Nhập khẩu tăng, xuất khẩu chưa có dấu hiệu cải thiện

Nửa đầu tháng 7, xuất khẩu của cả nước tiếp tục sụt giảm 12% so với kỳ liền kề và 11,4% so với cùng kỳ 2022; trong khi chiều nhập khẩu dù tăng 5,7% so với kỳ cuối tháng 6 song vẫn giảm tới 18,4% so với cùng kỳ năm trước.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Theo số liệu thống kê sơ bộ mới cập nhật từ Tổng cục Hải quan, trong kỳ 1 tháng 7/2023 (từ 1/7-15/7), tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 27,2 tỷ USD, giảm 4,1% so với kỳ cuối tháng 6.

Trong đó, xuất khẩu đạt 13,81 tỷ USD, giảm 12% so với kỳ 2 tháng 6 (giảm 1,9 tỷ USD). Chiều ngược lại, nhập khẩu ghi nhận giá trị 13,38, tăng 5,7% (khoảng 700 triệu USD).

Về xuất khẩu, trong kỳ có 4 nhóm hàng đạt kim ngạch xuất khẩu từ 1 tỷ USD trở lên gồm: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; điện thoại và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng; dệt may.

Chiều nhập khẩu, có hai nhóm hàng nhập khẩu đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên trong nửa đầu tháng 7 là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng.

Tổng hợp theo số liệu công bố định kỳ của Tổng cục Thống kê, Tổng cục Hải quan

Tổng hợp theo số liệu công bố định kỳ của Tổng cục Thống kê, Tổng cục Hải quan

Với kết quả trên, nửa đầu tháng 7, cả nước ghi nhận giá trị xuất siêu khoảng 430 triệu USD; đồng thời đưa cán cân thương mại lũy kế từ đầu năm thặng dư hơn 13,2 tỷ USD.

Lũy kế từ đầu năm đến giữa tháng 7, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt 343,65 tỷ USD, giảm gần 15% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, xuất khẩu đạt 178,45 tỷ USD, giảm 11,4% (22,95 tỷ USD); nhập khẩu đạt 165,20 giảm 18,4% (hơn 37 tỷ USD).

Theo Thời Đại

Đọc tiếp

Kim ngạch xuất khẩu tôm trong 10 tháng của năm 2023 giảm đến 24%

Xuất khẩu tôm đi Mỹ và Trung Quốc kỳ vọng khả quan 2 tháng cuối năm

Kim ngạch xuất khẩu tôm trong 10 tháng của năm 2023 giảm đến 24%. Dự kiến, nhu cầu tăng cao từ Mỹ và Trung Quốc trong 2 tháng cuối năm sẽ giúp xuất khẩu tôm sang 2 thị trường này vẫn tăng trưởng dương. Song, chưa thể giúp kim ngạch xuất khẩu tôm cả nước lấy lại đà tăng trưởng dương trong năm nay, cho dù mức sụt giảm có phần thu hẹp lại so với các tháng trước đó.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Nguyễn Quốc Hùng: Tính đến tháng 9/2023, tín dụng tiêu dùng của toàn hệ thống đạt khoảng 2.703 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 21,2% tổng dư nợ nền kinh tế.

Thu hồi nợ khó khăn, một số tổ chức tín dụng buộc phải cắt giảm danh mục cho vay tiêu dùng

Khách hàng cố tình không trả nợ, người trước khuyên người sau không trả nợ; các hội nhóm rủ nhau “bùng nợ” tràn lan trên mạng xã hội… làm cho hoạt động thu hồi nợ, đặc biệt là nợ tín dụng tiêu dùng của tổ chức tín dụng (TCTD) gặp rất nhiều khó khăn. Một số TCTD buộc phải chủ động cắt giảm danh mục cho vay tiêu dùng, tránh nợ xấu tiếp tục phát sinh.

Kế hoạch dự toán ngân sách năm 2023 và năm 2024, không còn nguồn nào để bố trí cho Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành

Tìm lời giải nguồn vốn để bố trí cho Dự án sân bay Long Thành

Theo Luật Đầu tư công, toàn bộ số vốn kế hoạch năm 2020, 2021 còn lại chưa giải ngân hết của Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành đã bị hủy dự toán. Kế hoạch dự toán ngân sách năm 2023 và năm 2024 cũng không còn nguồn nào dư ra để đáp ứng yêu cầu bố trí cho Dự án.

Chat với BizLIVE