Kinh tế Anh tăng trưởng nhờ xây dựng nhà ở

Kinh tế Vương quốc Anh đã tăng 0,4% trong tháng Năm, cao hơn dự đoán nhờ hoạt động xây dựng nhà ở tăng mạnh.

Kinh tế Anh tăng trưởng nhờ xây dựng nhà ở
Biển báo giá nhà ở trên khu phố ở Oxford, Anh. Ảnh: AFP/TTXVN

Đây là dữ liệu chính thức vừa được Văn phòng Thống kê quốc gia Anh (ONS) công bố, mang đến động lực tích cực cho chính phủ mới của Thủ tướng Keir Starmer.

Trước đó, các nhà kinh tế ước tính kinh tế Anh trong tháng 5/2024 tăng trưởng 0,2%. Tuy nhiên, dữ liệu từ ONS cho thấy sản lượng kinh tế tăng trên diện rộng, với các ngành dịch vụ, sản xuất và xây dựng đều tăng trưởng, trong đó riêng ngành xây dựng tăng 1,9% trong tháng 5/2024 nhờ lực đẩy mạnh mẽ từ lĩnh vực nhà đất.

Trong ba tháng tính đến tháng 5/2024, nền kinh tế Anh đã tăng trưởng 0,9%, mức tăng ba tháng mạnh nhất kể từ giai đoạn cuối năm 2023 đến tháng 1/2022, và cao hơn mức dự báo 0,7%. Tháng trước, Ngân hàng trung ương Anh (BoE) dự báo nền kinh tế quốc gia sẽ tăng trưởng 0,5% trong quý II/2024.

Giám đốc Thống kê kinh tế của ONS Liz McKeown đánh giá nền kinh tế Anh tăng trưởng mạnh mẽ trong tháng 5/2024, với tất cả các lĩnh vực chính đều tăng trưởng. Đây là tháng tốt lành với nhiều nhà bán lẻ và bán buôn khi cả hai lĩnh vực đều phục hồi sau thời gian trì trệ.

Bộ trưởng Tài chính mới của Anh Rachel Reeves khẳng định thúc đẩy tăng trưởng kinh tế là sứ mệnh quốc gia mà chính phủ mới sẽ khẩn trương bắt tay vào thực hiện. Bà Reeves, nữ Bộ trưởng Tài chính đầu tiên của Anh, nêu rõ đây là thời điểm bắt đầu thập kỷ đổi mới quốc gia.

Theo kết quả khảo sát mới đây, chi tiêu tiêu dùng tại Anh đã giảm trong tháng 6/2024 do thời tiết xấu. Đây là một dấu hiệu nữa cho thấy đà tăng trưởng kinh tế chậm chạp của nước này.

Quảng cáo

Barclays cho biết, chi tiêu trên thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ của ngân hàng này đã giảm 0,6% trong tháng 6/2024 so với cùng kỳ năm ngoái, đánh dấu tháng giảm đầu tiên kể từ tháng 2/2021. Barclays cho rằng sự sụt giảm này là do thời tiết lạnh vào đầu tháng dù đang là mùa Hè.

Bà Karen Johnson, Giám đốc Bán lẻ tại Barclays, cho biết: "Một lần nữa, dữ liệu của chúng tôi cho thấy tác động không thể phủ nhận của tình trạng thời tiết bất thường đến chi tiêu của người tiêu dùng". Bà cho hay nhu cầu trì trệ vào đầu tháng Sáu thậm chí đã khiến một số thương hiệu thời trang phải điều chỉnh kế hoạch bán hàng của mình.

Tương tự, Hội đồng Bán lẻ Anh (BRC) cũng cho rằng thời tiết lạnh giá là nguyên nhân khiến doanh số bán hàng giảm 0,2% trong tháng Sáu so với cùng kỳ năm ngoái, sau khi tăng 0,7% vào tháng Năm.

Những số liệu này phù hợp với các dấu hiệu khác cho thấy kinh tế Anh đang tăng trưởng chậm lại, sau khi phục hồi trong quý đầu tiên từ đợt suy thoái vào nửa cuối năm 2023.

Barclays cho biết, chi tiêu tại các siêu thị đã giảm lần đầu tiên trong hai năm qua vào tháng trước, nhưng vẫn có những lý do để lạc quan. Ông Jack Meaning, nhà kinh tế trưởng của Barclays tại Anh, cho hay mặc dù dữ liệu của tháng 6/2024 yếu, nhưng triển vọng trong nửa cuối năm là lãi suất sẽ giảm, thu nhập thực tế tăng và niềm tin của người tiêu dùng và doanh nghiệp tăng, thúc đẩy họ chi tiêu và đầu tư nhiều hơn.

Công ty kiểm toán KPMG, nhà tài trợ cho cuộc khảo sát bán lẻ của BRC, cho biết môi trường kinh tế đang được cải thiện, nhưng nhiều nhà bán lẻ vẫn đang gặp khó khăn. Theo dữ liệu chính thức, doanh số bán lẻ, không bao gồm xăng dầu, vẫn thấp hơn một chút so với mức trước đại dịch.

Trước đó, kinh tế Vương quốc Anh thoát suy thoái nhờ đạt tốc độ tăng trưởng tốt hơn mong đợi trong quý I/2024, trong đó ngành dịch vụ và sản xuất ô tô đạt kết quả ấn tượng hơn cả.

Hiện Anh vẫn là một trong những quốc gia có tốc độ phục hồi kinh tế sau đại dịch chậm nhất trong Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7), chỉ xếp trên Đức.

Theo bnews.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh tế - Đầu tư

Tỷ lệ nội địa hóa của doanh nghiệp Việt Nam còn khá thấp

Tỷ lệ cung ứng nội địa của Việt Nam chỉ chiếm 41,9%, tuy nhiên, trong 41,9% này không chỉ đến từ doanh nghiệp Việt Nam mà có doanh nghiệp Nhật ở Việt Nam, hay những doanh nghiệp ở các nước lân cận. Tỷ lệ cung ứng nội địa đến từ các doanh nghiệp Việt Nam hiện chỉ chiếm 17,2%, khá thấp so với các nước trong khu vực.

Lần đầu tiên xuất khẩu nông, thủy sản của Nhật Bản giảm sau 4 năm

Ngày 2/8, Nhật Bản công bố giá trị xuất khẩu sản phẩm thực phẩm, nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản của nước này nửa đầu năm 2024 giảm 1,8% so với cùng kỳ năm ngoái, còn 701,3 tỷ yen (4,7 tỷ USD).

Thâm hụt thương mại của Nhật Bản giảm một nửa trong nửa đầu năm 2024 nhờ xuất khẩu tăng mạnh Nhật Bản 5 năm liên tiếp đứng đầu về nguồn vốn FDI vào Mỹ

Giá vàng chạm mức cao nhất hai tuần sau tín hiệu từ Fed

Tại châu Á, các thị trường vàng và dầu đều đi lên trong phiên giao dịch chiều 1/8, khi Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ Jerome Powell mở ra khả năng cắt giảm lãi suất vào tháng Chín.

Chuyển động thị trường: Giá vàng và dầu chạy ngược chiều trước cuộc họp của Fed Giá vàng có thể đạt đỉnh 2.600 USD một ounce trong 12 tháng tới

Olympic Paris 2024 - "mỏ vàng" kinh doanh cho các tập đoàn kinh tế lớn

Chủ tịch điều hành Samsung Electronics Lee Jae-yong đã gặp gỡ một số giám đốc điều hành của các công ty toàn cầu bên lề Olympic Paris 2024 để thảo luận về triển vọng mở rộng các mạng lưới của mình.

Hoa Sen hợp tác với tập đoàn năng lượng hàng đầu Singapore phát triển bền vững năng lượng sạch Các tập đoàn năng lượng châu Âu phát hiện thêm một mỏ dầu lớn

Cơ hội kinh tế lớn của thế giới trong thế kỷ 21

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho biết từ nay đến năm 2050, quá trình chuyển đổi toàn cầu sang nền kinh tế phát thải carbon thấp cần 3.000 tỷ USD/năm, cao hơn nhiều so với mức đầu tư hiện nay.

Giá nhập khẩu của nền kinh tế lớn thứ tư châu Á tăng trở lại Tỷ trọng GDP toàn cầu của G7 giảm 1,5 lần trong gần 3 thập kỷ, bị nhóm các nền kinh tế mới nổi bỏ xa

Goldman Sachs: Mỹ cần thúc đẩy mạnh mẽ nguồn cung dầu trong năm 2025

Ngày 25/7, tập đoàn tài chính Goldman Sachs cho rằng bất kỳ ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11/2024 sẽ cần thúc đẩy đáng kể nguồn cung dầu nội địa vào năm tới.

Châu Âu đối mặt với "cú sốc lớn" do thiếu nguồn cung dầu mỏ từ Nga Nguồn cung dầu thế giới gặp khó khi ngành khai thác nội địa Mỹ suy giảm mạnh

ADB: Khu vực châu Á và Thái Bình Dương sẽ tăng trưởng dương

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự đoán các nền kinh tế đang phát triển ở khu vực châu Á và Thái Bình Dương sẽ tăng trưởng dương trong các năm 2024 và 2025, với lạm phát ở mức vừa phải.

Kinh tế châu Âu tăng trưởng vững vàng bất ngờ bất chấp cú sốc năng lượng toàn cầu Trật tự mới của kinh tế châu Âu hậu khủng hoảng năng lượng toàn cầu

Chuyển động thị trường: Nhà đầu tư châu Á chờ các số liệu kinh tế chủ chốt của Mỹ

Giá vàng tăng trong phiên 24/7 tại châu Á, khi các nhà đầu tư chờ số liệu kinh tế của Mỹ, còn giá dầu chấm dứt ba phiên giảm liên tiếp. Trong khi đó, các thị trường chứng khoán chịu sức ép đi xuống.

Chuyển động thị trường: Giá vàng có thể sẽ tăng lên 2.700-3.000 USD/ounce Chuyển động thị trường: Chứng khoán Mỹ chấm dứt chuỗi phiên tăng cao kỷ lục

Vì sao không thí điểm giao tư nhân, doanh nghiệp nước ngoài làm điện gió?

Bộ Công Thương cho biết chưa giao tư nhân, nhà đầu tư nước ngoài thí điểm dự án điện gió ngoài khơi do chưa đánh giá hết được các vấn đề quốc phòng, an ninh và giá điện.

Bộ Công Thương "thúc" phát điện từ các nhà máy điện gió lên hệ thống 3 lần rao bán bất thành, Agribank hạ giá khoản nợ nghìn tỷ của chủ Nhà máy điện gió Phong điện 1