Quy hoạch điện VIII: Bất đồng về giá sẽ được hóa giải?

Sau 2 năm xây dựng một cách thận trọng, cập nhật liên tục, Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII) đã được ban hành.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Với điểm nhấn là phát triển điện lực phải đi trước một bước; có tầm nhìn dài hạn, hiệu quả, bền vững và đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, Quy hoạch điện VIII có định hướng đến năm 2050, tỷ lệ năng lượng tái tạo lên đến 67,5-71,5%. Phấn đấu đến năm 2030, quy mô công suất xuất khẩu điện đạt khoảng 5.000-10.000MW.

Giai đoạn 2021-2030 ước tính tổng vốn đầu tư phát triển nguồn và lưới điện truyền tải tương đương 134,7 tỷ USD; định hướng giai đoạn 2031-2050 ước tính nhu cầu vốn đầu tư phát triển nguồn và lưới điện truyền tải tương đương 399,2-523,1 tỷ USD, trong đó đầu tư cho nguồn điện khoảng 364,4-511,2 tỷ USD, lưới điện truyền tải khoảng 34,8-38,6 tỷ USD, sẽ được chuẩn xác trong các quy hoạch tiếp theo.

Cuộc cách mạng tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo

Là một trong những thành viên của Hội đồng thẩm định Quy hoạch điện VIII, TS Ngô Tuấn Kiệt, Viện trưởng Viện Công nghệ Năng lượng cho rằng, quy hoạch lần này được xây dựng hết sức cẩn thận, nhiều nội dung mang tính đột phá, đã tính toán kỹ khả năng các nguồn năng lượng sơ cấp mà Việt Nam có thể tận dụng được. Đây là điều chỉnh mới và tốt, phù hợp với quan điểm xây dựng quy hoạch mở.

Trong quá trình thực hiện quy hoạch sẽ cập nhật, tính toán, điều chỉnh dựa trên cơ sở phát triển kinh tế xã hội thực tế ở mỗi giai đoạn, phù hợp với sự tăng trưởng công nghệ thế giới và điều kiện phát triển của Việt Nam.

Đặc biệt, trong bối cảnh Việt Nam đang thực hiện chuyển đổi năng lượng từ sử dụng nhiều năng lượng hóa thạch như than, dầu khí sang sử dụng nguồn năng lượng ít phát thải (theo Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị về định hướng phát triển ngành năng lượng Việt Nam, cũng như cam kết của Chính phủ trước cộng đồng quốc tế ở COP-26 về giảm phát thải), việc ban hành Quy hoạch thực sự là cuộc cách mạng tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo và giảm mức thấp nhất sử dụng điện từ nhiệt than và từ dầu khí.

“Trong quy hoạch, tỷ lệ nguồn điện từ nhiệt than được giảm đáng kể và tăng nguồn điện từ năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời và nguồn năng lượng sinh khối. Đáng chú ý, lần đầu tiên trong quy hoạch cũng đề cập đến việc phát triển nguồn điện gió ngoài khơi (dự kiến đến năm 2030 phát triển 6.000 MW) – là nguồn năng lượng chủ lực để phát điện trong năm 2050”, ông Kiệt đánh giá.

Đồng tình với quan điểm này, GS.TS Trần Đình Long, Trưởng ban Khoa học Công nghệ, Hội Điện lực Việt Nam cho rằng, trước đây, Nhà nước tập trung đầu tư vào các dự án nguồn điện, lưới điện để cung cấp điện đến các hộ tiêu dùng.

Còn với quy hoạch mới, Nhà nước khuyến khích các hộ tiêu dùng tự sản xuất và tự tiêu thụ điện với mục tiêu đến năm 2030 sẽ có 50% các tòa nhà công sở và nhà dân sử dụng điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu. Đây là sẽ là nội dung quan trọng của ngành năng lượng trong thời gian tới.

“Điện mặt trời mái nhà có nhiều ưu điểm là không chiếm đất, giảm bớt sức nóng cho các tầng cao của toàn nhà, như vậy mùa hè giảm bớt nhu cầu chạy điều hòa và quạt…. Vì vậy, chính sách khuyến khích phát triển điện mái nhà trong toàn dân là hoàn toàn phù hợp và khả thi.” ông Long đánh giá.

Quảng cáo

Tháo gỡ những khó khăn cho các dự án điện mặt trời, điện gió

Cũng theo ông Long, quy hoạch cũng đã yêu cầu tiếp tục hoàn thiện cơ chế điều hành giá điện theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, bảo đảm kết hợp hài hòa giữa các mục tiêu chính trị - kinh tế - xã hội của Nhà nước và mục tiêu sản xuất kinh doanh, tự chủ tài chính của các doanh nghiệp ngành điện.

Đặc biệt, yêu cầu giá điện cần bảo đảm thu hồi đủ chi phí, có mức lợi nhuận hợp lý, thu hút đầu tư phát triển điện, khuyến khích cạnh tranh trong các khâu sản xuất, truyền tải, phân phối, bán lẻ, sử dụng điện, chống lãng phí điện.

“Đây là căn cứ pháp lý quan trọng để Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) giải quyết các khó khăn về giá, chính sách nhằm giải quyết công suất các dự án điện mặt trời, điện gió đang gặp khó và phát triển điện mặt trời mái nhà trong thời gian vừa qua”, ông Long nhìn nhận.

Còn theo TS. Đoàn Văn Bình, Viện trưởng Viện Khoa học Năng lượng, Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam cho rằng, thời gian qua, dự án điện mặt trời và điện gió làm nhanh nên nhiều dự án bùng nổ. Nhưng thiếu quy hoạch nên không có đường dây, điều này gây mất cân đối giữa nguồn với đường dây truyền tải điện trong giai đoạn 2018 - 2020.

Vì vậy, khi quy hoạch đã rõ ràng, lĩnh vực này sẽ có thể phát triển nếu phù hợp với quy hoạch.

“Trước mắt, quy hoạch chỉ tính toán hỗ trợ đến mức tối đa các khả năng hấp thụ của hệ thống, chỗ nào cần phải đẩy nhanh tiến độ xây dựng mạng lưới, rồi tư nhân hoá đấu nối lên điện áp cao hơn…chứ không xử lý ngay toàn bộ đấu nối, mua toàn bộ cho các doanh nghiệp tái tạo. Về lâu dài, sau năm 2030, việc đấu nối và mua điện cho các doanh nghiệp năng lượng tái tạo có thể được xử lý một cách triệt để", ông Bình kỳ vọng.

Cần giải quyết được bài toán giá điện công bằng

Tuy vậy, ông Bình cho rằng, để thu hút được các nhà đầu tư vào lĩnh vực này, Nhà nước cũng phải giải quyết bài toán về giá điện. Bởi, nếu giá mua điện cao sẽ hấp dẫn nhà đầu tư nhưng lại ảnh hưởng đến người dân và doanh nghiệp sản xuất, nhưng nếu giá mua điện thấp quá cũng không thu hút nhà đầu tư tham gia vào dự án năng lượng tái tạo của trong nước.

Vì vậy, trong thời gian tới, Chính phủ cũng cần phải có lộ trình hợp lý để giải quyết được bài toán giá điện một cách công bằng. Ngoài ra, ngành điện (gồm nhà đầu tư, EVN và Bộ Công Thương) cần phải minh bạch quá trình đầu tư, từ đó người tiêu dùng hiểu được và chia sẻ những khó khăn khi đầu tư.

“Một hạn chế chung cho tất cả các nguồn năng lượng tái tạo là rất khó khăn để sản xuất ra một sản lượng điện lớn, đồng thời chi phí đầu tư ban đầu rất lớn do là công nghệ mới. Ngoài ra, do phụ thuộc vào thời tiết, để có nguồn điện ổn định phục vụ cho sản xuất và đời sống, thì cần phải có đầu tư các hệ thống hỗ trợ lưu trữ điện hay hệ thống đảm bảo hoạt động ổn định. Điều này cũng khiến giá thành điện tăng lên”, ông Bình nêu rõ.

Về dài hạn, GS. TS Trần Đình Long cho rằng, Nhà nước phải đưa ra một dự báo xu thế thay đổi giá năng lượng và giá điện trong thời gian từ 10 – 15 năm, để các nhà đầu tư tính toán và xây dựng kế hoạch tham gia vào các dự án năng lượng tái tạo trong hệ thống điện quốc gia. Trong trường hợp giá điện dự báo không phù hợp và không hấp dẫn với các nhà đầu tư, Nhà nước cần phải hiệu chỉnh kịp thời.

“Làm thế nào đôi bên cùng có lợi, Nhà nước thực hiện được phát triển điện lực, còn doanh nghiệp đầu tư có thể thu hồi được vốn và có lợi nhuận hợp lý”, ông Long nêu rõ.

Theo Lao động Công đoàn Sao chép

Cùng chuyên mục Thị trường 3

Chỉ số S&P 500 và Nasdaq nối dài chuỗi kỷ lục

Tại thị trường chứng khoán Phố Wall, chỉ số S&P 500 ghi nhận mức đóng cửa cao kỷ lục phiên thứ năm liên tiếp trong phiên 9/7, trong khi chỉ số Nasdaq đóng cửa ở mức cao kỷ lục phiên thứ sáu liên tiếp.

S&P 500 và Nasdaq đồng loạt tăng lên mức cao nhất mọi thời đại sau báo cáo CPI thấp hơn dự kiến Cổ phiếu Nvidia đảo chiều giúp chỉ số Nasdaq thoát khỏi sắc đỏ

Người mua chờ đợi điều gì từ nay đến cuối năm?

Cuối năm 2024, nhiều dự đoán tích cực về thị trường bất động sản đang tạo tâm lý phấn khởi cho người mua nhà. Song, việc “cân đo đong đếm” giữa các yếu tố khiến không ít người người “gác” chuyện mua nhà sang thời điểm cuối năm 2024.

Nhà đầu tư nước ngoài đổ vào thị trường bất động sản 2,47 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm Chung cư là phân khúc 'nóng' nhất thị trường bất động sản 6 tháng đầu năm

Việt Nam xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất vào Mỹ

Top 5 thị trường xuất khẩu hạt tiêu chủ lực có đến 4 thị trường tăng trưởng mạnh về khối lượng và trị giá, chỉ riêng thị trường Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất là giảm lượng nhập khẩu.

Thêm vụ nghi lừa đảo khi xuất khẩu hồ tiêu và nhân điều sang thị trường Dubai-UAE Diện tích ngày một giảm, đe dọa vị trí nước xuất khẩu hồ tiêu số 1 thế giới của Việt Nam

Nghịch lý ngành phân bón: Sản xuất dư thừa, nhập siêu vẫn tăng mạnh

Năng lực sản xuất ure của 4 nhà máy trong nước là: Phú Mỹ, Cà Mau, Ninh Bình và Hà Bắc khoảng 3 triệu tấn. Nhu cầu ure cho sản xuất nông nghiệp trong nước từ 1,6 – 1,8 triệu tấn/năm. Sản xuất dư thừa doanh nghiệp phải đẩy mạnh xuất khẩu để giảm tồn kho, trong khi đó nhập khẩu ure vẫn tăng.

Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau: Cung ứng tối đa nội địa, hướng mạnh xuất khẩu Phân bón Cà Mau ký hợp tác với Tập đoàn Yetak, đẩy mạnh thị phần tại Campuchia