Nhiều yếu tố đẩy giá dầu lên ngưỡng cao nhất trong 4 tháng

Trong quý gần nhất, kinh tế Mỹ tăng trưởng 2,4%, mạnh hơn so với kỳ vọng, theo số liệu chính phủ công bố vào ngày thứ Năm, thông tin này đồng thời hỗ trợ cho giá dầu.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Giá dầu tăng trong phiên giao dịch ngày thứ Năm, giá dầu Brent chạm mức 84USD/thùng lần đầu tiên tính từ tháng 4/2023, giá dầu được hỗ trợ bởi thông tin cho thấy nguồn cung hạn chế sau những quyết định cắt giảm sản lượng của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và triển vọng lạc quan về nhu cầu tiêu dùng cũng như tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc.

Trước đó, giá dầu thô đã tăng liên tiếp bốn tuần bởi kỳ vọng về khả năng nguồn cung hạn chế do những biện pháp cắt giảm sản lượng của OPEC và các nước liên minh được biết đến với cái tên OPEC+.

Đóng cửa phiên giao dịch, giá dầu Brent tăng 1,32USD/thùng tương đương 1,6% lên 84,35USD/thùng trên thị trường London.

Thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao hợp đồng tương lai tăng 1,31USD/thùng tương đương 1,7% lên 80,09USD/thùng.

“Chúng tôi có thể thấy rõ ràng rằng thị trường năng lượng đang thiếu nguồn cung. Chúng tôi duy trì quan điểm lạc quan và tin rằng giá dầu Brent có thể tăng lên mức 85-90USD/thùng trong những tháng tới”, chuyên gia thuộc ngân hàng UBS nhấn mạnh trong báo cáo.

Trước đó, giá dầu hạ trong phiên giao dịch ngày thứ Tư sau khi số liệu mới công bố cho thấy dự trữ dầu thô Mỹ hạ thấp hơn so với kỳ vọng, Fed nâng lãi suất 0,25 điểm phần trăm và như vậy dọn đường cho thêm một lần nâng lãi suất nữa.

Tâm lý chuộng rủi ro trên các thị trường tài chính được hỗ trợ bởi kỳ vọng rằng các ngân hàng trung ương ví như Fed hiện đang tiến gần đến điểm cuối của chu kỳ điều chỉnh lãi suất, như vậy triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu và nhu cầu năng lượng sẽ tăng cao hơn.

Trong quý gần nhất, kinh tế Mỹ tăng trưởng 2,4%, mạnh hơn so với kỳ vọng, theo số liệu chính phủ công bố vào ngày thứ Năm. Sự vững vàng trên thị trường lao động hỗ trợ cho tiêu dùng người dân, còn doanh nghiệp tăng cường đầu tư vào thiết bị và nhiều khả năng sẽ gây tổn hại đến suy thoái kinh tế.

“Khi mà lãi suất lên sát mức đỉnh trong trong bối cảnh suy thoái kinh tế có thể tránh được, nhiều loại tài sản rủi ro ví như dầu đang trở nên ngày một hấp dẫn”, chủ tịch quỹ Ritterbusch and Associates – ông Jim Ritterbusch phân tích.

Vào ngày thứ Năm, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) nâng lãi suất đến lần thứ 9.

Cam kết từ chính phủ Trung Quốc liên quan đến việc hỗ trợ chính sách cho nền kinh tế hiện đang khiến nhiều thành viên trên thị trường năng lượng hy vọng vào việc nhu cầu năng lượng sẽ tăng lên, chuyên gia phân tích tại tổ chức Priyanka Sachdeva – ông Philippe Nova nhấn mạnh trong nghiên cứu.

Giá dầu được dự báo sẽ tăng trong nửa sau của năm khi mà nguồn cung khó đáp ứng đủ nhu cầu, theo Tổng thư ký Diễn đàn Năng lượng Quốc tế (IEF), theo nội dung bài báo mới được CNBC đăng tải.

Tổng thư ký của IEF, ông Joseph McMonigle, phân tích nhu cầu dầu hiện đang tăng nhanh chóng lên ngưỡng trước đại dịch COVID-19, tuy nhiên nguồn cung đang khó theo kịp. Ông khẳng định yếu tố duy nhất có thể hạ nhiệt đà tăng giá dầu hiện tại chính là nỗi sợ suy thoái kinh tế.

“Đối với nửa sau của năm nay, chúng ta nhiều khả năng sẽ gặp khó trong việc đáp ứng nguồn cung, và kết quả của việc này là giá sẽ phản ứng với điều đó”, ông McMonigle phân tích bên lề cuộc họp của bộ trưởng năng lượng của nhóm các nước công nghiệp phát triển G20 tại Ấn Độ.

Ông McMonigle giải thích việc giá dầu tăng có nguyên nhân trực tiếp từ nhu cầu tăng của Trung Quốc và Ấn Độ. Trung Quốc là nước nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới.

“Chỉ riêng nhu cầu từ Trung Quốc và Ấn Độ sẽ khiến cho khiến cho nhu cầu dầu nửa sau của năm nay tăng ước tính khoảng 2 triệu thùng dầu/ngày”, tổng thư ký nhấn mạnh.

Khi được hỏi liệu giá dầu có tái lập mốc 100USD/thùng thêm một lần nữa hay không, ông nhấn mạnh rằng giá dầu hiện tại vốn đã ở ngưỡng khoảng 80USD/thùng và nhiều khả năng có thể tăng cao hơn nữa.

“Chúng ta sẽ chứng kiến tồn kho dầu giảm sâu hơn nữa, như vậy đây có thể coi như tín hiệu của thị trường về việc nhu cầu chắc chắn sẽ tăng lên. Chính vì vậy chúng ta sẽ chứng kiến giá dầu phản ứng với điều này”, ông McMonigle nói.

Tuy nhiên, ông McMonglie cũng tin tưởng vào khả năng Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các nước đồng minh sẽ hành động và làm tăng nguồn cung nếu thực sự thế giới đương đầu với tình trạng thiếu hụt cân bằng cung cầu.

“Họ đang rất cẩn thận về vấn đề nhu cầu. Họ muốn nhìn thấy bằng chứng rằng nhu cầu đang tăng lên và sẽ có những phản ứng với thay đổi trên thị trường”, ông McMonglie phân tích.

Theo Thời Đại

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

Ảnh: Caixin

Giá dầu tăng mạnh lên ngưỡng cao nhất ba tháng

Cả hai loại giá dầu đã tăng 4 tuần liên tiếp, nguồn cung dự kiến sẽ còn chịu hạn chế hơn nữa do những biện pháp cắt giảm sản lượng từ Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và liên minh.
Chat với BizLIVE