Hành vi của người tiêu dùng sẽ thay đổi ra sao trong năm 2023

Người tiêu dùng có thể sẽ không ngại chi tiêu vào năm 2023, nhưng nhiều khả năng họ sẽ kén chọn hơn nhiều trong việc mua sắm.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Hiểu được hành vi của người tiêu dùng là yếu tố quan trọng đối với chiến lược kinh doanh và phát triển thương hiệu, và năm 2023 sẽ là một năm đầy thách thức đối với những doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc nắm bắt tâm lý người tiêu dùng.

Không giống như những năm trước đó, năm 2023 sẽ là một “mớ hỗn độn các tín hiệu”, phản ánh một môi trường tiêu dùng độc đáo được dẫn dắt bởi các nhân tố đối lập: sự phấn khích khi đại dịch suy yếu, song lại bị kiềm chế bởi sự thận trọng khi đối mặt với bất ổn kinh tế.

Nhìn chung, người tiêu dùng có thể sẽ không ngại chi tiêu vào năm 2023, nhưng nhiều khả năng họ sẽ kén chọn hơn nhiều trong việc mua sắm.

Theo các chuyên gia, người tiêu dùng có xu hướng tìm kiếm ít hơn, trải nghiệm nhiều hơn, kết hợp tính lưu động kỹ thuật số của đại dịch với sự quen thuộc và gần gũi của giai đoạn trước COVID-19.

Dưới đây là một số dự đoán về sự thay đổi hành vi của người tiêu dùng trong năm tới.

Chi tiêu tăng dù kinh tế ảm đạm

Theo Khảo sát về chỉ số năng lượng tiêu dùng và bán lẻ tháng 7/2022 của Forrester, phần lớn người trưởng thành mua hàng trực tuyến ở Mỹ (64%), Vương quốc Anh (59%) và Pháp (55%) đang lo lắng về khả năng xảy ra suy thoái kinh tế.

Tuy nhiên, người tiêu dùng đã tiết kiệm đáng kể trong thời kỳ đại dịch và dòng tiền của các hộ gia đình sẽ tăng vào nửa cuối năm nay. Và mặc dù người tiêu dùng vẫn sẽ cho thấy sự thận trọng, tiền tiết kiệm nhiều hơn sẽ thúc đẩy họ chi tiêu mạnh tay hơn.

Những trải nghiệm kết hợp

Đại dịch buộc người tiêu dùng phải thử nghiệm những cách sống, mua sắm và tương tác mới. Hành vi sau đại dịch sẽ chứng kiến sự trở lại của những thói quen cũ nhưng theo cách tối ưu hóa trải nghiệm.

Chẳng hạn khán giả sẽ đổ xô quay lại rạp để xem “Avatar” phần mới trong khi đặt hàng bỏng ngô bằng mã QR. Vào năm 2023, người tiêu dùng sẽ kết hợp tính lưu động kỹ thuật số mới cùng những sự quen thuộc kiểu cũ.

Chất lượng thúc đẩy số lượng

Người tiêu dùng sẽ dung hòa sự thận trọng về tài chính với sự thôi thúc chi tiêu của họ bằng cách chọn lọc kỹ càng về những thương hiệu và trải nghiệm.

Mục tiêu của họ là thu được giá trị tối đa từ mỗi khoản chi (ví dụ: người tiêu dùng trở nên kén chọn hơn nhiều trong việc đăng ký tài khoản thuê bao truyền phát video trực tuyến của hãng nào để vừa mang lại đầy đủ các giá trị giải trí mà họ cần, vừa có mức phí hợp lý).

Vào năm 2023, người tiêu dùng sẽ liên tục sắp xếp các trải nghiệm, lựa chọn những trải nghiệm mang lại giá trị cao trong khi từ bỏ những trải nghiệm không mang lại giá trị cho họ.

Theo Bnews

Đọc tiếp

Ảnh minh hoạ

Sầu riêng quyết định mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành rau quả

Kim ngạch xuất khẩu rau quả trong quý I ước đạt 1,25 tỷ USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong quý đầu năm, sầu riêng và nhiều trái cây khác của Việt Nam chưa vào vụ nhưng kim ngạch xuất khẩu vẫn đạt và vượt 1 tỷ USD, cho thấy ngành rau quả có nhiều khả năng đạt mục tiêu xuất khẩu 6,5 tỷ USD trong năm nay.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Khu công nghiệp - ảnh minh họa

Tây Ninh sắp có thêm khu công nghiệp quy mô gần 500 ha

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 214/QĐ-TTg chấp thuận chủ trương dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp Hiệp Thạnh - giai đoạn 1, tại xã Hiệp Thạnh, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh.

Chat với BizLIVE