Nhiều hạng mục của dự án mở rộng sân bay Điện Biên chậm tiến độ

Gói thầu đường cất hạ cánh, đường lăn chậm khoảng 40 ngày, gói thầu xây dựng đài dẫn đường của sân bay chậm khoảng 1 tháng.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Theo báo cáo của Sở Giao thông vận tải Điện Biên, đến ngày 10/9, tiến độ thực hiện các hạng mục thuộc dự án cơ bản đáp ứng yêu cầu đề ra gồm rà phá bom mìn, vật liệu nổ, khởi công hạng mục xây dựng hàng rào an ninh và hạng mục đường cất, hạ cánh, đường lăn, sân đỗ. Sở đang tổ chức thực hiện thẩm tra hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công và dự toán hạng mục đài kiểm soát không lưu của sân bay Điện Biên.

Tuy nhiên, so với kế hoạch, một số hạng mục còn chậm. Cụ thể, gói thầu đường cất hạ cánh, đường lăn chậm khoảng 40 ngày, gói thầu xây dựng, cung cấp lắp đặt thiết bị hệ thống quan trắc khí tượng tự động AWOS chậm khoảng 40 ngày, gói thầu xây dựng đài dẫn đường DVOR/DME chậm khoảng 1 tháng.

Nguyên nhân là quá trình thi công các gói thầu do Tổng công ty Hàng không Việt Nam thực hiện gặp một số khó khăn về mốc giới giải phóng mặt bằng. Thực địa có sự sai lệch, thiếu chính xác so với phạm vi ranh giới sân bay và thiết kế hàng rào an ninh, làm ảnh hưởng tới việc triển khai thực hiện gói thầu.

Ngoài ra, sự thay đổi về địa điểm, vị trí khu vực tập kết vật liệu thải và các điểm mỏ cung cấp vật liệu đất đắp cho dự án ảnh hưởng tới việc quản lý thi công xây dựng của chủ đầu tư. Các gói thầu do Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam thực hiện chưa được Cảng vụ Hàng không miền Bắc giao đất để thực hiện dự án.

sân bay
Hiện tại sân bay Điện Biên chỉ khai thác được dòng máy bay phản lực cánh quạt, máy bay phản lực nhỏ vào ban ngày trong điều kiện thời tiết cho phép

Thời gian qua, các cơ quan, đơn vị, địa phương cơ bản hoàn tất các thủ tục liên quan đến bãi đổ thải, nguồn vật liệu đất đắp chọn lọc và đất đắp thông thường. Đối với bãi đổ thải, đến nay UBND huyện Điện Biên cơ bản hoàn tất thủ tục để có thể tiếp nhận đổ thải khoảng 1,24 triệu m3 trên diện tích khoảng 16,9 ha tại các xã Noong Hẹt, Thanh Yên, Pom Lót, Noong Luống.

Ngoài ra, UBND huyện tiếp tục rà soát thêm diện tích của các hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu và đề nghị được tiếp nhận đất màu, đất hữu cơ để cải tạo đất và các khu vực khai thác cát trái phép để thu hồi (diện tích khoảng 18,23 ha) phục vụ cho công tác đổ thải, khối lượng khoảng 0,94 triệu m3.

Với vật liệu đất đắp chọn lọc, tổng nhu cầu sử dụng của dự án khoảng 133.000 m3. Đến nay, UBND huyện Điện Biên hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với 9 hộ gia đình, cá nhân tại bản Nghịu, xã Thanh Luông với tổng diện tích là 12.172 m2.

Đồng thời, UBND huyện Điện Biên cũng hoàn thiện hồ sơ cho phép 6 hộ gia đình, cá nhân cải tạo, hạ thấp mặt bằng, với khối lượng đất đào khi thực hiện cải tạo mặt bằng khoảng 139.147 m3.

Ngoài ra, với khu vực còn lại trong phạm vi được dự kiến khai thác (diện tích 600 m2), UBND huyện Điện Biên giải quyết xong tranh chấp về đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và hướng dẫn người dân hoàn thiện hồ sơ cải tạo mặt bằng để sử dụng khoảng 25.000 m3 đất đắp khi chủ đầu tư có nhu cầu sử dụng vật liệu.

Với vật liệu đất đắp thông thường, Sở Tài nguyên và Môi trường Điện Biên hướng dẫn nhà đầu tư hoàn thiện các thủ tục liên quan điểm mỏ Pom Loi (phường Nam Thanh), khảo sát đề xuất bổ sung điểm mỏ tại đèo Cò Chạy (xã Mường Pồn, huyện Điện Biên) theo hướng bổ sung khoáng sản đi kèm đất tầng phủ làm vật liệu san lấp trong phạm vi diện tích mỏ đá làm vật liệu xây dựng thông thường.

Theo kế hoạch, UBND TP Điện Biên Phủ hoàn thành 4 dự án đầu tư công trình hạ tầng hoàn trả trước ngày 31/12. Tuy nhiên, đến 10/9, nhiều dự án chủ đầu tư mới đang triển khai thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng. Điều này tiềm ẩn nguy cơ chậm tiến độ dự án.

Hiện nay, UBND tỉnh Điện Biên chỉ đạo UBND TP Điện Biên Phủ đẩy nhanh tiến độ các dự án xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật hoàn trả, bố trí kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng công trình hạ tầng hoàn trả.

Trước mắt UBND TP Điện Biên Phủ cần giải quyết vướng mắc liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, đặc biệt với các gói thầu hàng rào an ninh và gói thầu đường cất hạ cánh, đường lăn sân đỗ đang triển khai thi công.

Hoàn thành trước tháng 5/2024

Ngày 22/1, dự án mở rộng sân bay Điện Biên với tổng mức đầu tư là hơn 1.400 tỷ đồng được khởi công với tổng mức đầu tư hơn 1.467 tỷ đồng. Chi phí giải phóng mặt bằng 1.555 tỷ đồng từ nguồn ngân sách của tỉnh Điện Biên.

Sân bay Điện Biên được khôi phục từ sân bay Mường Thanh do người Pháp xây dựng. Hiện nay sân bay có 1 đường băng dài 1.830 m, rộng 30 m, được đưa vào sử dụng từ năm 1994, sân đỗ tàu bay có 3 vị trí, nhà ga hành khách đươc xây dựng năm 2004.

Do 2 đầu đường băng vướng núi và hệ thống trang thiết bị hạ tầng đơn giản, sân bay Điện Biên chỉ khai thác được dòng máy bay phản lực cánh quạt loại nhỏ như ATR 72, máy bay phản lực nhỏ như Embraer 190 vào ban ngày trong điều kiện thời tiết cho phép.

Mục tiêu của dự án là mở rộng hạ tầng sân bay, đáp ứng khai thác được các máy bay Airbus A320, A321 và tương đương, thay vì chỉ khai thác các máy bay nhỏ như trước đó. Đồng thời nâng cấp nhà ga hành khách hiện hữu từ 300.000 hành khách một năm lên 500.000 khách một năm.

Để thực hiện đầu tư mở rộng, dự kiến sân bay Điện Biên đóng cửa từ tháng 2-8/2023. Dự án hoàn thành việc xây dựng trước tháng 2/2024, hoàn thiện các thủ tục liên quan và đưa vào khai thác nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ 7/5/2024.

Sân bay Điện Biên sau khi được nâng cấp, mở rộng góp phần thu hút doanh nghiệp đầu tư vào du lịch, thương mại, dịch vụ, phát huy giá trị của quần thể di tích chiến trường Điện Biên Phủ.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp

Đọc tiếp

Đây là năm có vốn FDI thực hiện cao nhất giai đoạn 2018-2023. (Ảnh: Int)

Vốn FDI thực hiện 11 tháng đạt 20,25 tỷ USD

Theo Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày 20/11/2023, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 28,85 tỷ USD, trong đó vốn thực hiện của các dự án FDI đạt 20,25 tỷ USD, cao nhất trong giai đoạn 2018-2023.

Kim ngạch xuất khẩu tôm trong 10 tháng của năm 2023 giảm đến 24%

Xuất khẩu tôm đi Mỹ và Trung Quốc kỳ vọng khả quan 2 tháng cuối năm

Kim ngạch xuất khẩu tôm trong 10 tháng của năm 2023 giảm đến 24%. Dự kiến, nhu cầu tăng cao từ Mỹ và Trung Quốc trong 2 tháng cuối năm sẽ giúp xuất khẩu tôm sang 2 thị trường này vẫn tăng trưởng dương. Song, chưa thể giúp kim ngạch xuất khẩu tôm cả nước lấy lại đà tăng trưởng dương trong năm nay, cho dù mức sụt giảm có phần thu hẹp lại so với các tháng trước đó.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Nguyễn Quốc Hùng: Tính đến tháng 9/2023, tín dụng tiêu dùng của toàn hệ thống đạt khoảng 2.703 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 21,2% tổng dư nợ nền kinh tế.

Thu hồi nợ khó khăn, một số tổ chức tín dụng buộc phải cắt giảm danh mục cho vay tiêu dùng

Khách hàng cố tình không trả nợ, người trước khuyên người sau không trả nợ; các hội nhóm rủ nhau “bùng nợ” tràn lan trên mạng xã hội… làm cho hoạt động thu hồi nợ, đặc biệt là nợ tín dụng tiêu dùng của tổ chức tín dụng (TCTD) gặp rất nhiều khó khăn. Một số TCTD buộc phải chủ động cắt giảm danh mục cho vay tiêu dùng, tránh nợ xấu tiếp tục phát sinh.

Kế hoạch dự toán ngân sách năm 2023 và năm 2024, không còn nguồn nào để bố trí cho Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành

Tìm lời giải nguồn vốn để bố trí cho Dự án sân bay Long Thành

Theo Luật Đầu tư công, toàn bộ số vốn kế hoạch năm 2020, 2021 còn lại chưa giải ngân hết của Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành đã bị hủy dự toán. Kế hoạch dự toán ngân sách năm 2023 và năm 2024 cũng không còn nguồn nào dư ra để đáp ứng yêu cầu bố trí cho Dự án.

Sản xuất lúa gạo của Trung Quốc đang bị ảnh hưởng xấu do thiếu nước.

Vựa lúa của Trung Quốc bị "nứt"

Thiên tai ở Trung Quốc đang gây lo ngại sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản lượng lương thực của nước này, từ đó tác động lây lan ra thị trường toàn cầu trong bối cảnh Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo non-basmati đẩy giá gạo thế giới vọt lên mức cao nhất 15 năm.
7 tháng đầu năm, xuất khẩu cá tra đạt 1 tỷ USD

7 tháng đầu năm, xuất khẩu cá tra đạt 1 tỷ USD

Ước tính 7 tháng đầu năm xuất khẩu cá tra đạt gần 1 tỷ USD, giảm 38% so với cùng kỳ năm trước. Các thị trường chính đang có tín hiệu tích cực, kỳ vọng xuất khẩu cá tra có thể đạt 1,77 tỷ USD, giảm 27,45% so với năm 2022, giảm 230 triệu so với mục tiêu 2 tỷ USD.
Chat với BizLIVE