Doanh nghiệp thận trọng với áp lực lạm phát

Lạm phát được dự báo sẽ tăng trong năm 2023 nhưng vẫn trong tầm kiểm soát. Nhiều doanh nghiệp ghi nhận sự sụt giảm doanh thu, lợi nhuận kể từ quý 4/2022 và đặt mục tiêu thận trọng hơn trong năm 2023 khi sức mua không mấy khả quan.

Doanh nghiệp thận trọng với áp lực lạm phát

Áp lực lạm phát gia tăng, vẫn trong tầm kiểm soát

Đầu năm 2022, khi dịch COVID-19 dần được kiểm soát, kinh tế thế giới đã có sự phục hồi ngoạn mục. Tuy nhiên, sự phục hồi tăng trưởng quá nhanh đã đẩy các nền kinh tế hàng đầu thế giới rơi vào thời kỳ lạm phát cao nhất trong 40 năm qua, giá hàng hóa và dịch vụ liên tục leo thang khiến chi tiêu của người dân ngày càng bị thắt chặt.

Để kiềm chế lạm phát, trong năm 2022, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã 7 lần tăng lãi suất liên tiếp với tốc độ nhanh nhất kể từ năm 1980, đưa lãi suất liên bang từ mức gần 0% hồi tháng 3/2022 lên mức 4,25 - 4,5%, mức cao nhất kể từ tháng 1/2008. Điều này khiến kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại, thậm chí suy thoái nhẹ.

Đối với Việt Nam, mặc dù là một nền kinh tế có độ mở, tuy nhiên việc Fed tăng lãi suất tác động đến lạm phát của nước ta không lớn. Điều này thể hiện ở việc năm 2022 CPI bình quân của Việt Nam tăng 3,15% (cao hơn so với mức tăng 1,84% của năm 2021) song vẫn thấp hơn mức mục tiêu khoảng 4%. Lạm phát được kiểm soát ở mức thấp với mức tăng 3,15% so với năm 2021, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra.

Bước sang năm 2023, hai tháng đầu năm, lạm phát vẫn được kiểm soát ở mức phù hợp. So với cùng kỳ năm trước, CPI tháng 2/2023 tăng 4,31%, thấp hơn CPI tháng 1 (tăng 4,89%). Bình quân hai tháng đầu năm 2023, CPI tăng 4,6% so với cùng kỳ năm trước (chủ yếu do giá thực phẩm, đồ uống, xăng dầu tăng).

Nhưng trong bối cảnh kinh tế thế giới suy thoái cục bộ, lạm phát và tỷ giá còn diễn biến khó lường, nhằm ứng phó với các tác nhân trong và ngoài nước lên lạm phát, Chính phủ cũng đã phần nào nới lạm phát định hướng cho 2023 từ mức trần là 4% trong các năm liền trước lên mức 4,5%.

Nhận định của giới phân tích cũng cho rằng áp lực lạm phát tại Việt Nam sẽ gia tăng trong năm 2023 nhưng vẫn trong tầm kiểm soát.

Báo cáo của Công ty chứng khoán VNDirect cho biết, năm 2023, nhiều khả năng Chính phủ có thể xem xét tăng giá các dịch vụ thiết yếu như điện, y tế, giáo dục. Cụ thể, giá bán lẻ điện sẽ chịu áp lực điều chỉnh tăng vào năm 2023 do chi phí sản xuất tăng (giá quy đổi tăng, giá nguyên vật liệu đầu vào tăng như than, gas…).

Bên cạnh đó, sau thời gian tạm dừng tăng giá dịch vụ y tế, giáo dục do ảnh hưởng của dịch COVID-19, Chính phủ có thể xem xét tăng giá các dịch vụ này vào năm 2023. Đồng thời, lãi suất cao hơn sẽ làm tăng chi phí của các doanh nghiệp sản xuất, thương mại và logistics, từ đó gia tăng áp lực tăng giá đầu ra.

mau-be-va-mau-kem-toi-gian-ban-le-sang-trong-uu-dai-ve-du-lich-va-ky-nghi-bieu-ngu-1-9665.jpg

Về phía cầu, nhu cầu trong nước có thể sẽ giảm trong 6 tháng đầu năm nhưng được bù đắp một phần bởi du lịch quốc tế. Mới đây nhất, Trung Quốc đã đưa Việt Nam vào danh sách các nước thí điểm cho phép du lịch theo đoàn. Doanh số bán lẻ hàng hoá dịch vụ tiêu dùng được VNDirect dự báo sẽ tăng 8,5-9% so với cùng kỳ năm 2023, thấp hơn mức 19,8% so với cùng kỳ năm 2022.

Việc tăng lương cơ sở dự kiến có hiệu lực vào 1/7/2023 lên mức 1,8 triệu đồng/tháng, tương ứng với mức tăng 20,8%, điều này khiến lạm phát có xu hướng tăng do tâm lý tăng lương gắn với tăng giá hàng tiêu dùng của một bộ phận người kinh doanh tạp hoá, bán lẻ.

Do đó, VnDirect dự báo lạm phát tiêu đề trung bình của Việt Nam sẽ tăng lên 3,8% trong năm 2023, vẫn nằm trong mục tiêu kiểm soát lạm phát trung bình năm 2023 dưới 4,5% của Chính phủ. Các yếu tố hỗ trợ kiểm soát lạm phát là giá cả hàng hoá thế giới dự báo hạ nhiệt, Ngân hàng Nhà nước thực hiện chính sách tiền tệ và cung tiền thận trọng nhằm kiểm soát lạm phát.

Thống kê của Công ty chứng khoán Mirae Asset Việt Nam còn cho thấy, nhiều tổ chức tài chính thế giới dự báo tích cực về lạm phát năm 2023, hầu hết dự báo cho thấy lạm phát dưới mục tiêu của Chính phủ đề ra, duy nhất Standard Chartered đưa ra dự báo lạm phát sát ngưỡng 5,5% kéo theo trung bình dự phóng ở mức 4%, vẫn thấp hơn mục tiêu 4,5% của Chính phủ.

khong-tieu-de-8775.jpg
Quảng cáo

Bất động sản và trái phiếu chưa được khắc phục, người dân vẫn nghi ngại

Hiện nay, thị trường hàng hóa đang bước sang giai đoạn kém sôi động hơn, nhu cầu tiêu dùng sụt giảm do nhiều mặt hàng đã được mua sắm nhiều trong giai đoạn trước Tết, đồng thời, do người dân có xu hướng thắt chặt chi tiêu trước lo lắng về lạm phát, thu nhập không ổn định, đặc biệt, làn sóng cắt giảm nhân sự đã và sẽ diễn ra ở một số lĩnh vực như xuất khẩu, kinh doanh bất động sản…

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tháng 2, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ đạt 481.832 tỷ đồng, giảm 6% so với tháng trước (tháng Tết Nguyên đán), trong đó doanh thu của hầu hết các nhóm hàng đều giảm: Bán lẻ hàng hóa giảm 6,7%, dịch vụ lưu trú ăn uống giảm 3,2%, du lịch giảm 20,3%, dịch vụ khác giảm 2,6%. Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm trước, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tháng 2 tăng 13% so với cùng kỳ 2022, trong đó tăng cao nhất là nhóm du lịch tăng 94,7%, tiếp đến là nhóm dịch vụ lưu trú ăn uống tăng 27,3%, dịch vụ khác tăng 18,7%, doanh thu bán lẻ hàng hóa tăng 10,5%.

Đưa ra nhận định về xu hướng này, Công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho rằng doanh thu từ du lịch sẽ là điểm sáng duy nhất đối với Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trong năm nay do được hưởng lợi từ việc Trung Quốc mở cửa trở lại, trong khi doanh thu tiêu dùng sẽ gặp thách thức khi áp lực lạm phát lớn.

Chia sẻ với chúng tôi, ông Nguyễn Tú Anh, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp, Ban Kinh tế Trung ương đánh giá dù tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong 2 tháng đầu năm ước đạt 994.153 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2022 - có quy mô cao hơn và đang dần bắt kịp tốc độ tăng của cùng kỳ các năm trước khi xảy ra dịch bệnh COVID-19. Tuy vậy, con số này trong cả 2023 cũng khó có thể tăng mạnh mẽ trong bối cảnh có nhiều lo lắng về thị trường bất động sản và trái phiếu chưa được khắc phục.

“Sức mua phụ thuộc vào niềm tin của người dân vào triển vọng của kinh tế sắp tới. Nếu người ta cho rằng ảm đảm thì sẽ giảm chi tiêu. Trong khi đó, thị trường bất động sản và trái phiếu chưa được khắc phục dẫn đến suy giảm tăng trưởng, do đó người dân vẫn có những nghi ngại”, ông Tú Anh nói.

mau-be-va-mau-kem-toi-gian-ban-le-sang-trong-uu-dai-ve-du-lich-va-ky-nghi-bieu-ngu-6491.jpg

Cùng đưa ra nhận định, ông Vũ Vinh Phú, chuyên gia bán lẻ cho rằng, hiện nay sức mua của người dân bắt đầu hồi phục song vẫn còn yếu. Lạm phát tăng, thu nhập giảm khiến xu hướng tiêu dùng thay đổi. Vì vậy, mặc dù tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng lên song phần lớn trong số đó là yếu tố tăng giá do lạm phát.

Theo ông Phú, bên cạnh thách thức như lạm phát thì thị trường bán lẻ Việt Nam vẫn có cơ hội với thị trường nội địa gần 100 triệu dân rất tiềm năng, trong đó tiêu dùng của chúng ta chiếm 70% GDP. Các doanh nghiệp nước ngoài không ngừng mở rộng đầu tư. Các chính sách về thương mại sẽ cởi mở về vốn, cơ sở hạ tầng. Thêm nữa thương mại điện tử sẽ phát triển, cho nên hiệu quả của việc tiêu thụ hàng hóa cao hơn từ đó thị trường bán lẻ có triển vọng.

Doanh nghiệp dè dặt với mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận

Theo thống kê của chúng tôi, doanh nghiệp ở một số lĩnh vực như bán lẻ điện thoại, điện máy, máy tính đại diện là CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động (mã MWG), CTCP Thế giới số (Digiworld, mã DGW) ghi nhận doanh thu sụt giảm trong quý 4/2022. Lợi nhuận sau thuế của hầu hết các doanh nghiệp như Thế Giới Di Động, Digiworld, FPT Retail (mã FRT), Tổng công ty cổ phần Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí (Petrosetco, mã PET) cũng đều sụt giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2021.

Theo lý giải của FRT, trong kỳ doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều bất lợi do tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng trong đợt mở bán sản phẩm mới của Apple, sức mua mặt hàng ICT giảm mạnh do ảnh hưởng bởi yếu tố vĩ mô, chi phí tài chính liên tục tăng cao do lãi suất tăng và căng thẳng thị trường vốn...

lnst-6570.png

Ở mảng ô tô, báo cáo của Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) cho thấy doanh số bán hàng sụt giảm trong nhiều tháng kể từ tháng 10/2022, thậm chí thời điểm Tết Nguyên đán, toàn thị trường tiêu thụ hơn 21.000 xe, giảm 57%.

va2-9760.jpg

Mới đây, công ty phân phối ô tô lớn nhất Việt Nam - CTCP Dịch vụ tổng hợp Sài Gòn (Savico) lên kế hoạch lãi sau thuế khoảng 438 tỷ đồng năm 2023, giảm 148 tỷ đồng so với năm ngoái.

Theo Savico, lãi suất cho vay tăng cao và thiếu nguồn tín dụng từ quý cuối năm ngoái khiến doanh nghiệp và người tiêu dùng dừng hoặc chậm mua sắm. Ngoài ra, thị trường tài chính chứng khoán và bất động sản khó khăn dẫn đến động lực cho việc mua sắm ôtô không còn thuận lợi như trước.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Bất động sản

VARS: Thí điểm cho phép doanh nghiệp được mua đất không phải đất ở để làm dự án nhà ở là cơ chế đúng đắn

Việc này không chỉ tháo gỡ khó khăn về pháp lý cho các dự án nhà ở thương mại đang bị “kẹt” vì không có yếu tố đất ở mà còn tăng khả năng tiếp cận đất đai, khuyến khích nhà đầu tư phát triển dự án, góp phần hỗ trợ tăng nguồn cung nhà ở cho thị trường, theo VARS.

Novaland bổ nhiệm 2 Phó Tổng Giám đốc mới Thị trường bất động sản trong chu kỳ mới, chuyên gia tiết lộ thời điểm đất nền khởi sắc trở lại

DOJILAND - Từ “chàng tân binh” vươn lên dẫn đầu xu hướng nghệ thuật trong lĩnh vực bất động sản

Ngày 17/11/2024, Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản DOJILAND, thành viên của Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI tổ chức lễ kỷ niệm 10 năm thành lập và đón nhận bằng khen của Thủ tướng chính phủ vì đã có những đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hải Phòng.

Thách thức lớn nhất của FED dưới thời chính quyền Tổng thống Donald Trump là xác định lãi suất trung tính? Chuyên gia điểm tên nhóm cổ phiếu đang ở vùng "quá bán", kỳ vọng bật tăng sau khi thị trường tạo đáy

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu đề xuất biện pháp xử lý các dự án tồn đọng

Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh vừa ký Văn bản số 3766/UBND-ĐT ngày 14/11/2024 về việc triển khai thực hiện Công điện số 112/CĐ-TTg ngày 6/11/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công kéo dài; khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát.

Hàng nghìn tỷ đồng tồn kho của loạt "ông lớn" bất động sản: Doanh nghiệp nào "ôm" nhiều nhất? Giá nhà mới tại Trung Quốc giảm mạnh

Chung cư ven đô Hà Nội gần 100 triệu/m2, biệt thự lập đỉnh 1,4 tỷ đồng/m2, dòng tiền nhà đầu tư tìm đường thoát

Trong bối cảnh cả chung cư và biệt thự tại Hà Nội tăng nóng và chưa có dấu hiệu dừng lại dòng tiền của nhà đầu tư đang bị ùn ứ lâu ngày đang tìm đường thoát khỏi Hà Nội, đổ sang các thị trường mới.

Đấu giá đất tại huyện Hoài Đức “giảm nhiệt”, giá chốt lô đầu vẫn trên 100 triệu đồng/m2 Huyện vùng ven Hà Nội chốt ngày tổ chức đấu giá 24 lô đất, khởi điểm từ 3,8 triệu đồng/m2

Thị trường bất động sản trong chu kỳ mới, chuyên gia tiết lộ thời điểm đất nền khởi sắc trở lại

Các chuyên gia đều đồng tình cho rằng, từ quý II/2025, phân khúc đất nền đạt tốc độ thanh khoản tốt hơn, sôi động hơn. Thời điểm này được dự báo thị trường bất động sản bước vào giai đoạn khởi sắc.

Gần 3.900 doanh nghiệp bất động sản được thành lập mới trong 10 tháng năm 2024 Nhà đầu tư đổ tiền mua gom bất động sản vì lo sợ hàng loạt chính sách sẽ đẩy giá BĐS tăng

Hàng nghìn tỷ đồng tồn kho của loạt "ông lớn" bất động sản: Doanh nghiệp nào "ôm" nhiều nhất?

Tính đến 30/9/2024, lượng hàng tồn kho tiếp tục tăng và chủ yếu nằm ở nhóm doanh nghiệp bất động sản lớn. Thậm chí, một số doanh nghiệp có hàng tồn kho chiếm trên 50% tổng tài sản như Novaland, Nam Long, Khang Điền...

Giao dịch đất nền bất ngờ giảm trong quý 3, tồn kho gần 9.000 nền Tồn kho bất động sản gần 26.000 sản phẩm, tăng mạnh sau một quý và giá nhà vẫn tiếp tục tăng

Chuyên gia dự báo bất ngờ về thị trường đất nền phía Nam năm 2025

Từ quý 2 đến quý 4/2025, đất nền và biệt thự dự án sẽ có tốc độ tăng giá mạnh, thu hút đầu tư. Nhu cầu ở thực lẫn lợi suất cho thuê tốt. Đây cũng là thời điểm thị trường bất động sản bước vào chu kì khởi sắc.

Đất nền phía Nam bất ngờ tăng giao dịch gấp 2- 3 lần, giá cao nhất chạm mốc 140 triệu đồng mỗi m2 “Vượt qua” đất nền và chung cư, Condotel được tìm kiếm nhiều nhất ở Bà Rịa - Vũng Tàu

Tập đoàn DOJI đưa thương hiệu đẳng cấp quốc tế Sofitel đến Hải Phòng

Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI và Tập đoàn quản lý khách sạn hàng đầu thế giới Accor vừa ký kết Hợp đồng quản lý khách sạn Sofitel Diamond Crown Hai Phong, mang thương hiệu Sofitel cùng những trải nghiệm lưu trú sang trọng, đẳng cấp, mang đậm phong cách Ph

DOJI trúng thầu Dự án khu đô thị hơn 4.600 tỷ ở Thừa Thiên Huế Liên danh DOJI được chọn thực hiện dự án 4.600 tỷ đồng tại Huế

TP. Hồ Chí Minh yêu cầu tăng cường quản lý nhà chung cư

Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh vừa có ý kiến chỉ đạo về tăng cường thực hiện công tác quản lý, sử dụng nhà chung cư trên địa bàn Thành phố, theo Cổng thông tin điện tử UBND TP. Hồ Chí Minh.

Dự án chung cư 22 -24 Hàng Bài đủ điều kiện bán nhà Chính phủ yêu cầu hoàn thiện phương án xử lý đối với ngân hàng SCB ngay trong tháng 12

Dự án chung cư 22 -24 Hàng Bài đủ điều kiện bán nhà

Ông Nguyễn Minh Tấn, Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội mới đây đã có Văn bản số 8482/STNMT-ĐKTKĐĐ gửi các đơn vị liên quan về điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bán nhà ở, công trình xây dựng của chủ đầu tư để phục vụ công tác cấp Giấy chứng nhận cho người mua tại dự án đầu tư công trình hỗn hợp thương mại, văn phòng và nhà ở tại số 22-24 Hàng Bài và số 25+27 phố Hai Bà Trưng, phường Hàng Bài và phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm.

Sáng nay chính thức trình Quốc hội dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam hơn 67 tỷ USD Giá chung cư các tỉnh vùng ven TP. Hồ Chí tăng mạnh

Hà Nội phê duyệt kế hoạch sử dụng đất 2 tổ hợp nghìn tỷ ở quận Bắc Từ Liêm

Khu tổ hợp Phú Diễn (Ecity Phú Diễn) tại phường Phú Diễn và dự án Tổ hợp dịch vụ công cộng, thương mại kết hợp nhà ở cao cấp Tây Hồ Tây tại lô đất H4HH1 Khu đô thị Tây Hồ Tây vừa được duyệt bổ sung vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của UBND quận Bắc Từ Liêm.

Nhà phố Sun Group tại Hà Nam tạo sóng nhờ mức giá và chính sách bán hàng hấp dẫn Giá chung cư các tỉnh vùng ven TP. Hồ Chí tăng mạnh

Giá chung cư các tỉnh vùng ven TP. Hồ Chí tăng mạnh

Hiện giá căn hộ tại Bình Dương đang giao dịch từ 26-59 triệu đồng/m2; tại Bà Rịa-Vũng Tàu là từ 35-61 triệu đồng/m2; tại Đồng Nai từ 33 -41 triệu đồng/m2 và tại Long An là từ 21-29 triệu đồng/m2....

Nhà phố Sun Group tại Hà Nam tạo sóng nhờ mức giá và chính sách bán hàng hấp dẫn Sáng nay chính thức trình Quốc hội dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam hơn 67 tỷ USD

Nhà phố Sun Group tại Hà Nam tạo sóng nhờ mức giá và chính sách bán hàng hấp dẫn

Với giá đất trung bình chỉ từ 25-30 triệu đồng/m2, tích hợp vô vàn tiện ích, phân khu thấp tầng Kim Tiền tại Đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City vừa ra mắt đã đáp ứng trúng kỳ vọng của giới đầu tư miền Bắc.

“Chiết khấu khủng” cho khách mua sớm căn hộ tại Sun Urban City Hà Nam Chưa từng có trong lịch sử: 93% căn hộ Sun Group từ 1 tỷ đồng đã hết veo ngay khi mở bán