Đứng trên nền cao, Việt Nam vẫn chắc chắn đạt mục tiêu GDP tăng 6,5% năm tới?

Một số chuyên gia tin tưởng mục tiêu tăng trưởng GDP năm tới với 6,5% là khả thi, là "chắc chắn", dù nhiều thách thức bên ngoài nổi lên...

Nhiều chuyên gia lạc quan với mục tiêu tăng trưởng GDP đạt 6,5% năm 2023 mà Quốc hội vừa thông qua, dù đứng trên nền cao của mức tăng dự kiến 8% năm nay.

"Chắc chắn đạt được", nhưng...

Khẳng định mục tiêu tăng trưởng GDP 6,5% trong năm 2022 chắc chắn sẽ đạt được, theo TS. Nguyễn Quốc Việt, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR), khả năng năm nay, GDP tăng khoảng 8%, trong khi nhiều định chế tài chính quốc tế cho rằng, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm nay còn cao hơn.

Tuy vậy, mức tăng trưởng này cũng tạo áp lực cho năm tới, bởi tốc độ tăng trưởng GDP năm sau đứng ở mức nền cao.

Trong bối cảnh đó, xung đột ở Ukraine vẫn leo thang và kéo dài, tiếp tục tạo khó khăn đối với kinh tế toàn cầu, đặc biệt với chuỗi cung ứng và vấn đề năng lượng.

“Các đối tác kinh tế, thương mại, đầu tư hàng đầu của Việt Nam chịu tác động tiêu cực từ cuộc chiến này đang phải đối phó với suy giảm kinh tế, đặc biệt là phải “căng mình” chống đỡ với lạm phát, nên nhu cầu chi tiêu của người dân, đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp suy giảm, khiến việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài và duy trì tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu của Việt Nam không còn thuận lợi”, TS. Nguyễn Quốc Việt nhìn nhận.

Còn theo đánh giá của PGS.TS. Nguyễn Anh Thu, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, với mức tăng trưởng ấn tượng trong quý 3 là hơn 13%, nhiều tổ chức quốc tế đều rất lạc quan về tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2022 và dự báo năm 2023 sẽ trên mức 6,5%.

Đặc biệt, một số tổ chức quốc tế đánh giá việt Nam là một trong những quốc gia có chỉ số về mặt phục hồi rất cao trên thế giới, mức độ tín nhiệm quốc gia trong dài hạn là rất tốt. Điều này cho thấy, Việt Nam đã có những chính sách linh hoạt phù hợp với bối cảnh tình hình mới và cộng đồng doanh nghiệp trong nước đã có những nỗ lực để chống chịu và phục hồi sau đại dịch.

Tuy vậy, để có mức tăng trưởng hơn 6,5% trong năm 2023, ông Thu cho rằng có nhiều vấn đề phải giải quyết.

“Dù vẫn ở mức thấp nhưng lạm phát vẫn đang chịu nhiều áp lực và năm 2023 vẫn bài toán cần phải xử lý. Ngoài ra, sự phục hồi các ngành trong nền kinh tế không đồng đều, ngành dịch vụ là chưa phục hồi hoàn toàn, đứt gãy chuỗi cung ứng trong các ngành sản xuất… đều là những bài toán khó trong quá trình phục hồi và phát triển kinh tế”, PGS.TS. Nguyễn Anh Thu nhìn nhận.

Báo cáo các thách thức lớn nhất của doanh nghiệp các tháng cuối năm 2022 và của đầu năm 2023 của Ban nghiên cứu phát triển Kinh tế tư nhân (Ban IV) vừa gửi lên Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng cho thấy, doanh nghiệp ở hầu hết các ngành hàng đều nhận định rằng, hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu trong nửa cuối quý 4/2022 và đầu năm 2023 sẽ gặp rất nhiều khó khăn so với kết quả quý 3/2022.

Về cơ hội thị trường, đơn hàng cho năm 2023 với nhiều ngành xuất khẩu chủ lực đều sụt giảm nghiêm trọng, đặc biệt với các ngành dệt may, da giày, nội thất, nhôm công nghiệp, sắt thép, xi măng... Nhiều doanh nghiệp đã phải cắt giảm nhân công, giảm quy mô sản xuất trong các tháng cuối năm 2022.

“Sự sụt giảm đơn hàng chủ yếu đến từ hai yếu tố gồm chính sách thắt chặt tiền tệ để chống lạm phát và nguy cơ suy thoái kinh tế tại nhiều quốc gia châu Âu, Mỹ cũng như toàn cầu khiến cầu tiêu dùng và đầu tư giảm mạnh; và xu hướng ngày càng gia tăng tần suất các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng hóa của Việt Nam, đặc biệt từ phía Mỹ, khiến nhiều doanh nghiệp Việt Nam bị động và gặp nhiều bất lợi trong tiếp cận thị trường”, bà Phạm Thị Ngọc Thủy, Giám đốc thường trực Văn phòng Ban IV lý giải.

Quảng cáo

Bên cạnh đó, chi phí đầu vào cho sản xuất xuất khẩu tại Việt Nam ở mức cao và có xu hướng tiếp tục gia tăng, làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp tại các thị trường quốc tế.

Điểm tựa thị trường 100 triệu dân

Dù đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, PGS.TS. Nguyễn Anh Thu cho rằng, việc ứng phó với COVID-19 chính là bài học để Việt Nam có thể ứng phó với các vấn đề khác trong tương lai.

“Các chính sách của Chính phủ đã phát huy tác dụng như chương trình hỗ trợ cho doanh nghiệp cho người dân hay những chính sách thúc đẩy đầu tư trong bối cảnh dịch COVID-19. Đặc biệt, trong thời điểm hiện nay khi chúng ta có những khó khăn kép như khủng hoảng năng lượng, tăng lạm phát thì Chính phủ Việt Nam đã có những chính điều hành linh hoạt, đảm bảo được các chỉ số kinh tế vĩ mô”, PGS.TS. Nguyễn Anh Thu nhìn nhận.

Về chính sách cụ thể, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, dự kiến, cuối năm 2022 và đầu năm 2023, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vẫn tiếp tục tăng lãi suất đồng USD. Vì vậy, thời gian tới, trọng tâm vẫn là chính sách tiền tệ và tài khóa để ổn định kinh tế vĩ mô để cộng đồng doanh nghiệp yên tâm đẩy mạnh sản xuất kinh doanh.

“Ngoài ra, các bộ ngành phải giải quyết được vấn liên quan đến chuỗi cung ứng nguồn nguyên liệu đầu vào hay các gói hỗ trợ của Chính phủ cần được đẩy mạnh để đến được doanh nghiệp là điểm quan trọng để giữ được đà tăng trưởng trong năm 2023”, PGS.TS. Nguyễn Anh Thu nêu góc nhìn.

Để khắc phục phần nào các khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu, đặc biệt để giảm sự bị động về tín hiệu thị trường, Ban IV đã đề xuất Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Công Thương phối hợp với các bộ chuyên ngành cung cấp thường kỳ các thông tin cập nhật về biến động và xu hướng của các thị trường xuất/nhập khẩu lớn, kèm theo các đánh giá về cơ hội, thách thức để doanh nghiệp có các kế hoạch thích ứng phù hợp.

“Cần khẩn trương tiến hành các cuộc bàn tròn công – tư nhằm phân tích các giải pháp tối ưu thị trường, tìm kiếm thị trường thay thế hoặc bổ sung trong bối cảnh một số thị trường truyền thống của cả nhập khẩu, xuất khẩu đều gặp rất nhiều khó khăn. Trong quá trình này, còn cần chú trọng phân tích các xu hướng và yêu cầu mới sẽ phát sinh ở các thị trường, đặc biệt xu hướng thiết lập các hàng rào kĩ thuật gắn với mục tiêu xanh hóa, giảm phát thải do các liên minh xanh đang thúc đẩy trên phạm vi toàn thế giới”, bà Phạm Thị Ngọc Thủy khuyến nghị.

Nhìn nhận về những dư địa cho tăng trưởng, ông Hoàng Văn Cường, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, chính sách kiểm soát vĩ mô của Chính phủ đã và đang phát huy hiệu quả, đầu tư công có khả năng phục hồi mạnh trong năm tới, giải ngân đầu tư hạ tầng của gói phục hồi chủ yếu tập trung trong năm 2023, lạm phát trong phạm vi an toàn, du lịch và tiêu dùng tiếp tục phục hồi tốt...

“Thị trường trong nước rất lớn 100 triệu dân với sức tiêu thụ lớn. Nếu chúng ta tiếp cận được thị trường đó, thì chúng ta sẽ phục hồi tốt. Dù thế giới biến động như thế nào thì chúng ta có thể dựa vào thị trường 100 triệu dân là trụ đỡ để phát triển”, ông Hoàng Văn Cường nêu rõ.

Ngoài ra, Việt Nam có mối quan hệ quốc tế khá là bền vững, kể cả trong giai đoạn đại dịch khi chuỗi cũng ứng, chuỗi phân phối hàng hóa đứt gẫy thì hoạt động sản xuất kinh doanh và xuất khẩu vẫn chiếm vị trí khá tốt chúng ta tiếp cận thị trường thế giới rất đa dạng.

“Các sản phẩm xuất khẩu là phần lớn là sản phẩm của hàng tiêu dùng sẽ có nhiều thuận lợi hơn, khi thị trường thế giới có khủng hoảng có thu hẹp thì hàng tiêu dùng bị hẹp chứ không bị chấm dứt hoàn toàn. Nếu chúng ta tìm kiếm các thị trường ngách thì chúng ta có thể tiêu thụ tốt hơn thị trường truyền thống”, ông Hoàng Văn Cường lý giải.

Tuy vậy, trong bối cảnh thế giới đang rơi vào cuộc khủng hoảng, đặc biệt là lạm phát cao thì trong nước đang giữ được ổn định kinh tế vĩ mô, lạm phát kiểm soát, tỷ giá ổn định… là điều rất quan trọng.

“Đây là môi trường tốt để cộng đồng doanh nghiệp yên tâm sản xuất kinh doanh và khi đó nội lực sản xuất tốt thì sẽ là yếu tố tạo ra được sự chống chọi với tác động kinh tế bên ngoài", ông Cường kỳ vọng.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Thị trường

Người mua chờ đợi điều gì từ nay đến cuối năm?

Cuối năm 2024, nhiều dự đoán tích cực về thị trường bất động sản đang tạo tâm lý phấn khởi cho người mua nhà. Song, việc “cân đo đong đếm” giữa các yếu tố khiến không ít người người “gác” chuyện mua nhà sang thời điểm cuối năm 2024.

Nhà đầu tư nước ngoài đổ vào thị trường bất động sản 2,47 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm Chung cư là phân khúc 'nóng' nhất thị trường bất động sản 6 tháng đầu năm

Việt Nam xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất vào Mỹ

Top 5 thị trường xuất khẩu hạt tiêu chủ lực có đến 4 thị trường tăng trưởng mạnh về khối lượng và trị giá, chỉ riêng thị trường Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất là giảm lượng nhập khẩu.

Thêm vụ nghi lừa đảo khi xuất khẩu hồ tiêu và nhân điều sang thị trường Dubai-UAE Diện tích ngày một giảm, đe dọa vị trí nước xuất khẩu hồ tiêu số 1 thế giới của Việt Nam

Nghịch lý ngành phân bón: Sản xuất dư thừa, nhập siêu vẫn tăng mạnh

Năng lực sản xuất ure của 4 nhà máy trong nước là: Phú Mỹ, Cà Mau, Ninh Bình và Hà Bắc khoảng 3 triệu tấn. Nhu cầu ure cho sản xuất nông nghiệp trong nước từ 1,6 – 1,8 triệu tấn/năm. Sản xuất dư thừa doanh nghiệp phải đẩy mạnh xuất khẩu để giảm tồn kho, trong khi đó nhập khẩu ure vẫn tăng.

Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau: Cung ứng tối đa nội địa, hướng mạnh xuất khẩu Phân bón Cà Mau ký hợp tác với Tập đoàn Yetak, đẩy mạnh thị phần tại Campuchia

Xuất khẩu cà phê đã mang về hơn 3 tỷ USD sau nửa năm

Tính đến giữa tháng 6, xuất khẩu cà phê đạt 862.426 tấn, mang về hơn 3 tỷ USD, giảm gần 8% về khối lượng nhưng tăng gần 39% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái, nhờ giá bình quân xuất khẩu tăng đến 41%. Trong số 5 thị trường chính thì Đức là quốc gia nhập khẩu số 1 cà phê Việt Nam.

Khối lượng xuất khẩu cà phê của VN sẽ bị tác động trực tiếp khi EUDR chính thức áp dụng Xuất khẩu cà phê sẽ gặp khó khăn tại thị trường EU trong năm 2023

Nghi vấn “rút ruột” hàng hóa tại cảng Cát Lái: Tân Cảng Sài Gòn, VPSA và các doanh nghiệp sẽ điều tra đến cùng

Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam (VPSA), một số doanh nghiệp liên quan và đại diện Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn vừa có buổi làm việc tại Văn phòng VPSA, về tình trạng thiếu hụt hàng hóa trong quá trình xuất khẩu hồ tiêu và cà phê.

Golive phần mềm tham quan thực tế ảo VR360 cảng Tân Cảng Cát Lái từ độ cao 1000m Cảng cạn Tân Cảng Mộc Bài – giải pháp đem cảng tới gần khách hàng

Khác biệt trong cách nhập khẩu gạo của Trung Quốc

Trung Quốc là thị trường mua gạo lớn của Việt Nam, nhiều năm liền đất nước 1,4 tỷ dân này luôn đứng vị trí nước nhập khẩu gạo lớn thứ 2 (sau Philippines). Song, 5 tháng đầu năm nay, xuất khẩu gạo vào Trung Quốc giảm đến 67,83% về lượng và 67,28% về kim ngạch.

Khác biệt trong cách nhập khẩu gạo của Trung Quốc

Trung Quốc là thị trường mua gạo lớn của Việt Nam, nhiều năm liền đất nước 1,4 tỷ dân này luôn đứng vị trí nước nhập khẩu gạo lớn thứ 2 (sau Philippines). Song, 5 tháng đầu năm nay, xuất khẩu gạo vào Trung Quốc giảm đến 67,83% về lượng và 67,28% về kim ngạch.

Nguyên nhân nào khiến xuất khẩu gạo sang Trung Quốc giảm mạnh? Lệnh cấm xuất khẩu gạo của các nước khiến giá lúa, gạo tăng “thẳng đứng”

Cổ phiếu thép “nổi sóng” sau động thái mới của Bộ Công Thương liên quan đến các vụ kiện bán phá giá thép mạ và HRC

Phiên ngày 17/6, các cổ phiếu ngành thép đi ngược thị trường, thậm chí cổ phiếu HSG còn tăng kịch biên độ lên mức đỉnh hai năm sau thông tin Bộ Công Thương quyết định điều tra chống bán phá giá một số sản phẩm thép mạ có xuất xứ Trung Quốc và Hàn Quốc.