Quốc hội thảo luận dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu thầu

Quốc hội thảo luận dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu thầu

Quốc hội thảo luận dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu thầu
Hôm nay, Quốc hội thảo luận dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu thầu

Trong phiên họp buổi sáng, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam; Nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu thầu; Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư; Luật Hải quan; Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Luật Đầu tư; Luật Đầu tư công; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.

Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Biểu quyết thông qua Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân; biểu quyết thông qua Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt, tạo đột phá trong xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật.

Trong phiên họp buổi chiều, Quốc hội thảo luận ở tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam; Dự án Luật Ngân sách Nhà nước (sửa đổi); Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu thầu; Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư; Luật Hải quan; Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Luật Đầu tư; Luật Đầu tư công; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.

Hôm qua (ngày 16/5) dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân.

Tại phiên thảo luận có 18 lượt đại biểu Quốc hội phát biểu, trong đó có 2 đại biểu Quốc hội tranh luận. Đa số ý kiến đại biểu nhất trí với sự cần thiết ban hành Nghị quyết nhằm thể chế hoá chủ trương, định hướng của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân nhanh, bền vững, hiệu quả, chất lượng cao theo Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025.

Để góp phần hoàn thiện dự thảo Nghị quyết, các đại biểu đã tập trung thảo luận về: Phạm vi điều chỉnh; phạm vi thể chế hóa Nghị quyết số 68-NQ/TW; đối tượng áp dụng; nguyên tắc hoạt động thanh tra, kiểm tra; nguyên tắc quản lý nhà nước; nguyên tắc xử lý các sai phạm và giải quyết các vụ việc trong hoạt động kinh doanh; giải quyết phá sản doanh nghiệp theo thủ tục rút gọn; hỗ trợ tiếp cận đất đai, mặt bằng sản xuất kinh doanh tại khu công nghiệp, cụm công nghiệp, vườn ươm công nghệ; hỗ trợ thuê nhà, đất là tài sản công; các chính sách hỗ trợ về tài chính, tín dụng, thuế, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và đào tạo nhân lực; đặt hàng, đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu thực hiện dự án trọng điểm, quan trọng quốc gia; hỗ trợ hình thành và phát triển doanh nghiệp vừa và lớn, tập đoàn kinh tế tư nhân tầm cỡ khu vực và toàn cầu; tổ chức thực hiện.

Quảng cáo

Bên cạnh đó, một số ý kiến đại biểu đề nghị bổ sung các quy định về kích thích tiêu dùng trong nước, giải quyết tranh chấp, hòa giải thương mại. Kết thúc phiên thảo luận, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Tiếp đó, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung Quốc hội thảo luận về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt, tạo đột phá trong xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật.

Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt, tạo đột phá trong xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật.

Tại phiên thảo luận có 17 lượt đại biểu Quốc hội phát biểu, trong đó, đa số các ý kiến đại biểu nhất trí sự cần thiết ban hành Nghị quyết nhằm thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng về đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật, đặc biệt là thể chế hóa Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị.

Các đại biểu đã tập trung thảo luận về: Phạm vi điều chỉnh; nhiệm vụ, hoạt động được áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt; nguyên tắc áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt; ngân sách thực hiện cơ chế, chính sách đặc biệt; khoán chi trong công tác xây dựng pháp luật; Quỹ hỗ trợ xây dựng chính sách, pháp luật; đối tượng được hưởng cơ chế, chính sách đặc biệt; chế độ, chính sách đối với người tham gia công tác xây dựng pháp luật; thu hút, sử dụng tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện nhiệm vụ, hoạt động trong công tác xây dựng pháp luật và một số nhiệm vụ, hoạt động tổ chức thi hành pháp luật được hưởng cơ chế, chính sách đặc biệt; phát triển, ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số phục vụ đổi mới, hiện đại hóa công tác xây dựng, tổ chức thi hành pháp luật; kỹ thuật lập pháp.

Ngoài ra, một số ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị bổ sung các đối tượng được hưởng cơ chế, chính sách đặc biệt; đồng thời đề nghị xác định rõ vai trò, trách nhiệm của các đối tượng thụ hưởng chính sách. Kết thúc phiên thảo luận, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Chiều cùng ngày, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội nghe các nội dung: Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Báo cáo quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2023; Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn trình bày Báo cáo kiểm toán quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2023; Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội Phan Văn Mãi trình bày Báo cáo thẩm tra quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2023.

Sau đó, Quốc hội thảo luận ở tổ về các nội dung: Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính; Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết số 71/2022/QH15 của Quốc hội.

Theo Nhịp sống Thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Tiêu điểm

Vấn nạn hàng giả, hàng nhái, thực phẩm bẩn được bàn luận trên Quốc hội

Thảo luận tại Hội trường Quốc hội sáng 17/6, một trong những vấn đề các đại biểu quan tâm là vấn nạn hàng giả, hàng nhái, thực phẩm bẩn… đây cũng là một trong những thách thức cản trở đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Quốc hội chính thức thông qua Nghị quyết lịch sử: Cả nước còn 34 tỉnh, thành phố từ hôm nay Chiều nay (13/6), Quốc hội bàn lần 2 về sửa Hiến pháp

Quốc hội "chốt" giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2026

Với 452/453 đại biểu Quốc hội có mặt tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 94,56%), sáng nay (ngày 17/6), Quốc hội chính thức thông qua Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng (VAT). Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025 đến hết ng

Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế VAT trong 6 tháng đầu năm 2025 Đề xuất thu thuế VAT với hàng nhập dưới một triệu đồng qua chuyển phát nhanh

Đề xuất thu lệ phí trước bạ 2% với xe máy đăng ký lần đầu trên cả nước từ 1/7

Bộ Tài chính đề xuất áp dụng mức thu lệ phí trước bạ 2% đối với xe máy đăng ký lần đầu thống nhất trên toàn quốc, thay vì 5% tại 6 thành phố trực thuộc trung ương khi sửa đổi Nghị định số 10/2022.

Bộ Tài chính đề xuất giảm 50% nhiều khoản phí, lệ phí đến hết năm 2026 Hiện thực hóa Nghị quyết 68-NQ/CP về chính sách thuế, phí, lệ phí

Việt Nam và Hoa Kỳ kết thúc vòng đàm phán thứ 3 về thương mại đối ứng

Theo thông tin mới nhất từ Vụ Thương mại và chính sách Đa Biên (Bộ Công thương), trong 4 ngày đàm phán, đoàn đàm phán Việt Nam và Hoa Kỳ đã đạt được nhiều tiến bộ, thu hẹp khoảng cách trong tất cả các lĩnh vực đàm phán.

Thủ tướng đưa ra đề nghị quan trọng với phía Hoa Kỳ trong việc đàm phán thuế quan Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2025

Quốc hội thông qua mức thuế TNDN 10% với các cơ quan báo chí

Tại Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) được Quốc hội biểu quyết thông qua, mức thuế thu nhập doanh nghiệp 10% sẽ áp dụng cho các cơ quan báo chí kể từ 1/10.

Từ 1/7: Bán hàng online bị khấu trừ thuế tự động, ai phải nộp, ai được miễn? Bộ Tài chính: Bỏ thuế khoán để xóa bỏ bất công nghiêm trọng giữa hộ kinh doanh kê khai so với hộ khoán

Doanh nghiệp Nhà nước được tự quyết lương, thưởng và đầu tư bất động sản

Với Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp vừa được Quốc hội thông qua, cơ chế tiền lương, thưởng và quyền lợi tại doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đã có sự thay đổi đáng kể, trao thêm quyền tự chủ cho doanh nghiệp.

Hà Nội ban hành quy định mới về phí quản lý, vận hành nhà chung cư Đề xuất quy định chi tiết về thuế VAT

Lần đầu tiên Việt Nam có quy định khung pháp lý về tài sản số, gồm tài sản mã hóa và tài sản ảo

Luật CNCNS đã lần đầu tiên đưa ra các chính sách khung chung và giao Chính phủ quy định chi tiết nhằm thúc đẩy phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) một cách bền vững, an toàn và có trách nhiệm, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Đề xuất quy định chi tiết về thuế VAT Theo quy định mới giá điện sẽ tăng ra sao?

Xăng, nước ngọt, điều hòa công suất lớn vào diện chịu thuế

Sáng ngày 14/6, với 94,98% đại biểu tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), bổ sung một số hàng hóa – dịch vụ vào diện chịu thuế.

Bỏ thuế khoán, thay đổi tất yếu nhưng nhiều thách thức Bộ Tài chính: Bỏ thuế khoán để xóa bỏ bất công nghiêm trọng giữa hộ kinh doanh kê khai so với hộ khoán

Thủ tướng yêu cầu tăng cường quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền

Thủ tướng vừa có công điện chỉ đạo phải tăng cường kiểm tra, giám sát việc phát hành và sử dụng hóa đơn điện tử, kiên quyết xử lý theo pháp luật đối với các hành vi vi phạm pháp luật về thuế, hóa đơn theo quy định pháp luật.

Bỏ thuế khoán, thay đổi tất yếu nhưng nhiều thách thức Bộ Tài chính: Bỏ thuế khoán để xóa bỏ bất công nghiêm trọng giữa hộ kinh doanh kê khai so với hộ khoán