"Nhiều đại lý xăng dầu đóng cửa bởi lý do hết xăng là một nghịch lý"

Theo các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu việc đóng cửa, tạm ngừng bán hàng là do thiếu nguồn cung, tỷ lệ chiết khấu thấp… Tuy nhiên, theo các chuyên gia, nguyên nhân của hiện tượng này không hẳn xuất phát từ việc thiếu nguồn cung mà một phần là do cơ chế quản lý.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ngày 19/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có công văn giao Bộ trưởng Bộ Công Thương quan tâm chỉ đạo ổn định tình hình thị trường xăng dầu, nhất là các cửa hàng bán xăng, không để bất ổn tình hình.

Chỉ đạo của người đứng đầu Chính phủ được đưa ra trong bối cảnh những ngày gần đây có hiện tượng một số doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ xăng dầu đóng cửa hoặc tạm ngừng kinh doanh tập trung tại một số tỉnh, thành phố phía Nam như: TP.HCM, Cần Thơ, An Giang, Bình Phước, Đắk Lắk… làm ảnh hưởng đến đời sống người dân và hoạt động sản xuất kinh doanh.

Theo lý giải của phần lớn các doanh nghiệp, đại lý kinh doanh xăng dầu việc đóng cửa, tạm ngừng bán là do thiếu nguồn cung, tỷ lệ chiết khấu thấp…

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, nguyên nhân của hiện tượng này không hẳn xuất phát từ việc thiếu nguồn cung mà một phần là do cơ chế quản lý, cũng như sự phối hợp chưa thực sự chặt chẽ, quyết liệt của Liên Bộ Tài chính-Công Thương.

NGUYÊN NHÂN PHẦN LỚN DO CƠ CHẾ

TS. Nguyễn Minh Phong, nguyên Trưởng phòng nghiên cứu kinh tế, Viện Nghiên cứu phát triển Kinh tế-xã hội Hà Nội cho rằng, trong cơ chế thị trường việc thừa thiếu xăng dầu là điều bình thường nhưng việc thiếu xăng dầu tại Việt Nam thời điểm này là một nghịch lý.

"Hiện nay xu hướng thế giới cầu đang thấp hơn cung, thậm chí OPEC+ đang phải giảm sản lượng khai thác hàng ngày, nghĩa là cung đang vượt cầu. Hơn thế nữa, giá xăng dầu đã có xu hướng giảm. Trong bối cảnh đó, nhiều đại lý xăng dầu tại Việt Nam lại đóng cửa bởi lý do hết xăng, đó là một nghịch lý", ông Phong phân tích.

Theo vị chuyên gia, thực tế trên cũng cho thấy nguyên nhân phần lớn nằm ở cơ chế chứ không phải quan hệ cung cầu. "Về cơ chế tôi cho rằng hiện nay bất cập lớn nhất là các cơ quan quản lý giá đang kéo dài thời gian tính bổ sung chi phí giá cơ sở của ngành kinh doanh xăng dầu khiến cho cơ cấu giá tỏ ra không có lợi cho những người bán nhiều, kể cả những người bán lẻ", ông nói.

Ông Phong cho rằng, với lý do trên, để duy trì hoạt động bình thường, các đầu mối bán buôn cũng như nhập khẩu xăng dầu thường chọn duy trì kinh doanh ở mức độ thấp để không bị rút phép nhưng cũng không bán ra quá cao để bị lỗ. Còn tình trạng thiếu xăng dầu chỉ xảy ra ở các đại lý do ở cấp độ thấp hơn.

Bên cạnh đó, ngay bản thân các đầu mối bán buôn hoặc nhập khẩu xăng dầu cũng không muốn sử dụng chiết khấu có lợi để khuyến khích tiêu thụ mà muốn sử dụng điều này để giảm thiểu lượng bán ra. Qua đó tạo ra tình trạng khan hiếm hàng.

"Hơn nữa, xu hướng giảm giá xăng dầu rất khó dự báo đến bao giờ, nên các doanh nghiệp đang có xu hướng chung là giảm nhập khẩu, giảm dự trữ. Do đó, tình trạng khan hiếm này đang mở rộng", ông Phong nói thêm.

TS. Nguyễn Minh Phong, nguyên Trưởng phòng nghiên cứu kinh tế, Viện Nghiên cứu phát triển Kinh tế-xã hội Hà Nội
TS. Nguyễn Minh Phong, nguyên Trưởng phòng nghiên cứu kinh tế, Viện Nghiên cứu phát triển Kinh tế-xã hội Hà Nội

Để khắc phục tình trạng khan hiếm xăng dầu, ông Phong đánh giá Bộ Công Thương đang có những giải pháp rất quyết liệt, đáng ghi nhận, đặc biệt là 8 nhóm giải pháp do Bộ đưa ra.

Tuy nhiên, theo ông để giải quyết tình trạng hiện nay nên có sự hợp tác tích cực hơn giữa các cơ quan chức năng, đặc biệt là Liên Bộ Công Thương-Tài chính trên tinh thần chung là duy trì lượng cung đáp ứng nhu cầu thị trường và đảm bảo hài hòa lợi ích theo chỉ đạo chung của Chính phủ.

PGS. TS Vũ Sỹ Cường, Kinh tế trưởng Viện công nghệ và phát triển tài chính, Học viện Tài chính cũng cho rằng tình trạng nhiều đại lý xăng dầu đóng cửa hiện nay không phải vấn đề do nguồn cung bởi hiện tại nguồn cung vẫn có nhưng đó là nguồn cung của các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu, còn doanh nghiệp bán lẻ lại là câu chuyện khác.

"Rất nhiều cây xăng đăng ký sản lượng mua từ nhà nhập khẩu có thể chỉ 12-15 nghìn lít/tháng nhưng thực tế họ bán tới 50-60 nghìn lít", ông Cường cho biết và đặt vấn đề "vậy nguồn cung của số xăng dầu ngoài sản lượng đăng ký kia lấy đâu ra?".

Theo ông Cường, trước đây, một phần nguồn cung của một số đại lý xăng dầu có thể là nguồn nhập lậu nhưng hiện tại nguồn này đã bị chặn lại nên khả năng cung ứng xăng dầu của các đại lý cũng bị ảnh hưởng một phần.

3 BÊN CÙNG GỠ KHÓ CHO KINH DOANH XĂNG DẦU

Để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, trong tuần trước lãnh đạo Bộ Công Thương đã có các cuộc làm việc với doanh nghiệp đầu mối xăng dầu để nắm bắt những khó khăn, vướng mắc.

Sau các cuộc làm việc này, ngày 18/10, Bộ Công Thương có văn bản gửi Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước đề nghị cùng phối hợp nhằm tiếp tục hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh xăng dầu.

Trong công văn, Bộ Công Thương nêu rõ, từ cuối năm 2021, đặc biệt kể từ khi cuộc xung đột vũ trang giữa Nga và Ukraine xảy ra (bắt đầu từ tháng 2/2022), thị trường xăng dầu thế giới có diễn biến phức tạp, nguồn cung khan hiếm, giá liên tục tăng cao, giá xăng dầu thành phẩm thế giới bình quân 10 tháng đầu năm 2022 đã tăng 57-85% so với cùng kỳ năm 2021.

Tuy nhiên, từ cuối tháng 6 đến cuối tháng 9/2022, giá xăng dầu có xu hướng giảm liên lục. Từ đầu tháng 10 đến nay, giá thành phẩm xăng dầu thế giới lại có xu hướng tăng trở lại do quyết định giảm sản lượng khai thác dầu của OPEC+ và hiện nay tiếp tục có diễn biến phức tạp.

Trong thời gian gần đây, thị trường xăng dầu trong nước có hiện tượng một số doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ xăng dầu đóng cửa hoặc tạm ngừng kinh doanh, tập trung tại một số tỉnh, thành phố phía Nam.

Theo báo cáo của nhiều doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu, ngoài nguyên nhân khách quan do nguồn cung xăng dầu trên thế giới khan hiếm, còn có nguyên nhân là do từ cuối năm 2021 đến nay, các chi phí kinh doanh xăng dầu tăng mạnh và một số doanh nghiệp đầu mối không có đủ nguồn tài chính để nhập hàng do không đủ hạn mức tín dụng và nguồn ngoại tệ nên chủ yếu chỉ duy trì lượng hàng đủ để cung cấp cho hệ thống phân phối của doanh nghiệp và duy trì lượng dự trữ tồn kho theo quy định.

Nhiều doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu đã tiết giảm chi phí kinh doanh, trong đó có việc giảm mạnh chiết khấu bán hàng dẫn đến doanh nghiệp bán lẻ kinh doanh xăng dầu thua lỗ.

Trong khi đó, tại một số địa phương, chi cục hải quan đã ngừng thông quan đối với một số doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu do chưa thực hiện việc kết nối dữ liệu điện tử, chậm nộp thuế…

Vì vậy, nhằm hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, bảo đảm cung ứng đủ xăng dầu cho thị trường trong nước, Bộ Công Thương đề nghị Bộ Tài chính kịp thời rà soát và điều chỉnh mức chi phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về Việt Nam, chi phí kinh doanh định mức, lợi nhuận định mức… theo mức phù hợp với thực tế phát sinh thời gian vừa qua để tính đúng, tính đủ trong giá cơ sở xăng dầu theo quy định hiện hành, bảo đảm duy trì hoạt động cho doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, khuyến khích các doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu cung ứng cho thị trường.

Đồng thời, Bộ Tài chính chỉ đạo Tổng cục Hải quan tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu thực hiện việc thông quan hàng hóa xăng dầu để kịp thời bổ sung nguồn hàng từ nguồn nhập khẩu cho thị trường trong nước.

Đối với Ngân hàng Nhà nước, Bộ Công Thương đề nghị có chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu nâng hạn mức tín dụng, tiếp cận lãi suất ưu đãi, nguồn ngoại tệ nhằm giúp các doanh nghiệp tăng nguồn lực tài chính, giảm chi phí để nhập khẩu hoặc mua xăng dầu từ nguồn sản xuất trong nước, bảo đảm cung ứng đủ xăng dầu cho thị trường trong nước.

Cùng với đó, Ngân hàng Nhà nước tạo điều kiện về thủ tục vay vốn, mua ngoại tệ để nhanh chóng thực hiện các thủ tục mua xăng dầu nhằm kịp thời bổ sung nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp

Đọc tiếp

Ảnh minh họa

Dòng vốn FDI giúp duy trì "điểm sáng" của thị trường bất động sản công nghiệp trong quý đầu tiên năm 2024

Bất động sản khu công nghiệp vẫn là điểm sáng của thị trường trong quý 1/2024 nhờ tăng trưởng tốt dòng vốn FDI. Giá thuê đất trung bình tăng nhẹ 1% tại Hà Nội, đạt 214 USD/m²/kỳ hạn, so với quý trước, trong khi giá thuê đất trung bình tại TP.Hồ Chí Minh và Đà Nẵng vẫn không tăng, lần lượt là 230 USD/m²/kỳ hạn và 95 USD/m²/kỳ hạn.

Thông tin mới nhất về tuyến đường 14.000 tỉ đồng kết nối từ cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu

Thông tin mới nhất về tuyến đường 14.000 tỉ đồng kết nối từ cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu

Sau khi thống nhất đầu tư tuyến đường nối cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu mới đây dự án đang được hoàn tất các bước chuẩn bị để khởi công. Trong đó, với đoạn qua TP. Bà Rịa sẽ ban hành giá đất cụ thể để tiến hành đền bù ngay trong tháng 4/2024.

Hội nghị triển khai Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư

Bà Rịa-Vũng Tàu, thỏi “nam châm” hút vốn đầu tư trong và ngoài nước

Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu vừa tổ chức “Hội nghị triển khai Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư”. Trong khuôn khổ hội nghị, tỉnh tiến hành trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định chủ trương đầu tư và tăng vốn cho 15 dự án với tổng vốn đăng ký hơn 25.880 tỷ đồng và hơn 1,4 tỷ USD cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Việt Nam xuất siêu hơn 8 tỷ USD trong quý I/2024

Việt Nam xuất siêu hơn 8 tỷ USD trong quý I/2024

Quý I/2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 178,04 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 17%; nhập khẩu tăng 13,9%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 8,08 tỷ USD.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Ảnh minh họa

Đồng Nai ưu tiên thu hút các dự án xanh, phát triển bền vững

Đồng Nai là một trong những trung tâm phát triển công nghiệp mạnh của khu vực và đất nước. Phát triển mạnh sản xuất công nghiệp giúp Đồng Nai đạt được những thành quả lớn trên lĩnh vực kinh tế. Song, mặt trái của quá trình phát triển này đưa đến tình trạng ô nhiễm môi trường và phát triển thiếu bền vững.

Ảnh minh họa

Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm doanh nghiệp xăng dầu không xuất hóa đơn bán lẻ điện tử

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Tài chính và UBND các tỉnh, thành chỉ đạo các lực lượng chức năng xem xét xử lý các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu không thực hiện đúng quy định về hóa đơn điện tử, kể cả việc yêu cầu tạm dừng hoạt động kinh doanh và thu hồi giấy phép.

Chat với BizLIVE