"Ngóng" tín dụng mùa cao điểm thu hoạch lúa gạo Đông Xuân

Lĩnh vực xuất khẩu gạo, đa phần là những doanh nghiệp vừa và nhỏ ít vốn, nhưng cần một lượng tiền rất lớn để mua lúa gạo vào mùa cao điểm.

Cao điểm thu hoạch lúa, doanh nghiệp gạo lại … đói vốn


Là doanh nghiệp tham gia chuỗi liên kết sản xuất bao tiêu lúa gạo với các hợp tác xã, ông Nguyễn Chánh Trung – Phó tổng giám đốc Tập đoàn Tân Long cho biết, với doanh nghiệp tham gia chuỗi liên kết có bao tiêu, cái khó nhất của họ là khi vào mùa vụ thu mua lúa cần một lượng tiền rất lớn.

Cụ thể, năm 2017, Tân Long tham gia bao tiêu lúa gạo cho bà con, vào vụ thu hoạch có tiền mặt bà con mới giao lúa cho doanh nghiệp.

Nếu doanh nghiệp nhận 1.000 tấn lúa/ngày, phải cần từ 6 - 7 tỷ đồng, nếu nhận 2.000 - 3.000 tấn lúa/ngày, cần vài chục tỷ đồng. Qua đó cho thấy sự cấp bách của tiền mặt và vòng vốn một ngày là rất lớn. Chính vì vậy, kênh tài trợ của hệ thống ngân hàng cho các doanh nghiệp tham gia sâu vào chuỗi liên kết là rất cần thiết, vì đây mới là đóng góp sâu vào chuỗi giá trị lúa gạo bền vững của Đồng bằng sông Cửu Long.

“Đối với những doanh nghiệp đem lúa về và ra sản phẩm thì họ có thể xin vay bù đắp, ngân hàng đến đánh giá nguồn hàng. Khi nào chúng ta đa dạng hóa được nguồn vốn sẽ từng bước giải quyết được vấn đề”, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Tân Long nói.

Còn theo ông Bạch Ngọc Văn – Phó tổng giám đốc Tổng công ty Lương thực miền Nam - Công ty Cổ phần (Vinafood 2), sau đợt siết room tín dụng vào cuối năm 2022, đầu năm 2023 phía ngân hàng có mở ra nhưng chưa mở hết room, và hạn mức của các ngân hàng vẫn còn hạn chế về vốn, đặc biệt về phương thức giải ngân so với trước.

“Nếu Ngân hàng Nhà nước hay các ngân hàng thương mại hỗ trợ nông dân bằng việc mở rộng tín dụng và ưu tiên cho thu mua lúa gạo thì quá tốt”, Phó tổng giám đốc Vinafood 2 nói.

Quảng cáo

Vẫn theo ông Bạch Ngọc Văn, hiện nay, ngân hàng tuy có nới room tín dụng nhưng điều kiện giải ngân của họ khó khăn hơn trước nhiều.Chẳng hạn, khi ký hợp đồng tín dụng phía ngân hàng yêu cầu nhiều hồ sơ chứng từ nhiều hơn, như chứng từ đầu vào, thu mua và kiểm tra phía ngân hàng rất kỹ. Vấn đề này phía ngân hàng không sai tuy nhiên, đây cũng là một thủ tục tăng thêm so với trước đây.

Lãi suất vay là vấn đề rất quan trọng cần được quan tâm vì lãi suất vay hiện nay quá cao, dao động từ 9% đến 10% hoặc 11% tùy ngân hàng. Với mức vay này, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam so với các đối thủ các nước Thái Lan, Myanmar sẽ gặp rất nhiều khó khăn do giá thành gạo Việt Nam cao hơn.

Theo ông Văn, khó khăn lớn nhất đối với doanh nghiệp xuất khẩu gạo bây giờ là tỷ giá, bởi vì xuất khẩu gạo phụ thuộc vào tỷ giá và thời gian gần đây mức chênh lệch tỷ giá lên, xuống khá cao khiến doanh nghiệp không thể định hướng kinh doanh.

Phó tổng giám đốc Vinafood 2 cho biết chủ trương của nhà nước là phải thu mua hết lượng lúa hàng hóa cho người nông dân, để thực hiện được chủ trương này ngành lúa gạo rất cần một cơ chế lãi vay đặc biệt trong giai đoạn thu hoạch rộ lúa Đông Xuân, không cần chủ động việc giao vốn nhưng lãi vay mua tạm trữ lúa cho nông dân khi thu hoạch rộ nên được hưởng ưu đãi, tăng thời gian phải đáo hạn lên 6 tháng thay vì 3-4 tháng.

“Thời gian cho vay ngắn, khi bị áp lực trả nợ doanh nghiệp sẽ bán gạo bất cứ giá nào nên có độ rủi ro cao, sẽ tính vào giá thành, rồi quay lại mua lúa giá thấp như vậy sẽ không tốt cho nông dân. Vì vậy, chúng tôi chỉ đề xuất về cơ chế vốn vay và rất mong được lắng nghe”, Phó tổng giám đốc Vinafood 2 chia sẻ.

Khi nông dân không bán được hết lúa điều sẽ xảy ra?

Ông Văn đặt vấn đề, nếu doanh nghiệp không mua hết lúa cho nông dân nguồn lúa trên thị trường dư thừa, giá lúa sụt giảm mạnh là chuyện không thể tránh khỏi, như vậy cuộc sống của bà con sẽ gặp rất khó khăn và thiếu vốn đầu tư cho vụ lúa mới, vì họ không có nguồn thu nào ngoài cây lúa. Đồng thời cho rằng, hỗ trợ vốn vay trong giai đoạn thu hoạch rộ lúa Đông Xuân là rất cần thiết, không chỉ là nhiệm vụ với người nông dân Đồng bằng sông Cửu Long mà còn là trách nhiệm đối với an ninh lương thực quốc gia.

“Vấn đề muôn thuở của ngành lúa gạo là biên lợi nhuận mỏng, dù doanh nghiệp cố gắng tiết kiệm chi phí thế nào đi nữa cũng chỉ kéo giảm được vài trăm đồng/kg, trong khi biên độ thị trường đầu ra, đầu vào hoặc dự trữ lại bị hao hụt, hoặc bị biến chất thì biến động quá lớn so với chi phí sản xuất. Muốn tiết kiệm để kéo giảm chi phí thì lãi suất đầu vào cho ngành lúa gạo phải cạnh tranh và phải thấp.

Mặc dù đến thời điểm này mặt bằng giá lúa gạo ở Đồng bằng sông Cửu Cửu Long vẫn còn tốt nhưng đang trong xu hướng giảm giá. Nếu muốn ngăn chặn giá lúa giảm sâu cần có giải pháp, và giải pháp hiệu quả nhất là phải thu mua hết lúa cho người nông dân. Giá gạo 5% tấm thường đang giao dịch khoảng 450 USD/tấn, mức giá này vẫn chưa quá thấp nhưng có thể sẽ còn giảm thêm nữa”, ông Văn nhận định

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Thị trường 3

Chỉ số S&P 500 và Nasdaq nối dài chuỗi kỷ lục

Tại thị trường chứng khoán Phố Wall, chỉ số S&P 500 ghi nhận mức đóng cửa cao kỷ lục phiên thứ năm liên tiếp trong phiên 9/7, trong khi chỉ số Nasdaq đóng cửa ở mức cao kỷ lục phiên thứ sáu liên tiếp.

S&P 500 và Nasdaq đồng loạt tăng lên mức cao nhất mọi thời đại sau báo cáo CPI thấp hơn dự kiến Cổ phiếu Nvidia đảo chiều giúp chỉ số Nasdaq thoát khỏi sắc đỏ

Người mua chờ đợi điều gì từ nay đến cuối năm?

Cuối năm 2024, nhiều dự đoán tích cực về thị trường bất động sản đang tạo tâm lý phấn khởi cho người mua nhà. Song, việc “cân đo đong đếm” giữa các yếu tố khiến không ít người người “gác” chuyện mua nhà sang thời điểm cuối năm 2024.

Nhà đầu tư nước ngoài đổ vào thị trường bất động sản 2,47 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm Chung cư là phân khúc 'nóng' nhất thị trường bất động sản 6 tháng đầu năm

Việt Nam xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất vào Mỹ

Top 5 thị trường xuất khẩu hạt tiêu chủ lực có đến 4 thị trường tăng trưởng mạnh về khối lượng và trị giá, chỉ riêng thị trường Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất là giảm lượng nhập khẩu.

Thêm vụ nghi lừa đảo khi xuất khẩu hồ tiêu và nhân điều sang thị trường Dubai-UAE Diện tích ngày một giảm, đe dọa vị trí nước xuất khẩu hồ tiêu số 1 thế giới của Việt Nam

Nghịch lý ngành phân bón: Sản xuất dư thừa, nhập siêu vẫn tăng mạnh

Năng lực sản xuất ure của 4 nhà máy trong nước là: Phú Mỹ, Cà Mau, Ninh Bình và Hà Bắc khoảng 3 triệu tấn. Nhu cầu ure cho sản xuất nông nghiệp trong nước từ 1,6 – 1,8 triệu tấn/năm. Sản xuất dư thừa doanh nghiệp phải đẩy mạnh xuất khẩu để giảm tồn kho, trong khi đó nhập khẩu ure vẫn tăng.

Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau: Cung ứng tối đa nội địa, hướng mạnh xuất khẩu Phân bón Cà Mau ký hợp tác với Tập đoàn Yetak, đẩy mạnh thị phần tại Campuchia