Giải phóng mặt bằng cao tốc Bắc - Nam vướng đền bù cây trồng, di dời cột điện

Công tác giải phóng mặt bằng cho dự án đường bộ trọng điểm quốc gia gặp nhiều vướng mắc tại Khánh Hoà, Phú Yên, Đồng Nai.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) có văn bản đề nghị UBND tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên đẩy nhanh tiến độ triển khai công tác giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 (giai đoạn 2) các đoạn Quy Nhơn - Chí Thạnh, Chí Thạnh - Vân Phong và Vân Phong - Nha Trang.

Với đoạn Vân Phong - Nha Trang, các phương án bồi thường, tái định cư đều chưa được chủ đầu tư phê duyệt. Nguyên nhân là UBND tỉnh Khánh Hoà chưa ban hành đơn giá bồi thường đất và cây trồng khi thu hồi đất.

Với 2 dự án thành phần Quy Nhơn - Chí Thạnh và Chí Thạnh - Vân Phong, tình trạng tương tự diễn ra. Lý do của việc chậm trễ còn đến từ một số diện tích thu hồi chưa có trong quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030, kế hoạch sử dụng đất năm 2022.

Tổng chiều dài cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2 trên tỉnh Khánh Hoà là 83,4 km đi qua địa phận của 4 huyện, thị xã.

mặt bằng
Giải phóng mặt bằng chưa hoàn thành khiến tiến độ dự án bị ảnh hưởng

Bộ GTVT nhận định việc chậm phê duyệt phương án bồi thường, tái định cư có nguy cơ không bảo đảm tiến độ bàn giao 70% diện tích mặt bằng của các gói thầu xây lắp khởi công trước ngày 20/11 và bàn giao toàn bộ diện tích còn lại trong quý 2/2023.

Vì vậy, Bộ đề nghị UBND 2 tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên sớm ban hành đơn giá bồi thường đất và cây trồng, đẩy nhanh công tác kiểm đếm, lập phương án bồi thường, tái định cư, xây dựng khu tái định cư, di dời hạ tầng kỹ thuật.

Công tác giải phóng mặt bằng cần triển khai theo từng đoạn, từng khu vực. Trong đó, ưu tiên các khu vực thuận lợi như đất công, đất nông nghiệp, khu vực dự kiến khởi công.

Mặt bằng thi công vướng cột điện

Với đoạn Phan Thiết - Dầu Giây thuộc dự án cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 1, công tác giải phóng mặt bằng vướng mắc bởi nhiều vị trí cột điện. Đến nay vẫn còn nhiều vị trí đường điện qua Đồng Nai chưa di dời hoàn thành.

Cụ thể, 14 vị trí cột điện trung thế, 10 vị trí đường viễn thông, 1 vị trí đường điện chiếu sáng, 20 vị trí đường điện dân sinh và 2 vị trí đường ống nước chưa được giải quyết.

Tỉnh Đồng Nai dự kiến hoàn thiện trong tháng 7 nhưng kéo dài đến nay và đặt lại cột mốc là đầu tháng 11.

Cũng ở cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây, thuộc địa phận tỉnh Bình Thuận, nhà thầu đón tin vui khi cột điện 500 kV bị vướng tại gói thầu XL02 vừa được di dời xong tạo thuận lợi cho việc thi công nước rút.

Sau khi việc di dời cột điện hoàn thành xong trong ngày 26/10, đại diện nhà thầu khẳng định tập trung nguồn lực triển khai để đảm bảo tiến độ thông xe kỹ thuật cuối tháng 12, đặc biệt trong điều kiện thời tiết đang thuận lợi như hiện nay.

Ban điều hành dự án cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây thông tin giá trị sản lượng đến đầu tháng 11 đạt 62,36% giá trị hợp đồng.

Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây có chiều dài hơn 99 km đi qua 2 tỉnh Bình Thuận, Đồng Nai. Tuyến đường này được khởi công vào cuối tháng 9/2020, dự kiến cuối năm 2022 thông xe kỹ thuật.

mặt bằng
Các nhà thầu khẳng định tập trung nguồn lực thi công khi được bàn giao mặt bằng sạch

Với cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết, đến cuối tháng 10 còn vướng 1 vị trí đường dây 500 kV. Tĩnh không đường dây hiện tại không đảm bảo thi công nền đường trong phạm vi khoảng 100 m dài, khiến tiến độ của gói thầu bị ảnh hưởng.

Trước đó ngày 15/9, Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) có văn bản đề nghị các địa phương chỉ đạo các huyện trực thuộc còn vướng cột điện, đường dây truyền tải điện nằm trong phạm vi công trường cao tốc đẩy nhanh công tác lựa chọn nhà thầu để thi công đồng bộ với tiến độ của dự án.

Hiện tại, cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết có sản lượng thi công 3.521 tỷ trên 6.065 tỷ đồng, đạt 58% giá trị xây lắp, chậm 1,79% so với tiến độ.

Cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết dài khoảng 100,1 km khởi công vào tháng 9/2020, dự kiến hoàn thành cuối năm 2022.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

Ảnh minh họa

Bất động sản công nghiệp miền Bắc tăng sức hút với các nhà đầu tư lớn

Sự tăng trưởng nhờ vào nền kinh tế vĩ mô, các chính sách liên quan, nhu cầu trong nước và những tiến bộ công nghệ đã giúp Hà Nội và 5 tỉnh trọng điểm miền Bắc tiếp tục giữ vị trí top 10 trung tâm thu hút dòng vốn FDI nhiều nhất Việt Nam, với lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 16,7 tỷ USD trong năm 2023.

Thông tin mới nhất về tuyến đường 14.000 tỉ đồng kết nối từ cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu

Thông tin mới nhất về tuyến đường 14.000 tỉ đồng kết nối từ cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu

Sau khi thống nhất đầu tư tuyến đường nối cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu mới đây dự án đang được hoàn tất các bước chuẩn bị để khởi công. Trong đó, với đoạn qua TP. Bà Rịa sẽ ban hành giá đất cụ thể để tiến hành đền bù ngay trong tháng 4/2024.

Việt Nam xuất siêu hơn 8 tỷ USD trong quý I/2024

Việt Nam xuất siêu hơn 8 tỷ USD trong quý I/2024

Quý I/2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 178,04 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 17%; nhập khẩu tăng 13,9%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 8,08 tỷ USD.

Ảnh minh họa

Đồng Nai ưu tiên thu hút các dự án xanh, phát triển bền vững

Đồng Nai là một trong những trung tâm phát triển công nghiệp mạnh của khu vực và đất nước. Phát triển mạnh sản xuất công nghiệp giúp Đồng Nai đạt được những thành quả lớn trên lĩnh vực kinh tế. Song, mặt trái của quá trình phát triển này đưa đến tình trạng ô nhiễm môi trường và phát triển thiếu bền vững.

Chat với BizLIVE