Kinh tế Việt Nam phục hồi từ “chìa khóa” Nghị quyết 128

“Việc Chính phủ ban hành Nghị quyết 128 là hết sức đúng đắn, kịp thời, phù hợp, có vai trò, ý nghĩa quyết định phục hồi nền kinh tế…”.

Trước khi có Nghị quyết 128, giai đoạn đầu và giữa năm 2021, khi dịch COVID-19 diễn ra rất căng thẳng, Việt Nam áp dụng những biện pháp mạnh như thông điệp “ai ở đâu, ở yên đó”, mỗi địa phương như một pháp đài, một cung đường hai điểm đến…

Giai đoạn căng thẳng đó ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi lĩnh vực của nền kinh tế; sản xuất đình trệ, giao thương đứt gãy. Báo cáo của Tổng cục Thống kê khi đó cho biết, trong 9 tháng năm 2021 có hơn 90.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Trong đó, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 45.100 doanh nghiệp, tăng 16,7% so với cùng kỳ năm trước; 32.400 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 17,4%; 12.800 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 5,9%. Tính trung bình một tháng, có đến 10.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Cùng với đó, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý 3/2021 ước tính giảm 6,17% so với cùng kỳ năm 2020. Đây là mức giảm sâu nhất kể từ khi Việt Nam tính và công bố GDP quý đến thời điểm đó.

Sau chiến lược ngoại giao vaccine, cả nước chung tay góp nguồn lực gây quỹ, chiến lược tiêm chủng thần tốc…, ngày 11/10/2021 Chính phủ ban hành Nghị quyết 128 về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19.

Những quyết định nêu trong Nghị quyết được triển khai thống nhất trên phạm vi toàn quốc đã góp phần quan trọng trong việc khôi phục sản xuất và thúc đẩy thị trường để tái thiết nền kinh tế sau giai đoạn dài giãn cách trên diện rộng.

50204c5e3dc0109a0379f9a0c544ccd1-5868.png GDP của Việt Nam đứt gãy kỷ lục trong quý 3/2021 - Nguồn: Tổng cục Thống kê

MỘT NĂM SAU NHÌN LẠI…

Hoạt động trong lĩnh vực sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp, ông Tô Ngọc Phương - Giám đốc Công ty Hanpo Vina nhớ lại, năm 2021 khi làn sóng COVID-19 lần thứ 4 bùng phát và kéo dài, doanh thu của doanh nghiệp đã sụt giảm nghiêm trọng. Bởi, quy định phòng chống dịch nghiêm ngặt khiến phải giảm 2/3 nhân sự, các đơn hàng xuất khẩu và nguồn cung nguyên liệu đều bị đứt gãy. Tuy vậy, ngay sau khi thực hiện Nghị quyết 128 doanh nghiệp đã bắt tay phục hồi sản xuất.

“Sau một năm ban hành Nghị quyết 128, dịch được kiểm soát, chúng tôi đã tăng được đơn hàng nhờ tìm kiếm thêm được khách hàng mới. Ngoài ra, các chi phí cho hoạt động phòng chống dịch COVID-19 trong nhà máy đã được cắt bỏ. Đặc biệt, nhân sự trong nhà máy đi làm đầy đủ và ổn định. Bây giờ, việc sản xuất nhà máy đã ổn định hơn. Các hoạt động trong nhà máy phần lớn đáp ứng được nhu cầu sản xuất, đáp ứng được đơn hàng của khách hàng”, ông Phương chia sẻ.

Quảng cáo

Đại diện cho Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam, bà Đỗ Thị Thúy Hương cho biết, trong 8 tháng đầu năm 2022, nhóm ngành điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tại Việt Nam đạt tăng trưởng 11,3%. Đây cũng là mức tăng trưởng cao nhất của nhóm ngành này so với cùng kỳ 3 năm gần đây. Để có kết quả này là nhờ các chính sách đúng đắn và kịp thời của Chính phủ, đặc biệt là Nghị quyết 128 đã cho các doanh nghiệp bình thường hóa trở lại từ tháng 10/2021 đến nay.

“Trong bối cảnh địa chính trị thế giới bất ổn và các nước láng giềng vẫn đang trong chính sách kiểm soát chặt chẽ COVID-19, thì Việt Nam sớm có những chính sách linh hoạt đối phó với dịch và các biến động của địa chính trị thế giới tận dụng các cơ hội mang lại cho Việt Nam. Vì vậy, những dòng vốn đầu tư có giá trị nhất trong điện tử đã kịp thời đổ vào Việt Nam, mang lại lợi thế của doanh nghiệp Việt Nam trong tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, cũng như có thêm nhiều cơ hội việc làm cho lao động ngành điện tử”, bà Hương nhấn mạnh.

Trong lĩnh vực du lịch, làn sóng dịch COVID-19 thứ tư đã tác động lớn đến hoạt động du lịch, nhiều đơn vị phải đóng cửa, nhân sự nghỉ việc. Theo ông Phạm Duy Nghĩa – Giám đốc Công ty cổ phần Dịch vụ đầu tư và du lịch Bàn Chân Việt (Vietfoot), Nghị quyết 128 ra đời được coi là “chìa khóa” để các doanh nghiệp du lịch và lữ hành được hoạt động trở lại, không chỉ với du lịch trong nước mà cả du lịch quốc tế.

“Khi mới ban hành và triển khai, dù có hơi lúng túng, song doanh nghiệp du lịch đã bắt đầu xây dựng nhiều phương án để đưa ngành du lịch nội địa trở lại trong điều kiện bình thường mới từ tháng 10/2021. Đến nay, lượng khách nội địa đã “về đích sớm”, vượt mục tiêu đề ra. Trong khi lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam dù chưa đạt như kỳ vọng song đã có nhiều tính hiệu tích cực”, ông Nghĩa nhìn nhận.

ddd4c8e324b4a01c72f112cbd3f5f68d-7937.png Nguồn: Tổng cục Thống kê

Ở góc nhìn vĩ mô, theo TS. Nguyễn Trí Hiếu - Chuyên gia kinh tế, việc chuyển hướng chiến lược phòng, chống dịch sang “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” đã có tác động tích cực tình hình đăng ký thành lập doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động. Tính chung 9 tháng năm 2022, cả nước có 163,3 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động, tăng 38,6% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân một tháng có 18,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động.

“Không chỉ tác động tích cực đến các doanh nghiệp, các quyết sách được đề ra tại Nghị quyết 128 đã góp phần làm dịch bệnh được kiểm soát ngày càng vững chắc hơn, kinh tế - xã hội phục hồi nhanh và phát triển trên tất cả các lĩnh vực, đạt nhiều kết quả tích cực. Thể hiện ở tốc độ tăng trưởng GDP trong năm 2022 luôn trong tình trạng quý sau cao hơn quý trước; 9 tháng đầu năm GDP tăng 8,83%, cao nhất trong 12 năm qua; lạm phát được kiềm chế, phấn đấu không vượt 4% cả năm theo Nghị quyết của Quốc hội” ông Hiếu nhận định.

Trên đà hồi phục của kinh tế, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực sau quá trình phục hồi đã duy trì được tốc độ tăng trưởng như thời điểm chưa phát sinh dịch bệnh, thậm chí còn tăng trưởng với tốc độ cao hơn. Đến nay, mọi mặt đời sống xã hội và phát triển kinh tế đã trở lại như thời điểm trước dịch và thậm chí còn mạnh mẽ hơn.

Theo TS. Hiếu, kết quả này là do bước ngoặt trong tư duy và cách thức tổ chức mới trong phòng chống COVID-19.

“Năm 2022, Việt Nam có thể đạt được tăng trưởng GDP ít nhất là 7,5%. Điều này khẳnh định, việc Chính phủ ban hành Nghị quyết 128 là hết sức đúng đắn, kịp thời, phù hợp, có vai trò, ý nghĩa quyết định với việc thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, mở cửa trở lại, phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội”, ông Hiếu nhấn mạnh.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Thị trường 3

Chỉ số S&P 500 và Nasdaq nối dài chuỗi kỷ lục

Tại thị trường chứng khoán Phố Wall, chỉ số S&P 500 ghi nhận mức đóng cửa cao kỷ lục phiên thứ năm liên tiếp trong phiên 9/7, trong khi chỉ số Nasdaq đóng cửa ở mức cao kỷ lục phiên thứ sáu liên tiếp.

S&P 500 và Nasdaq đồng loạt tăng lên mức cao nhất mọi thời đại sau báo cáo CPI thấp hơn dự kiến Cổ phiếu Nvidia đảo chiều giúp chỉ số Nasdaq thoát khỏi sắc đỏ

Người mua chờ đợi điều gì từ nay đến cuối năm?

Cuối năm 2024, nhiều dự đoán tích cực về thị trường bất động sản đang tạo tâm lý phấn khởi cho người mua nhà. Song, việc “cân đo đong đếm” giữa các yếu tố khiến không ít người người “gác” chuyện mua nhà sang thời điểm cuối năm 2024.

Nhà đầu tư nước ngoài đổ vào thị trường bất động sản 2,47 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm Chung cư là phân khúc 'nóng' nhất thị trường bất động sản 6 tháng đầu năm

Việt Nam xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất vào Mỹ

Top 5 thị trường xuất khẩu hạt tiêu chủ lực có đến 4 thị trường tăng trưởng mạnh về khối lượng và trị giá, chỉ riêng thị trường Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất là giảm lượng nhập khẩu.

Thêm vụ nghi lừa đảo khi xuất khẩu hồ tiêu và nhân điều sang thị trường Dubai-UAE Diện tích ngày một giảm, đe dọa vị trí nước xuất khẩu hồ tiêu số 1 thế giới của Việt Nam

Nghịch lý ngành phân bón: Sản xuất dư thừa, nhập siêu vẫn tăng mạnh

Năng lực sản xuất ure của 4 nhà máy trong nước là: Phú Mỹ, Cà Mau, Ninh Bình và Hà Bắc khoảng 3 triệu tấn. Nhu cầu ure cho sản xuất nông nghiệp trong nước từ 1,6 – 1,8 triệu tấn/năm. Sản xuất dư thừa doanh nghiệp phải đẩy mạnh xuất khẩu để giảm tồn kho, trong khi đó nhập khẩu ure vẫn tăng.

Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau: Cung ứng tối đa nội địa, hướng mạnh xuất khẩu Phân bón Cà Mau ký hợp tác với Tập đoàn Yetak, đẩy mạnh thị phần tại Campuchia