EVN trước bài toán khó, làm thế nào để tránh thua lỗ?

Có thời điểm chênh lệch chi phí đầu vào và giá bán ra của EVN khoảng 208-216 đồng/kWh, điều này khiến EVN thua lỗ. Các chi phí đầu vào cho sản xuất điện theo giá thị trường nhưng đầu ra, giá bán lẻ điện phải bình ổn.

evn-2755.jpeg
(Ảnh minh hoạ)

Phiên chất vấn tại Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sáng ngày 21/8, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã nhận được câu hỏi của các đại biểu xoay quanh việc điều hành giá điện, làm thế nào để Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tránh thua lỗ.

Theo ông Diên, ở góc độ quản lý nhà nước, Bộ Công Thương thực hiện 3 chức năng là quy hoạch, kế hoạch; cơ chế chính sách và thanh tra, kiểm tra. Trong tham mưu xây dựng cơ chế, nhất là chính sách giá điện, bộ tuân thủ đúng quy định pháp luật, như Luật Điện lực và Luật Giá.

Điện là một trong số mặt hàng bình ổn giá, chịu sự quản lý của Nhà nước. Vì thế, các chi phí đầu vào cho sản xuất điện theo thị trường, tức nguyên liệu như than, dầu, khí... được EVN mua từ các đơn vị cung ứng theo giá thị trường. Nhưng đầu ra là giá bán lẻ điện phải bình ổn. Điều này để tránh ảnh hưởng tới đời sống người dân, sản xuất, nhưng giá điện chưa theo thị trường cũng là lý do khiến ngành điện bị lỗ. "Có thời điểm chênh lệch chi phí đầu vào và giá bán ra của EVN khoảng 208-216 đồng/kWh", ông Diên nói.

Để tránh thua lỗ, Bộ trưởng Diên cho biết, Bộ Công Thương tham mưu Chính phủ sửa đổi Luật Điện lực và dự kiến trình Quốc hội tại kỳ họp vào tháng 10. Trong đó, dự thảo luật sẽ bổ sung quy định xóa bù chéo giữa các khách hàng sử dụng điện. Giá điện cũng được tính đúng, đủ, tính hết giá thành sản xuất điện, điều độ, vận hành... Các quy định để thị trường bán lẻ điện cạnh tranh vận hành tốt hơn cũng được bổ sung.

Quảng cáo

Cũng theo ông Diên, đầu tháng 8, Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia (A0) được chuyển từ EVN về Bộ Công Thương. Việc này bảo đảm minh bạch, công bằng trong điều độ, vận hành hệ thống giữa các đối tượng phát, sử dụng điện.

6 tháng đầu năm 2024, EVN đạt 154.046 tỷ đồng doanh thu, tăng 22% so với cùng kỳ năm trước. Giá vốn bán hàng là 145.518 tỷ đồng, do đó, EVN ghi nhận lợi nhuận gộp đạt 8.527 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ gộp gần 5.900 tỷ đồng.

Sau khi trừ đi các khoản chi phí, EVN lỗ sau thuế 1.890 tỷ đồng trong quý II/2024, trong khi cùng kỳ lỗ gần 12.511 tỷ đồng.

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2024, EVN ghi nhận doanh thu thuần đạt 282.908 tỷ đồng, tăng 23% so với cùng kỳ và lỗ sau thuế 8.098 tỷ đồng, cải thiện so với mức lỗ cùng kỳ, lỗ đến 29.107 tỷ đồng.

Trước đó, năm 2023, EVN lỗ sau thuế 26.772 tỷ đồng (hơn 1 tỷ USD), trong khi năm 2022 lỗ 20.747 tỷ đồng, riêng công ty mẹ lỗ gần 27.900 tỷ đồng.

Tính đến ngày 30/6/2024, lỗ lũy kế của EVN ở mức 52.016 tỷ đồng.

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

ĐHĐCĐ FECON: Lợi nhuận năm 2025 chủ yếu từ mảng bất động sản, tâm điểm là dự án Square City

Theo lãnh đạo FECON, trong cấu trúc lợi nhuận sau thuế 200 tỷ đồng đặt ra cho năm 2025, dự kiến khoảng 55 tỷ đồng sẽ đến từ mảng thi công, 145 tỷ đồng từ mảng đầu tư bất động sản.

FECON bổ nhiệm Tổng Giám đốc mới Coteccons, Fecon và 1 thành viên Liên danh Vietur trúng gói thầu nghìn tỷ tại “siêu dự án” cảng hàng không Long Thành

Tận hưởng “chuyến du hành xanh” mỗi ngày tại Vinhomes Wonder City

Tại đô thị của những trải nghiệm thời thượng Vinhomes Wonder City (Đan Phượng, Hà Nội), mỗi ngày của cư dân đều như một “chuyến du hành xanh” kỳ thú. Nơi đây, màu xanh hiện hữu từ vườn riêng sau nhà đến tổ hợp công viên, mặt nước rộng lớn, đi cùng các tiệ

ĐHĐCĐ Vinhomes: Kế hoạch lãi kỷ lục, Vinhomes Cần Giờ là động lực tăng trưởng doanh số trong 3 năm tới Chủ dự án Vinhomes Global Gate lãi trước thuế hơn 18.600 tỷ đồng trong quý I/2025

Imexpharm công bố kế hoạch tăng trưởng mạnh mẽ 2025

Tại đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, Imexpharm thông qua mục tiêu tổng doanh thu 2.981 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 493,5 tỷ đồng, lần lượt tăng 18,6% và 22,1% so với năm 2024, hướng đến trở thành một công ty dược hàng đầu châu Á.

R&D chiều sâu giúp Imexpharm mở rộng chuỗi cung ứng dược toàn cầu

ĐHCĐ Nam Long: Đã có đối tác đang đàm phán một phần dự án Izumi, mục tiêu lợi nhuận năm tăng 35%

Nam Long đang sở hữu hơn 681 ha quỹ đất sạch tại các khu vực kinh tế trọng điểm như TP. Hồ Chí Minh, Long An, Đồng Nai, Cần Thơ và một số địa phương mới. Công ty cũng khẳng định chiến lược vẫn sẽ đẩy mạnh các thương vụ M&A.

Nam Long lên kế hoạch lãi ròng năm 2025 vượt 700 tỷ đồng, tăng 35% Nam Long lãi sau thuế 110 tỷ đồng nhờ bàn giao các dự án trọng điểm

Ông Nguyễn Đức Tài khẳng định không rút lui đột ngột khỏi HĐQT, MWG vẫn tăng trưởng dù thị trường đi ngang

Ông Nguyễn Đức Tài cho biết sẽ có lộ trình chuyển giao bài bản để những lãnh đạo hiện tại có thể dẫn dắt MWG tiến về tương lai khi ông rút lui khỏi hội đồng quản trị.

Thế Giới Di Động bổ nhiệm Tổng Giám đốc mới Thế Giới Di Động báo lãi quý I hơn 1.500 tỷ đồng, chuỗi EraBlue "mang tiền tỷ về cho mẹ"

Đối mặt "cơn bão kép" lãnh đạo PNJ nói không tập trung lợi nhuận trước mắt, dành nguồn đầu tư dài hạn

Sự khan hiếm nguồn cung vàng nguyên liệu đầu vào và sự sụt giảm về sức mua của người tiêu dùng ở đầu ra được lãnh đạo PNJ nhận định sẽ tiếp tục là thách thức kép cho hoạt động kinh doanh của công ty trong năm nay.

Cổ phiếu PNJ xuống “đáy” hơn 1 năm bất chấp giá vàng lập đỉnh mọi thời đại, điều gì đang diễn ra? PNJ đặt kế hoạch lợi nhuận “đi lùi”

Chủ tịch Đỗ Anh Tuấn: “Chúng tôi không chạy theo phong trào, chỉ tham gia vào những lĩnh vực có năng lực cốt lõi và khả năng làm chủ cuộc chơi”

Ngày 26/4/2025, tại Đại hội đồng cổ đông thường niên, Sunshine Group (HNX: KSF) chính thức công bố tái cấu trúc toàn diện, đặt kế hoạch tăng trưởng kỷ lục gấp gần 20 lần năm 2024 và giữ vững định hướng phát triển 3 trụ cột chiến lược: Bất động sản – Công nghệ & AI – Công nghệ tài chính.

Sunshine Group công bố loạt dự án mới, chuẩn bị đưa ra thị trường 10.000 sản phẩm nhà ở Sunshine Group khởi động chuỗi hoạt động nghệ thuật hàng tuần đặc sắc dành cho "người dùng cuối"

Thế Giới Di Động báo lãi quý I hơn 1.500 tỷ đồng, chuỗi EraBlue "mang tiền tỷ về cho mẹ"

Quý I/2025, Thế Giới Di Động đạt doanh thu 36.135 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 1.548 tỷ đồng, tăng lần lượt 15% và 71% so với cùng kỳ, thực hiện được 24% kế hoạch doanh thu và 32% mục tiêu lợi nhuận cả năm.

Doanh số chuỗi điện thoại, điện máy của MWG tăng 32% dù giảm hơn 200 cửa hàng Nhận định khó khăn, MWG vẫn kiên định với mục tiêu doanh thu 150.000 tỷ đồng, lợi nhuận 4.850 tỷ đồng

Chủ tịch HĐQT FPT Retail: “Trung tâm tiêm chủng Long Châu không cạnh tranh bằng cách giành khách công ty khác”

Tỷ lệ bao phủ vaccine tại Việt Nam khoảng 4% dân số, trong khi một số quốc gia láng giềng thậm chí lên đến 30-40%. Bà Nguyễn Bạch Điệp, Chủ tịch HĐQT FRT cho biết, FRT không cạnh tranh bằng cách giành khách từ công ty khác mà tăng nhận thức của người dân,

FPT Retail đặt mục tiêu lợi nhuận cao kỷ lục, dự kiến chia cổ tức 25% Lộ diện đối tác "vừa có tiền, vừa có kinh nghiệm" của FPT Retail, dự kiến mua 13% chuỗi Long Châu