"Ngấm đòn" lạm phát, "ông lớn" bán lẻ chuẩn bị cho một mùa kinh doanh ảm đạm

Dưới áp lực của sức mua giảm do ảnh hưởng của lạm phát, các doanh nghiệp bán lẻ đầu ngành điện máy, công nghệ như Thế Giới Di Động, FPT Retail, Digiworld, Petrosetco đều ghi nhận kết quả kinh doanh ảm đạm trong quý 4/2022 và những tháng đầu năm 2023.

Nhiều chuỗi bán lẻ công nghệ giảm giá mạnh các mặt hàng nhưng sức mua yếu (Ảnh minh họa)
Nhiều chuỗi bán lẻ công nghệ giảm giá mạnh các mặt hàng nhưng sức mua yếu (Ảnh minh họa)

Thông thường doanh số các mặt hàng công nghệ, điện máy tăng cao vào các tháng cuối năm và dịp Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, thị trường bán lẻ công nghệ thông tin và điện tử gia dụng (ICT & CE) gần đây lại chứng kiến doanh số bán hàng ảm đạm ngay trong giai đoạn cao điểm do sức ép của lạm phát khiến người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, hạn chế mua sắm.

Bối cảnh nhu cầu mua sắm các sản phẩm không thiết yếu sụt giảm cũng ngay lập tức phản ánh vào kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp bán lẻ đầu ngành điện máy, công nghệ như CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động (mã MWG), CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (FPT Retail, mã FRT), hay các công ty chuyên phân phối điện thoại, laptop như CTCP Thế giới số (Digiworld, mã DGW) và Tổng công ty cổ phần Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí (Petrosetco, mã PET).

Doanh thu giảm kéo lợi nhuận đi thụt lùi

Báo cáo kết quả kinh doanh tháng 1/2023 của Petrosetco công bố mới đây cho thấy doanh thu thuần trong tháng của doanh nghiệp chuyên phân phối điện thoại, laptop này giảm 26% so với cùng kỳ, đạt 1.210 tỷ đồng.

Trong tháng đầu năm, doanh thu hoạt động phân phối doanh thu hoạt động phân phối của Petrosetco giảm 28% so với cùng kỳ, đạt 1.056 tỷ đồng, trong đó doanh thu phân phối điện thoại di động tăng gần 45% lên 844 tỷ đồng nhưng các mảng laptop lại giảm tới 88%; thiết bị IT khác và hạt nhựa polypropylene, xơ sợi polyester và khí hóa lỏng (LPG) cũng lần lượt giảm hơn 50%.

Doanh thu giảm khiến lợi nhuận gộp của Petrosetco chỉ đạt 47 tỷ đồng, giảm gần 30% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế theo đó cũng chỉ đạt vỏn vẹn 2 tỷ đồng, giảm gần 94% so với tháng đầu năm ngoái.

Trước đó, kết quả kinh doanh quý 4/2022 của Petrosetco cũng sụt giảm mạnh dù đây là thời điểm ra mắt iPhone mới và là động lực hỗ trợ cho lợi nhuận cho các doanh nghiệp phân phối như Petrosetco. Cụ thể, trong quý 4 công ty ghi nhận doanh thu đạt 4.835 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 0,74 tỷ đồng, lần lượt giảm 20,9% và 99,5% so với cùng kỳ năm 2021.

doanh-thu-9771.png

Tương tự, sau 9 tháng đầu năm tăng trưởng dương, doanh thu và lợi nhuận của MWG bắt đầu ghi nhận sự sụt giảm đáng kể trong quý 4/2022 do sức mua các sản phẩm điện máy, điện thoại giảm mạnh. Theo đó, doanh thu thuần quý 4 của “ông lớn” bán lẻ này sụt giảm hơn 15% so với mức cao của cùng kỳ, xuống 30.588 tỷ đồng và lợi nhuận ròng giảm tới 60%, còn 619 tỷ đồng – mức thấp nhất trong vòng 5 năm gần đây.

Tình hình của FPT Retail cũng không khá hơn là bao khi doanh thu quý 4 đi ngang so với cùng kỳ nhưng lợi nhuận sau thuế lại giảm tới 72% so với mức kỷ lục của năm 2021, còn gần 97 tỷ đồng. Theo lý giải của FRT, trong kỳ doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều bất lợi do tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng trong đợt mở bán sản phẩm mới của Apple, sức mua mặt hàng ICT giảm mạnh do ảnh hưởng bởi yếu tố vĩ mô, chi phí tài chính liên tục tăng cao do lãi suất tăng và căng thẳng thị trường vốn... dẫn đến kết quả kinh doanh không đạt như kỳ vọng.

lnst-6570.png

Còn với Digiword, quý cuối năm 2022, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu thuần và lợi nhuận ròng giảm một nửa so với mức cao kỷ lục của cùng kỳ năm ngoái, lần lượt đạt 4,1 nghìn tỷ đồng (giảm 49% so với cùng kỳ) và 156 tỷ đồng (giảm 53%).

Quảng cáo

Đến thời điểm hiện tại, cả MWG, FRT, DGW đều chưa công bố kết quả kinh doanh hai tháng đầu năm. Tuy nhiên, với những khó khăn của thị trường đã bộc lộ từ cuối năm ngoái và tiếp tục kéo dài qua tết, dự báo kết quả kinh doanh quý 1 của các doanh nghiệp bán lẻ ICT và CE sẽ không mấy khả quan, đặc biệt là khi so với mức nền cao của cùng kỳ năm ngoái.

Tăng khuyến mại khi nhu cầu không có, đẩy hiệu quả đi xuống

Tại cuộc họp với nhà đầu tư hồi giữa tháng 2/2023, ông Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch Hội đồng quản trị MWG đưa ra nhận định những khó khăn hiện nay của các doanh nghiệp bán lẻ ICT và CE không phải là những khó khăn ngắn hạn, bởi nó xuất phát từ tình hình vĩ mô của thế giới chứ không phải là đơn lẻ của Việt Nam.

Trong bối cảnh đó, để giảm gánh nặng về chi phí, MWG đã quyết định đóng cửa toàn bộ chuỗi cửa hàng Bluetronics tại Campuchia trong quý 1/2023. Cùng với đó, công ty sẽ chủ động dọn dẹp, thu hẹp chuỗi AVASport và ngừng mở rộng chuỗi AVAKids, An Khang.

Đồng thời, từ cuối năm 2022, MWG đã thực hiện chiến lược phòng thủ bằng cách giảm mạnh hàng tồn kho (còn 25.696 tỷ đồng tại thời điểm 31/12/2022, giảm 12% so với cùng kỳ) - điều khác hẳn với thông lệ của công ty và cũng khác với những công ty khác trên thị trường.

“Các doanh nghiệp khác có thể tích trữ hàng tồn kho nhưng MWG nhận thấy thời của tồn kho giá rẻ đã qua rồi. Trước đây chi phí vốn giữ hàng tồn kho của MWG chỉ dưới 5% nhưng hiện nay chi phí này đã tăng lên trên 10% nên không có khái niệm giữ hàng tồn kho giá rẻ nữa”, ông Tài chia sẻ.

Theo ông Tài, việc kiểm soát hàng tồn kho là nhằm đảm bảo an toàn cho dòng tiền bởi hàng tồn kho bao gồm hai rủi ro. Rủi ro thứ nhất là chi phí tài chính lớn, thứ hai là hàng tồn kho của các doanh nghiệp nhiều tất yếu sẽ dẫn đến việc "đạp” giá, lúc đó hiệu quả kinh doanh sẽ suy giảm.

“Việc “xả” hàng tồn kho cũng không hề đơn giản bởi “xả” hàng tồn trong bối cảnh sức mua tăng lên thì đơn giản, tăng khuyến mãi mà người mua có nhu cầu thực thì cộng hưởng nhưng tăng khuyến mãi mà nhu cầu không có thì chỉ có đi ngang doanh thu và đẩy hiệu quả đi xuống. Đó cũng là một phần bài học chúng tôi học được chứ không phải cứ tăng khuyến mãi là doanh thu đi lên”, ông cho biết thêm.

Với sức mua sụt giảm trong bối cảnh lạm phát gia tăng, ông Tài cho rằng năm 2023 sẽ không phải là một năm thuận lợi cho ngành bán lẻ các mặt hàng không thiết yếu về sức mua, ít nhất là trong hai quý đầu năm.

Nhận định này của Chủ tịch MWG cũng có phần tương đồng với dự báo trong báo cáo về thị trường bán lẻ được SSI Research công bố hồi cuối tháng 1. Theo SSI Research, tình trạng ảm đạm của thị trường bán lẻ sẽ kéo dài ít nhất cho đến tháng 6/2023 do những khó khăn liên quan đến kinh tế vĩ mô, đặc biệt là áp lực lạm phát.

Trong nửa đầu năm 2023, SSI Research cho rằng giá điện, chi phí y tế và học phí sẽ tăng lên, thuế GTGT cũng tăng lên 10% kể từ ngày 1/1/2023. Những yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến sức mua của người tiêu dùng.

Với giả định lạm phát sẽ đạt đỉnh trong 6 tháng đầu năm 2023 và sau đó sẽ giảm tốc trong 6 tháng cuối năm, nhóm phân tích ước tính chi tiêu cho điện thoại và điện máy sẽ giảm 10% so với năm 2022.

Theo SSI Research, lạm phát gia tăng sẽ làm tăng chi phí cho các nhà bán lẻ, vì khó có thể chuyển phần chi phí tăng lên sang giá bán cho khách hàng. Trong khi đó, người tiêu dùng đang tìm kiếm các đợt giảm giá sâu và xu hướng mua hàng giá rẻ có thể kéo dài đến năm 2023.

Cũng theo chuyên gia của SSI, việc hợp nhất thị trường sẽ rõ ràng hơn trong thời kỳ suy thoái kinh tế. Các nền tảng thương mại điện tử thường giảm giá sâu, tạo ra tỷ suất lợi nhuận thấp. Trong bối cảnh chi phí tăng và nhu cầu yếu, các nhà bán lẻ trực tuyến có thể bị lỗ, do đó mất dần thị phần. Các nhà bán lẻ quy mô nhỏ không tiếp cận được tín dụng ngân hàng cũng có thể bị mất thị phần. Do đó, các nhà bán lẻ có dòng tiền ổn định có thể giành được thị phần.

Theo Lao động Công đoàn Sao chép

Cùng chuyên mục Bất động sản

Cân nhắc áp thuế chuyển nhượng bất động sản theo lãi thực

Hiện Bộ Tài chính đang nghiên cứu phương án tính thuế chuyển nhượng bất động sản theo lãi ròng thay vì thu trên toàn giá trị hợp đồng như hiện nay. Nếu được thông qua, mức thuế có thể lên tới 20% trên phần chênh lệch.

Chuyên gia Savills: Đánh thuế bất động sản thứ 2 sẽ tối ưu hóa được nguồn lực và giúp điều tiết thị trường Cơ quan giám sát của Quốc hội kiến nghị sớm đánh thuế bất động sản

Loạt dự án mở bán mới ở các huyện vùng ven kéo giảm giá nhà “triệu đô” ở Hà Nội

Quý đầu năm nay, các sản phẩm nhà ở thấp tầng đều ghi nhận mức giảm theo quý nhưng tăng theo năm. Cụ thể, giá biệt thự giảm 14% theo quý nhưng tăng gấp đôi theo năm, trung bình đạt 282 triệu đồng/m2. Giá nhà liền kề giảm 14% theo quý, tăng 24% theo năm, đạt 239 triệu đồng/m2 đất.

Chuyên gia lý giải nguồn cung bất động sản TP. Hồ Chí Minh "tắc nghẽn" Giới đầu tư bất động sản tìm về vùng ven TP.HCM “săn” đất nền

Giá biệt thự tại Hà Nội tăng 29% mỗi năm

Báo cáo thị trường bất động sản quý 1/2025, Savills Việt Nam cho biết, phân khúc biệt thự/nhà liền kề ghi nhận tín hiệu tích cực. Đặc biệt tại thị trường Hà Nội, giá biệt thự tăng trung bình 29% mỗi năm, liền kề tăng 22% mỗi năm...

Nỗi lo thuế quan thúc đẩy dòng tiền từ Mỹ đổ vào bất động sản châu Âu Giới đầu tư bất động sản tìm về vùng ven TP.HCM “săn” đất nền

Diễn biến trái chiều giá chung cư Hà Nội

Thị trường chung cư Hà Nội ghi nhận diễn biến trái chiều trên thị trường sơ cấp và thứ cấp. Trong khi thị trường sơ cấp vẫn duy trì đà tăng giá thì thị trường thứ cấp, giá đã chững lại và đi ngang. Tỉ lệ thanh khoản trên cả 2 thị trường này nhìn chung là

Giá chung cư Hà Nội đã tăng 50% chỉ sau 1 năm, xuất hiện dự án có giá bán từ 200 triệu đồng/m2 Tin vui: Giá chung cư Hà Nội và TP.HCM chững lại

Chuyên gia lý giải nguồn cung bất động sản TP. Hồ Chí Minh "tắc nghẽn"

Báo cáo của Savills Việt Nam về thị trường bất động sản TP.HCM trong Quý 1/2025 cho thấy sự sụt giảm đáng kể về nguồn cung mới. Theo đó, chỉ có khoảng 800 căn hộ được chào bán ra thị trường, giảm mạnh 70% so với quý trước.

VARS: Thị trường bất động sản Trung Trung Bộ phục hồi rõ rệt Bất động sản công nghiệp: Đích đến mới của các nhà thầu xây dựng?

Hà Nội lên kế hoạch rà soát trụ sở dôi dư, sử dụng không đúng mục đích

Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Trọng Đông vừa ký ban hành Kế hoạch số 113/KH – UBND ngày 23/4 về việc xử lý và tổ chức xử lý tài sản công là nhà, đất (trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp) không sử dụng hoặc sử dụng kém hiệu quả hoặc sử dụng không đúng mục đích.

Bất động sản công nghiệp: Đích đến mới của các nhà thầu xây dựng? TP. Hồ Chí Minh chấp thuận phá dỡ chung cư nguy hiểm 119B Tân Hoà Đông

Hà Nội giao đất đợt 2 cho Đầu tư DIA xây khu đô thị ở Đan Phượng

Ông Nguyễn Trọng Đông - Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội ngày 22/4 đã ký Quyết định số 2159/QĐ-UBND về việc giao 38.507m2 đất (đợt 2) tại các xã Tân Lập, Tân Hội, huyện Đan Phượng và xã Đức Giang huyện Hoài Đức cho Công ty cổ phần Đầu tư DIA để thực hiện dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị Nhịp sống mới - Sunshine Grand Capital.

Bất động sản công nghiệp: Đích đến mới của các nhà thầu xây dựng? TP. Hồ Chí Minh chấp thuận phá dỡ chung cư nguy hiểm 119B Tân Hoà Đông

Bất động sản công nghiệp: Đích đến mới của các nhà thầu xây dựng?

Với kinh nghiệm và thế mạnh thi công các dự án bất động sản và hạ tầng khu công nghiệp, các nhà thầu xây dựng đang tận dụng lợi thế để “lấn sân” sang đầu tư bất động sản, nhất là mảng bất động sản công nghiệp - vốn được đánh giá còn tiềm năng tăng trưởng.

Chủ tịch FECON: "Nhà thầu nội đủ năng lực tham gia làm đường sắt tốc độ cao" Coteccons, Fecon và 1 thành viên Liên danh Vietur trúng gói thầu nghìn tỷ tại “siêu dự án” cảng hàng không Long Thành

Tổ chức đấu giá quỹ đất vùng phụ cận ga đường sắt cao tốc Bắc - Nam 68 tỷ USD để phát triển đô thị

Nội dung này được đề cập tại Nghị quyết số 106/NQ-CP ngày 23/4/2025 về kế hoạch triển khai Nghị quyết số 172/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam mà Chính phủ vừa ban hành.

Thương mại Bắc Nam muốn xây khu dân cư hơn 1.120 tỷ đồng ở Thanh Hóa Dự án Đường sắt cao tốc Bắc Nam 70 tỷ USD rục rịch triển khai, doanh nghiệp nào trên sàn chứng khoán hưởng lợi?

Diễn biến trái chiều giá căn hộ tại Hà Nội

Trong 5 năm qua, giá bán sơ cấp trung bình tại Hà Nội tăng 22% theo năm. Trái ngược với xu hướng này, thị trường thứ cấp trong quý 1/2025 lại chứng kiến sự điều chỉnh giảm giá, trong khi đó giá sơ cấp tiếp tục neo ở mức cao.

Lựa chọn thông thái khi đầu tư căn hộ The Cosmopolitan tại Cổ Loa Dễ dàng sở hữu căn hộ cao cấp Newtown Diamond với loạt chính sách ưu đãi hấp dẫn

Hà Nội yêu cầu xử lý nghiêm các trường hợp lợi dụng thay đổi địa giới hành chính để lấn chiếm đất

Ngày 22/4, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký ban hành Công điện số 04/CĐ-UBND về việc tăng cường công tác quản lý, xử lý tình trạng lấn chiếm đất đai, ao hồ, đồng ruộng trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính.

Hà Nội tìm chủ đầu tư xây 2 dự án nhà ở xã hội hơn 16.000 tỷ đồng Thiếu hụt dòng tiền, chủ đầu tư dự án Cát Bà Amatina muốn vay Vinaconex thêm 300 tỷ đồng

Hà Nội tìm chủ đầu tư xây 2 dự án nhà ở xã hội hơn 16.000 tỷ đồng

Sở Xây dựng Hà Nội vừa Thông báo mời quan tâm 2 dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội trên địa bàn huyện Đông Anh (dự án xây dựng nhà ở xã hội Tiên Dương 1 và Tiên Dương 2).

Thủ tướng yêu cầu chuẩn bị tốt các nội dung để đàm phán với Hoa Kỳ Phục Hưng Holdings muốn "chuyển mình" sau giai đoạn khó khăn của ngành xây dựng