắt giảm danh mục cho vay tiêu dùng

Khách hàng cố tình không trả nợ, người trước khuyên người sau không trả nợ; các hội nhóm rủ nhau “bùng nợ” tràn lan trên mạng xã hội… làm cho hoạt động thu hồi nợ, đặc biệt là nợ tín dụng tiêu dùng của tổ chức tín dụng (TCTD) gặp rất nhiều khó khăn. Một số TCTD buộc phải chủ động cắt giảm danh mục cho vay tiêu dùng, tránh nợ xấu tiếp tục phát sinh.

Kế hoạch dự toán ngân sách năm 2023 và năm 2024, không còn nguồn nào để bố trí cho Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành

Tìm lời giải nguồn vốn để bố trí cho Dự án sân bay Long Thành

Theo Luật Đầu tư công, toàn bộ số vốn kế hoạch năm 2020, 2021 còn lại chưa giải ngân hết của Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành đã bị hủy dự toán. Kế hoạch dự toán ngân sách năm 2023 và năm 2024 cũng không còn nguồn nào dư ra để đáp ứng yêu cầu bố trí cho Dự án.

Sản xuất lúa gạo của Trung Quốc đang bị ảnh hưởng xấu do thiếu nước.

Vựa lúa của Trung Quốc bị "nứt"

Thiên tai ở Trung Quốc đang gây lo ngại sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản lượng lương thực của nước này, từ đó tác động lây lan ra thị trường toàn cầu trong bối cảnh Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo non-basmati đẩy giá gạo thế giới vọt lên mức cao nhất 15 năm.
7 tháng đầu năm, xuất khẩu cá tra đạt 1 tỷ USD

7 tháng đầu năm, xuất khẩu cá tra đạt 1 tỷ USD

Ước tính 7 tháng đầu năm xuất khẩu cá tra đạt gần 1 tỷ USD, giảm 38% so với cùng kỳ năm trước. Các thị trường chính đang có tín hiệu tích cực, kỳ vọng xuất khẩu cá tra có thể đạt 1,77 tỷ USD, giảm 27,45% so với năm 2022, giảm 230 triệu so với mục tiêu 2 tỷ USD.
Chat với BizLIVE