Lý do Credit Suisse bị phạt đến gần 400 triệu USD

Cơ quan quản lý ngành tài chính Mỹ, Anh và Thụy Sỹ đã đồng loạt công bố quy định phạt với những hành vi sai phạm trong quản lý bộ phân ngân hàng đầu tư của Credit Suisse.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Credit Suisse đã bị cơ quan quản lý ngành ngân hàng Mỹ và Anh phạt 388 triệu USD vì có sai sót trong quản trị rủi ro và quản trị liên quan đến sự sụp đổ của quỹ Archegos Capital. Kết quả Credit Suisse thua lỗ đến 5,5 tỷ USD và buộc phải chấp nhận bị UBS thâu tóm.

Theo nội dung bài báo mới được Financial Times đăng tải, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) phạt Credit Suisse 269 triệu USD vì hành vi quản trị rủi ro tín dụng thiếu an toàn. Trong khi đó Cơ quan Quản lý ngành Tài chính Anh áp án phạt 87 triệu bảng.

Còn đại diện Cơ quan Quản lý ngành Tài chính Thụy Sỹ khẳng định Credit Suisse đã vi phạm nghiêm trọng và có hệ thống luật thị trường tài chính, đồng thời đang yêu cầu phải có những biện pháp sửa đổi khi chuyển sang dưới quyền quản lý của ngân hàng mẹ UBS. Vào tháng 3/2023, UBS đã thâu tóm Credit Suisse.

Credit Suisse đã đương đầu với cú sốc lớn nhất trong lịch sử 167 năm của ngân hàng này khi mà quỹ đầu tư Archegos sụp đổ vào tháng 3/2021, dẫn đến việc Credit Suisse thua lỗ đến hơn 5 tỷ USD. Ngân hàng UBS trong khi đó thua lỗ 861 triệu USD.

Dưới sự quản lý của chuyên gia quản lý quỹ Bill Hwang, quỹ Archegos đã đặt cược hàng chục tỷ USD vào cổ phiếu Mỹ và Trung Quốc bằng tiền vay từ các ngân hàng.Tuy nhiên sau đó khi diễn biến thị trường không được thuận lợi, quỹ không thể thực hiện được các quy định yêu cầu bán ký quỹ.

Credit Suisse đã thuê công ty luật Paul Weiss để tiến hành rà soát lại những sai phạm trong năm 2021, Credit Suisse coi đây như kết quả của sự thất bại căn bản trong quản lý và kiểm soát của bộ phận ngân hàng đầu tư cũng như tâm lý thiếu đề phỏng với những rủi ro.

Ngân hàng Credit Suisse Group AG công bố ước tính 61,2 tỷ franc tương đương 69 tỷ USD đã bị rút ra khỏi ngân hàng trong quý 1/2023, ngân hàng này đồng thời thu hẹp quy mô bộ phận quản lý tài sản.

Việc Credit Suisse bị rút mạnh tiền như vậy tạo ra thách thức cho ngân hàng UBS AG trong việc giữ chân khách hàng và tài sản sau vụ thâu tóm khẩn cấp diễn ra vào tháng trước, theo nội dung bài báo mới được Bloomberg đăng tải.

Trong vòng 6 tháng, ngân hàng lớn của Thụy Sỹ này đã mất hơn 200 tỷ franc, tuy nhiên tiền bị rút ra mạnh hơn trong vài ngày xáo trộn trước khi chính phủ Thụy Sỹ can thiệp và yêu cầu UBS thực hiện vụ thâu tóm.

Kết quả kinh doanh của quý 1/2023 do ngân hàng Credit Suisse Group AG đưa ra mới đây cho thấy những bộ phận chính của ngân hàng vẫn tiếp tục bị khách hàng rút tiền và mất khách, ngoài ra, ngân hàng cũng phải vay tiền từ kênh khẩn cấp nhiều hơn so với tính toán trước đây.

Những con số mới nhất giúp người ta hiểu hơn về những xáo trộn mà ngân hàng Credit Suisse có lịch sử 167 năm đang trải qua và những khó khăn mà ngân hàng UBS đang đối mặt phía trước.

Quý vừa qua là quý cuối cùng mà Credit Suisse hoạt động độc lập. Credit Suisse có lãi 12,4 tỷ franc, tuy nhiên số lãi này là bởi Credit Suisse hưởng lợi từ quy định gây tranh cãi gây thiệt hại đến quyền lợi của các trái chủ. Nếu không nhờ vậy hẳn Credit Suisse đã lỗ.

Tính riêng trong tháng 3/2023, những khách hàng giàu có và nhà đầu tư cá nhân đã rút hàng tỷ USD khỏi Credit Suisse sau khi cổ đông chiến lược Saudi Arabia cho biết sẽ không tiếp tục đầu tư vào ngân hàng này. Tuyên bố của Credit Suisse đã tạo ra cuộc khủng hoảng niềm tin thứ 2 chỉ trong vòng vài tháng và khiến cho chính phủ Thụy Sỹ buộc phải can thiệp cứu ngân hàng này bởi lo ngại về kịch bản ngân hàng phá sản.

“Mức độ mà Credit Suisse thiệt hại và khối lượng tiền rút ra rất lớn đến mức đáng kinh ngạc. Thỏa thuận thâu tóm mới nhất có thể ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của ngân hàng UBS trừ khi hai bên có được kế hoạch tái cấu trúc thật mạnh tay”, chuyên gia phân tích thuộc Keefe, Bruyette & Woods’ – ông Thomas Hallett phân tích.

Việc tiền bị rút mạnh và thua lỗ tại nhiều bộ phận chủ chốt ví như quản lý tài sản hay ngân hàng đầu tư là một trong những chỉ báo rõ ràng nhất về những rủi ro mà ngân hàng UBS đối mặt trong quá trình sáp nhập hai ngân hàng dự kiến có thể mất đến 4 năm. Chủ tịch Colm Kelleher đã cảnh báo rằng quá trình tiếp quản ngân hàng Credit Suisse tiềm ẩn nhiều thách thức hơn nhiều vụ giải cứu ngân hàng trước đây trong thời kỳ khủng hoảng tài chính năm 2008.

Thế nhưng vẫn có thể khẳng định rằng ngân hàng UBS đã có “món hời” khi mà chỉ phải trả 3 tỷ franc cho một ngân hàng có giá trị sổ sách lên đến 54 tỷ franc, chính vì vậy UBS thừa khả năng ứng phó nếu tiếp tục có thua lỗ. Theo một số các chuyên gia phân tích, kết quả của Credit Suisse như vậy vẫn tốt hơn so với kỳ vọng trước đó của UBS.

Theo công bố của Credit Suisse, lượng tiền rút ra đã giảm đi thế nhưng chưa đảo chiều, đồng thời Credit Suisse đã mất khoảng 6,9 tỷ USD riêng tại bộ phận khách hàng tư nhân ở Thụy Sỹ và rồi mất thêm 11,6 tỷ franc trong bộ phận quản lý tài sản. Việc tổng tài sản thuộc diện quản lý và tiền gửi sụt giảm cũng làm giảm biên lợi nhuận, ngoài ra làm giảm các loại phí và hoa hồng mà ngân hàng thu về.

Ở thời điểm cuối quý 1/2023, tổng tiền vay của Credit Suisse từ Ngân hàng Trung ương Thụy Sỹ (SNB) đạt tổng số 108 tỷ franc, trước đó Credit Suisse đã trả lại 60 tỷ franc tiền vay nhằm bù đắp thanh khoản. Sang đến tháng 4/2023, Credit Suisse trả lại thêm 10 tỷ franc cho SNB.

Theo Thời Đại

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

Ảnh: Caixin

Giá dầu tăng mạnh lên ngưỡng cao nhất ba tháng

Cả hai loại giá dầu đã tăng 4 tuần liên tiếp, nguồn cung dự kiến sẽ còn chịu hạn chế hơn nữa do những biện pháp cắt giảm sản lượng từ Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và liên minh.
Chat với BizLIVE