Doanh nghiệp bất động sản đề xuất giảm thêm lãi suất để tạo điều kiện phục hồi

Cho rằng sự chênh lệch giữa các khoản vay của ngân hàng thương mại cổ phần và ngân hàng thương mại nhà nước chênh khá lớn, đại diện Sungroup đề xuất cần thu hẹp khoảng cách này và nếu được thì các chi phí vay vốn giảm hơn nữa để tạo điều kiện cho doanh nghiệp phục hồi.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Ông Đặng Minh Trường, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Sun Group - Ảnh VGP
Ông Đặng Minh Trường, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Sun Group - Ảnh VGP

Đề xuất này được ông Đặng Minh Trường, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Sun Group nêu ra tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024 tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô sáng 14/3.

Doanh nghiệp bất động sản mong tiếp cận vốn vay lãi suất thấp

Chủ tịch Sun Group đánh giá, trong thời gian qua, chính sách hỗ trợ của Chính phủ rất là sát sao, cụ thể. Với một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vui chơi, giải trí, du lịch nghỉ dưỡng và bất động sản nghỉ dưỡng như Sun Group thì những chính sách này đã mang lại những hiệu quả nhất định.

Riêng về chính sách tiền tệ trong năm 2024, lãnh đạo Sun Group cho biết, nhờ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã triển khai đồng bộ các chính sách tiền tệ hỗ trợ kinh tế, nhất là việc duy trì lãi suất thấp và giảm lãi suất cho vay và thực tế Sun Group đã được vay với lãi suất giảm rất là nhiều so với năm ngoái.

Đồng thời, việc NHNN chủ động giao các hạn mức tín dụng ngay từ đầu năm giúp cho các ngân hàng thương mại (NHTM) và doanh nghiệp hợp tác có những kế hoạch ngay từ đầu năm để phục vụ khách hàng.

Bên cạnh đó, Thông tư 22/2023 có hiệu lực từ ngày 1/7/2023 điều chỉnh giảm hệ số rủi ro một số khoản vay giúp cho các NHTM có thêm dư địa cho việc hỗ trợ chính sách về nhà ở xã hội và các dự án bất động sản công nghiệp cũng như các hoạt động sản xuất kinh doanh của Sun Group.

Tuy nhiên, để đẩy nhanh tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, lãnh đạo Sun Group đề xuất Chính phủ và NHNN tiếp tục có những chính sách giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, quan trọng nhất là ổn định lãi suất huy động và lãi suất cho vay.

Chủ tịch Sun Group cho hay, các doanh nghiệp bất động sản hiện nay mong muốn có thể tiếp cận với nguồn vốn tín dụng có chi phí thấp hơn.

"Hiện nay sự chênh lệch giữa các khoản vay của NHTM cổ phần và NHTM nhà nước chênh khá là lớn (từ 4-5%), doanh nghiệp mong muốn có sự thu hẹp khoảng cách này và nếu được thì các chi phí vay vốn giảm hơn nữa để tạo điều kiện cho doanh nghiệp phục hồi", ông Trường nói.

Theo NHNN, lãi suất tiền gửi bình quân của các giao dịch phát sinh mới của các ngân hàng thương mại hiện ở mức 3,3%/năm, giảm 0,2%/năm so với cuối năm 2023; lãi suất cho vay bình quân của các khoản vay mới ở mức 6,4%/năm, giảm 0,7%/năm so với cuối năm 2023. Tuy nhiên, lãi suất đối với các khoản vay cũ hiện còn cao. Chênh lệch lãi vay giữa các khoản vay của ngân hàng thương mại cổ phần và ngân hàng thương mại nhà nước từ 4-5%.

Ở nhóm bất động sản khu công nghiệp, ông Quảng Văn Viết Cương, Phó Giám đốc Tổng Công ty đầu tư và phát triển công nghiệp (Becamex) cho biết việc tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp không khó. Song những năm gần đây, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này thường có kế hoạch phát hành, kế hoạch sử dụng, kế hoạch trả nợ thường kéo dài nên ảnh hưởng đến kế hoạch trả nợ, dẫn đến ảnh hưởng về vay tín dụng.

Lãnh đạo Becamex cho rằng, thời gian qua, Thủ tướng và các bộ, ngành đã gỡ nhiều khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp của bất động sản. Sự quyết tâm của Chính phủ đã rõ, nhưng chặng cuối là chặng quyết định nhất, đó là các thủ tục hoàn thành để được ngân hàng đến với doanh nghiệp.

"Việc tiếp cận tín dụng không khó, nhưng khi doanh nghiệp tiếp cận ngân hàng thì pháp lý lại chưa đầy đủ. Vì vậy, chúng ta cần tập trung giải quyết nút thắt này", ông Cương nói và cho biết thêm "với Becamex, vướng mắc là do cơ chế, về giải quyết công việc".

Lãnh đạo Becamex đề xuất các ngân hàng có những chính sách mới, có những gói tín dụng mới triển khai để các doanh nghiệp bất động sản khu công nghiệp nắm bắt, để có cơ sở xây dựng và tạo điều kiện kết nối nguồn vốn tín dụng tốt nhất, đảm bảo lĩnh vực mới này phát triển.

Becamex cũng mong Chính phủ quan tâm việc tăng vốn điều lệ của các doanh nghiệp trong thời gian sắp tới, để có nguồn lực mới đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới.

Nếu không có sự hỗ trợ của ngân hàng, có thể mất ngành sợi

Không riêng nhóm doanh nghiệp bất động sản, vấn đề giảm lãi vay, tăng khả năng tiếp cận vốn cũng là đề xuất được đại diện nhóm doanh nghiệp sản xuất nêu ra tại hội nghị.

letientruong-3016.jpg
Ông Lê Tiến Trường, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam - Ảnh VGP

Ông Lê Tiến Trường, Chủ tịch Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cho hay đặc thù của ngành dệt may là không khó trong tiếp cận tín dụng khi có đơn hàng vì bản chất doanh nghiệp dệt may có đơn hàng thì có lời, nhưng trong suốt 18 tháng qua ngành sản xuất nguyên liệu, nhất là sợi lại gặp rất nhiều khó khăn.

Theo Chủ tịch Vinatex, ngành sợi toàn thế giới hiện đang lỗ, không chỉ riêng ở Việt Nam. Năm 2022 tiếp cận vốn dễ, nhưng năm 2023 thì khó hơn và đặc biệt vừa rồi, cuối năm 2023, đầu năm 2024, khi xem xét hạn mức tín dụng 2024 đối với các doanh nghiệp ngành sợi rất khó.

Ông Trường cho biết, hiện nay tất cả các ngân hàng đều cắt giảm hạn mức cho vay với công ty sợi, hoặc yêu cầu có tài sản đảm bảo 100% với khoản vay ngắn hạn năm 2024. Năm 2023 tính chung giá trị tài sản đảm bảo này các khoản vay chỉ khoảng 20%, còn năm nay yêu cầu phải 100% hoặc là áp dụng chính sách trả được 10 thì chỉ được vay lại 8 hoặc 9. Nhiều doanh nghiệp ngành sợi đang vay NHTM cổ phần nhà nước với lãi suất khoảng 7%, vay NHTM cổ phần ngoài nhà nước với lãi suất khoảng 9%.

Ngoài vấn đề lãi suất và tín dụng, các chính sách hỗ trợ ngành này cũng đang thấp hơn các nước trong khu vực. Chẳng hạn Trung Quốc đang duy trì hỗ trợ rất mạnh giá điện, chỉ bằng 50% của Việt Nam, đồng thời, áp dụng hỗ trợ 50% giá vận tải nội địa. Hay Banglades vẫn đang áp dụng chính sách không bắt buộc bảo hiểm y tế và lương tối thiểu rất thấp, 15USD/tháng.

"Do đó, nếu không có sự hỗ trợ của ngân hàng, chỉ đạo của Chính phủ và các bộ, ngành thì chúng ta có thể mất đi ngành sợi", ông Trường nhận định và dẫn chứng ngành sợi của Việt Nam hiện nay có 10 triệu cọc sợi. Giá trị tài sản như đầu tư mới khoảng 6 tỷ USD, giá trị còn lại khoảng 3 tỷ USD và hiện nay mỗi năm đang trả ngân hàng khoảng 300 triệu USD.

"Nếu chúng ta giảm hạn mức thì nghe có thể an toàn về phương diện ngắn hạn, nhưng thực ra mất an toàn về vốn dài hạn vì không sản xuất thì không có tiền trả vay dài hạn trước đây. Hiện nay mức trả hàng năm 300 triệu USD. Ngắn hạn ảnh hưởng đến dài hạn thì chưa chắc là cái nợ", ông Trường nói.

Bên cạnh đó, ông cho hay ngành sợi cũng đang duy trì 150.000 lao động, tiền lương trả cho công nhân khoảng 1 tỷ USD, đặc biệt ngành sợi dùng điện nhiều, một năm đang trả khoảng 500 triệu USD tiền điện. Nếu tiếp tục huy động công suất với tỷ lệ thấp thì ngành này sẽ rất khó khăn.

Cho rằng khó khăn của doanh nghiệp ngành sợi là câu chuyện của chu kỳ kinh tế toàn cầu, Chủ tịch Vinatex đề xuất cần tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp sợi trong năm 2024, không giảm hạn mức tín dụng và cũng không yêu cầu tài sản bảo đảm cố định, để duy trì được sản xuất.

Theo ông Trường, hiện nay lãi suất giảm nhưng tiếp cận giải ngân rất khó. Mặt khác, thực tế thị trường năm 2023 khó khăn hơn nhiều so với năm 2021, 2022 do Trung Quốc mở cửa và họ là quốc gia cạnh tranh lớn nhất của thế giới. Đến tháng 12/2023, báo cáo của Trung Quốc cũng mới chỉ huy động được 60% công suất ngành dệt may nên họ tiếp tục chính sách hỗ trợ để nâng cao tỷ lệ huy động này.

"Câu chuyện về có chính sách hỗ trợ như thời kỳ COVID-19 đối với giai đoạn phục hồi này cũng hết sức quan trọng cho các ngành xuất khẩu", ông Trường nhấn mạnh.

Ngoài ra, liên quan đến tỷ giá, ông Trường cho rằng hai năm vừa qua tỷ giá chỉ giảm 5% khiến các ngành xuất khẩu đang gặp rất nhiều khó khăn so với các quốc gia khác. "Chúng tôi không dám nói nên giảm đi bao nhiêu, nhưng có lẽ 5% thì ít và khó cho các ngành xuất khẩu phục hồi", ông Trường nói.

Theo Thời Đại

Đọc tiếp

Ảnh minh họa

Dòng vốn FDI giúp duy trì "điểm sáng" của thị trường bất động sản công nghiệp trong quý đầu tiên năm 2024

Bất động sản khu công nghiệp vẫn là điểm sáng của thị trường trong quý 1/2024 nhờ tăng trưởng tốt dòng vốn FDI. Giá thuê đất trung bình tăng nhẹ 1% tại Hà Nội, đạt 214 USD/m²/kỳ hạn, so với quý trước, trong khi giá thuê đất trung bình tại TP.Hồ Chí Minh và Đà Nẵng vẫn không tăng, lần lượt là 230 USD/m²/kỳ hạn và 95 USD/m²/kỳ hạn.

Ảnh minh họa

Bất động sản công nghiệp miền Bắc tăng sức hút với các nhà đầu tư lớn

Sự tăng trưởng nhờ vào nền kinh tế vĩ mô, các chính sách liên quan, nhu cầu trong nước và những tiến bộ công nghệ đã giúp Hà Nội và 5 tỉnh trọng điểm miền Bắc tiếp tục giữ vị trí top 10 trung tâm thu hút dòng vốn FDI nhiều nhất Việt Nam, với lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 16,7 tỷ USD trong năm 2023.

Thông tin mới nhất về tuyến đường 14.000 tỉ đồng kết nối từ cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu

Thông tin mới nhất về tuyến đường 14.000 tỉ đồng kết nối từ cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu

Sau khi thống nhất đầu tư tuyến đường nối cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu mới đây dự án đang được hoàn tất các bước chuẩn bị để khởi công. Trong đó, với đoạn qua TP. Bà Rịa sẽ ban hành giá đất cụ thể để tiến hành đền bù ngay trong tháng 4/2024.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Hội nghị triển khai Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư

Bà Rịa-Vũng Tàu, thỏi “nam châm” hút vốn đầu tư trong và ngoài nước

Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu vừa tổ chức “Hội nghị triển khai Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư”. Trong khuôn khổ hội nghị, tỉnh tiến hành trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định chủ trương đầu tư và tăng vốn cho 15 dự án với tổng vốn đăng ký hơn 25.880 tỷ đồng và hơn 1,4 tỷ USD cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Việt Nam xuất siêu hơn 8 tỷ USD trong quý I/2024

Việt Nam xuất siêu hơn 8 tỷ USD trong quý I/2024

Quý I/2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 178,04 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 17%; nhập khẩu tăng 13,9%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 8,08 tỷ USD.

Ảnh minh họa

Đồng Nai ưu tiên thu hút các dự án xanh, phát triển bền vững

Đồng Nai là một trong những trung tâm phát triển công nghiệp mạnh của khu vực và đất nước. Phát triển mạnh sản xuất công nghiệp giúp Đồng Nai đạt được những thành quả lớn trên lĩnh vực kinh tế. Song, mặt trái của quá trình phát triển này đưa đến tình trạng ô nhiễm môi trường và phát triển thiếu bền vững.

Ảnh minh họa

Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm doanh nghiệp xăng dầu không xuất hóa đơn bán lẻ điện tử

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Tài chính và UBND các tỉnh, thành chỉ đạo các lực lượng chức năng xem xét xử lý các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu không thực hiện đúng quy định về hóa đơn điện tử, kể cả việc yêu cầu tạm dừng hoạt động kinh doanh và thu hồi giấy phép.

Chat với BizLIVE