Đóng cửa Sân bay Điện Biên trong 8 tháng từ 15/4

Sân bay Điện Biên sẽ tạm thời đóng cửa từ 0h ngày 15/4 đến 23h59 ngày 17/12 để triển khai thực hiện các hạng mục nâng cấp và mở rộng.

Cảng hàng không Điện Biên.
Cảng hàng không Điện Biên.

Ngày 21/3, Bộ Giao thông Vận tải chính thức ban hành quyết định về việc đóng tạm thời Cảng hàng không Điện Biên để nâng cấp.

Theo quyết định này, Cảng Hàng không Điện Biên chính thức tạm đóng cửa từ 00h ngày 15/4/2023 đến 23h59 ngày 17/12/2023, nhằm triển khai các hạng mục của dự án đầu tư xây dựng mở rộng Cảng.

Dự án đầu tư xây dựng mở rộng Cảng hàng không Điện Biên là dự án nhóm B, công trình giao thông cấp I, được khởi công từ tháng 1/2022 với tổng mức đầu tư hơn 1.467 tỷ đồng từ nguồn vốn của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV). Riêng công tác giải phóng mặt bằng với tổng mức đầu tư 1.555 tỷ đồng được đảm bảo từ nguồn ngân sách của tỉnh Điện Biên.

Dự án gồm đường cất hạ cánh 35-17 kích thước 2.400m x 45m, sân quay 2 đầu, kết cấu bê tông xi măng đảm bảo khai thác máy bay A320/A321 hoặc tương đương; lề vật liệu rộng mỗi bên 7,5m, dải hãm phanh 2 đầu đường cất hạ cánh kích thước 60 x 100m và xây dựng hệ thống đèn tiếp cận CAT I.

Dự án cũng cải tạo, mở rộng công suất khai thác nhà ga hành khách hiện hữu từ 300.000 khách/năm lên 500.000 khách/năm. Nhà ga được thiết kế gồm 2 tầng, trong đó, tầng 1 bao gồm khu vực mái sảnh, khu vực hành khách đi và khu vực hành khách đến, tầng 2 là khu vực phòng chờ, phòng khách hạng thương gia, khu vực dịch vụ thương mại và các khu vực phụ trợ phục vụ khai thác.

Quảng cáo

Trước đó, Bộ Giao thông Vận tải đã có công văn gửi Tổng giám đốc Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam nhằm "thúc" tiến độ triển khai dự án đầu tư xây dựng mở rộng Cảng hàng không Điện Biên.

Theo đánh giá của Bộ Giao thông Vận tải, trong thời gian vừa qua, các đơn vị tham gia dự án chưa thực sự tập trung, chưa thực sự quyết tâm, quyết liệt triển khai, nên các công việc hiện nay đã bị chậm so với kế hoạch ban đầu đặt ra.

Cụ thể, tiến độ thi công hạng mục tường rào bị chậm khoảng 3 tháng, hạng mục công trình đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ máy bay bị chậm khoảng 4 tháng, hạng mục nhà ga hành khách và các công trình phụ trợ bị chậm khoảng 2 tháng.

Trong đó, tiến độ thực hiện gói thầu số 19 (thi công đường cất, hạ cánh, đường lăn, sân đỗ máy bay) là hạng mục quan trọng.

Để đảm bảo đưa công trình vào khai thác đúng theo tiến độ ban đầu đặt ra, Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu ACV chỉ đạo các nhà thầu tập trung tất cả nguồn lực, triển khai công tác thi công trên hiện trường.

Khẩn trương có kế hoạch tăng cường nhân lực, máy móc để bù lại tiến độ bị chậm, lập lại tiến độ thi công tổng thể, chi tiết, làm rõ khối lượng thi công từng ngày, từng tuần, từng tháng để có cơ sở kiểm điểm.

Theo Bộ Giao thông Vận tải, Tỉnh ủy và UBND tỉnh Điện Biên rất quan tâm đến thời gian đóng, mở cửa Cảng hàng không Điện Biên. Vì vậy, ACV phải phối hợp chặt chẽ với Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam để xác định ngày đóng và mở cửa Sân bay Điện Biên, đảm bảo thời gian đóng cửa ngắn nhất, ảnh hưởng ít nhất đến sự đi lại của người dân.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Thị trường

Chỉ số S&P 500 và Nasdaq nối dài chuỗi kỷ lục

Tại thị trường chứng khoán Phố Wall, chỉ số S&P 500 ghi nhận mức đóng cửa cao kỷ lục phiên thứ năm liên tiếp trong phiên 9/7, trong khi chỉ số Nasdaq đóng cửa ở mức cao kỷ lục phiên thứ sáu liên tiếp.

S&P 500 và Nasdaq đồng loạt tăng lên mức cao nhất mọi thời đại sau báo cáo CPI thấp hơn dự kiến Cổ phiếu Nvidia đảo chiều giúp chỉ số Nasdaq thoát khỏi sắc đỏ

Người mua chờ đợi điều gì từ nay đến cuối năm?

Cuối năm 2024, nhiều dự đoán tích cực về thị trường bất động sản đang tạo tâm lý phấn khởi cho người mua nhà. Song, việc “cân đo đong đếm” giữa các yếu tố khiến không ít người người “gác” chuyện mua nhà sang thời điểm cuối năm 2024.

Nhà đầu tư nước ngoài đổ vào thị trường bất động sản 2,47 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm Chung cư là phân khúc 'nóng' nhất thị trường bất động sản 6 tháng đầu năm

Việt Nam xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất vào Mỹ

Top 5 thị trường xuất khẩu hạt tiêu chủ lực có đến 4 thị trường tăng trưởng mạnh về khối lượng và trị giá, chỉ riêng thị trường Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất là giảm lượng nhập khẩu.

Thêm vụ nghi lừa đảo khi xuất khẩu hồ tiêu và nhân điều sang thị trường Dubai-UAE Diện tích ngày một giảm, đe dọa vị trí nước xuất khẩu hồ tiêu số 1 thế giới của Việt Nam

Nghịch lý ngành phân bón: Sản xuất dư thừa, nhập siêu vẫn tăng mạnh

Năng lực sản xuất ure của 4 nhà máy trong nước là: Phú Mỹ, Cà Mau, Ninh Bình và Hà Bắc khoảng 3 triệu tấn. Nhu cầu ure cho sản xuất nông nghiệp trong nước từ 1,6 – 1,8 triệu tấn/năm. Sản xuất dư thừa doanh nghiệp phải đẩy mạnh xuất khẩu để giảm tồn kho, trong khi đó nhập khẩu ure vẫn tăng.

Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau: Cung ứng tối đa nội địa, hướng mạnh xuất khẩu Phân bón Cà Mau ký hợp tác với Tập đoàn Yetak, đẩy mạnh thị phần tại Campuchia