Dự báo NHTW thế giới không ngừng nâng lãi suất kéo giá dầu giảm mạnh

Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu, bà Christine Lagarde, vào ngày thứ Ba khẳng định rằng lạm phát cao sẽ khiến cho ngân hàng trung ương tránh việc tuyên bố ngừng nâng lãi suất cơ bản.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Phiên giao dịch ngày thứ Ba, giá dầu hạ hơn 2% bởi những dấu hiệu cho thấy các ngân hàng trung ương có thể chưa kết thúc các đợt nâng lãi suất. Cùng lúc đó các dữ liệu ngành cho thấy dự trữ dầu thô và xăng trong mùa cao điểm lái xe sụt giảm, theo nội dung bài báo mói được Reuters đăng tải.

Đóng cửa phiên giao dịch, giá dầu Brent giao hợp đồng tương lai giảm 1,92USD/thùng tương đương 2,6% xuống 72,26USD/thùng trên thị trường London. Thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao hợp đồng tương lai hạ 1,67USD/thùng tương đương 2,4% xuống 67,70USD/thùng.

Cả hai loại giá dầu như vậy dao động trong ngưỡng khoảng 10USD/thùng tính từ đầu tháng 5/2023. Chuyên gia phân tích tại quỹ Oanda, ông Craig Erlam, khẳng định giá dầu đang chịu ảnh hưởng từ kỳ vọng lãi suất thay đổi.

Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu, bà Christine Lagarde, vào ngày thứ Ba khẳng định rằng lạm phát cao sẽ khiến cho ngân hàng trung ương tránh việc tuyên bố ngừng nâng lãi suất cơ bản. Lãi suất cao tuy nhiên chắc chắn sẽ gây ra sức ép lên hoạt động kinh tế và nhu cầu dầu.

“Bất chấp những lo lắng về kịch bản kinh tế tại châu Âu chững lại, chắc chắn các ngân hàng trung ương sẽ hãm phanh việc nâng lãi suất, yếu tố này lập tức sẽ ảnh hưởng lên nền kinh tế”, chuyên gia phân tích tại quỹ Price Futures Group – ông Phil Flynn phân tích.

Tại Mỹ, niềm tin người tiêu dùng tháng 6/2023 tăng lên ngưỡng cao nhất trong hơn 1 năm rưỡi bởi những lạc quan về thị trường lao động.

Tuy nhiên, số liệu kinh tế lạc quan phát đi thông điệp cho thấy rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nhiều khả năng sẽ tiếp tục nâng lãi suất để làm giảm nhu cầu trong nền kinh tế nói chung. Fed đã nâng lãi suất cơ bản đồng USD ước tính khoảng 500 điểm cơ bản tính từ tháng 3/2022, đồng thời cũng nói đến khả năng sẽ có thêm 2 lần nâng lãi suất khác trong năm nay.

Dữ liệu về hàng tồn kho từ Viện Xăng dầu Mỹ (API) vào tuần trước cho thấy dự trữ dầu thô và xăng tại Mỹ tăng trong tuần vừa qua, theo nhiều nguồn tin thị trường.

Dự trữ dầu thô hạ khoảng 2,4 triệu thùng trong tuần kết thúc ngày 23/6/2023, theo nhiều nguồn tin. Dự trữ xăng hạ 2,9 triệu thùng trong cùng thời gian trên.

Rủi ro lạm phát kéo dài đã tăng cao hơn bất chấp việc giá cả hàng hóa tại nhiều khu vực trên thế giới sụt giảm, theo chuyên gia kinh tế trưởng tại Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) – ông Claudio Borio nói với nhật báo Đức FAZ vào ngày thứ Hai.

Theo Bloomberg, những thành công ban đầu trong kiềm chế lạm phát giờ đã khó được lặp lại, ông Borio nói. Ông khẳng định thêm rằng lạm phát lõi, không tính giá thực phẩm và năng lượng có nhiều biến động, hiện đang ở ngưỡng cao dai dẳng và ổn định ở ngưỡng cao, thậm chí tăng lên. Chuyên gia kinh tế này khẳng định với FAZ rằng giai đoạn tiếp theo của cuộc chiến chống lạm phát khó khăn hơn và cần đến tất cả những nỗ lực.

Một trong những lý do quan trọng chính là nhiều người điều chỉnh hành vi của mình để thích ứng lạm phát cao khi lạm phát kéo dài. Thực tế này ảnh hưởng nhiều đến mối liên kết giữa giá cả và mức lương cao, ông Borio phân tích.

Trong tình huống hiện tại, chính phủ các nước cần đưa ra biện pháp giảm tác động của lạm phát lên người dân và đưa lạm phát trở lại ngưỡng kiểm soát. Chi tiêu công thấp hơn sẽ làm giảm áp lực lên tổng cầu và vì vậy sẽ giúp các ngân hàng trung ương đương đầu với lạm phát, ông Borio nói.

Lạm phát tại Mỹ tháng 5/2023 hạ nhiệt xuống mức thấp nhất trong hơn 2 năm, yếu tố này nhiều khả năng sẽ làm giảm áp lực lên Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) về việc phải tiếp tục nâng lãi suất để kiềm chế lạm phát, theo nội dung bài báo mới được CNBC đăng tải.

Chỉ số giá tiêu dùng Mỹ tháng 5/2023, chỉ số đo lường diễn biến giá cả hàng hóa dịch vụ, tăng chỉ 0,1% trong tháng gần nhất. Như vậy lạm phát Mỹ tháng 5/2023 chỉ tăng 4% so với cùng kỳ năm 2022, thấp hơn nhiều so với con số 4,9% của tháng 4/2023.

Mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng Mỹ trong 12 tháng qua như vậy cao nhất tính từ tháng 3/2021 khi mà lạm phát mới chỉ bắt đầu tăng. Từ đó đến nay, lạm phát Mỹ đã có lúc leo lên ngưỡng cao nhất trong 41 năm.

Tuy nhiên nếu loại bỏ thực phẩm và năng lượng khỏi rổ hàng hóa tính CPI, tình hình chung của chỉ số giá tiêu dùng không được lạc quan như vậy.

Theo Thời Đại

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

Ảnh: Caixin

Giá dầu tăng mạnh lên ngưỡng cao nhất ba tháng

Cả hai loại giá dầu đã tăng 4 tuần liên tiếp, nguồn cung dự kiến sẽ còn chịu hạn chế hơn nữa do những biện pháp cắt giảm sản lượng từ Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và liên minh.
Chat với BizLIVE