Điểm danh những dự án gánh nặng, phá vỡ mục tiêu phát triển kinh tế

Nhiều dự án trọng điểm trở thành gánh nặng, phá vỡ mục tiêu phát triển kinh tế, và có những con số khó tin ở tổng thể nhiều dự án qua giám sát…
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Qua giám sát tại một số địa phương cho thấy, tiến độ thực hiện dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A còn chậm. Việc chậm tiến độ triển khai thực hiện các dự án này, dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp là gánh nặng, tác động tiêu cực đến đời sống xã hội, phá vỡ các kế hoạch, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội không chỉ một địa phương mà còn cả khu vực, cả nước.

Nhận định trên được Đoàn giám sát của Quốc hội nêu tại báo cáo kết quả giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021” - nội dung được Quốc hội giám sát tối cao cả ngày 31/10.

Sau nhận định mang tính khái quát trên, báo cáo giám sát nêu ví dụ ở hai thành phố lớn nhất nước.

TP.HCM: Một số dự án thuộc diện quan trọng quốc gia quyết định đầu tư từ nhiều nhiệm kỳ trước đây chậm tiến độ, tăng tổng mức đầu tư lên gấp nhiều lần, thực hiện chưa đúng quy định, gây bức xúc dư luận.

Cụ thể như, Dự án Xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1, tuyến Bến Thành - Suối Tiên (JICA), được phê duyệt năm 2008, qua 14 năm thực hiện vẫn tiếp tục xin lùi thời hạn hoàn thành (dự kiến năm 2028 mới kết thúc dự án), đội vốn quá lớn từ 17.387 tỷ đồng lên 43.757 tỷ đồng.

Dự án Xây dựng tuyến tàu điện ngầm số 2, Bến Thành - Tham Lương (ADB, KfW, EIB), được phê duyệt tháng 10/2010 song theo Báo cáo của Thành phố thì thời gian hoàn thành thi công đưa vào khai thác dự kiến phải đến năm 2030; đây cũng tiếp tục là dự án đội vốn rất lớn, tổng mức đầu tư ban đầu là 26.116 tỷ đồng vào 2010, đến 2018 là 47.891,28 tỷ đồng.

Ngoài ra, TP.HCM có 2 dự án dừng thực hiện song chưa đánh giá kỹ nguyên nhân tiến độ thực hiện các dự án nhóm A chậm, các vướng mắc phát sinh, lý do và phương án xử lý đối với 2 dự án dừng thực hiện; chưa đánh giá việc lãng phí nguồn lực trong những trường hợp này.

Đoàn giám sát dẫn báo cáo số 76/BC-UNND của UBND TP.HCM, Dự án Xây dựng Nhà hát Giao hưởng, Nhạc và Vũ kịch và Dự án Bồi thường giải phóng mặt bằng Khu liên hợp thể dục thể thao quốc gia Rạch Chiếc, phường An Phú, quận 2 hiện nay đang “ngưng thực hiện”.

Với TP.Hà Nội, kết quả giám sát cho thấy, nhiều dự án lớn, nhất là các tuyến đường sắt đô thị cũng ở tình trạng chậm tiến độ, tăng tổng mức đầu tư, chưa rõ thời hạn hoàn thành.

Như Dự án tuyến đường sắt đô thị thí điểm TP.Hà Nội, đoạn Nhổn-ga Hà Nội: Tổng mức đầu tư 32.910 tỷ đồng, thời gian thực hiện: 2008-2022. Dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo đang làm thủ tục điều chỉnh tổng mức đầu tư từ 19.555 tỷ đồng lên 35.678,632 tỷ đồng. Dự án Xây dựng hệ thống xử lý nước thải Yên Xá thành phố Hà Nội tổng mức đầu tư: 16.293,444 tỷ đồng, thời gian thực hiện 2013-2021.

Ngoài các dự án chậm tiến độ, tăng tổng mức đầu tư, còn có những dự án nhóm A đã hoàn thành, đưa vào hoạt động nhưng kém hiệu quả như: Dự án Bảo tàng Hà Nội, Tuyến xe buýt nhanh (BRT) Cát Linh - Hà Đông...

“Các loại dự án trên là những điển hình của việc thất thoát, lãng phí, xảy ra trong thời gian dài, nhưng chậm được các cấp có thẩm quyền khắc phục, xử lý . Đối với các dự án ODA, việc chậm tiến độ, kém hiệu quả ngoài thất thoát, lãng phí, còn ảnh hưởng đến uy tín quốc gia”, đoàn giám sát nhấn mạnh.

Trong phụ lục, đoàn giám sát đã cung cấp danh mục gồm 52 dự án, cụm dự án đầu tư công và sử dụng vốn nhà nước khác không hiệu quả giai đoạn 2016-2021.

Có những con số rất khó tin ở đây. Chẳng hạn ở Bắc Giang trong các công trình nước sạch có11 công trình hoạt động kém hiệu quả và 61 công trình không hoạt động.

Tương tự tại Lâm Đồng có đến 88 công trình nước sạch tại hoạt động kém bền vững và 74 công trình nước sạch không hoạt động.

Thuộc Bộ Giao thông vận tải có Dự án tuyến đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân, Cảng hành khách quốc tế Phú Quốc, Công trình Âu thuyền Tắc Thủ nằm tại ngã ba sông Ông Đốc- Cái Tàu và sông Trẹm thuộc xã Hồ Thị Kỷ, tỉnh Cà Mau...

Đáng chú ý, đoàn giám sát của Quốc hội, nói rõ, các thông tin, số liệu về thất thoát, lãng phí nêu trong báo cáo chỉ là các số liệu, ví dụ điển hình thu thập được qua kết quả giám sát trực tiếp của Đoàn giám sát tại các bộ, ngành, địa phương, báo cáo của Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước, các cơ quan Khối Tư pháp.

Đoàn giám sát chưa tổng hợp được đầy đủ chi tiết thông tin, số liệu của cả nước do các bộ, ngành, địa phương báo cáo chưa đầy đủ nội dung theo yêu cầu của Đoàn.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp

Đọc tiếp

Đây là năm có vốn FDI thực hiện cao nhất giai đoạn 2018-2023. (Ảnh: Int)

Vốn FDI thực hiện 11 tháng đạt 20,25 tỷ USD

Theo Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày 20/11/2023, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 28,85 tỷ USD, trong đó vốn thực hiện của các dự án FDI đạt 20,25 tỷ USD, cao nhất trong giai đoạn 2018-2023.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Kim ngạch xuất khẩu tôm trong 10 tháng của năm 2023 giảm đến 24%

Xuất khẩu tôm đi Mỹ và Trung Quốc kỳ vọng khả quan 2 tháng cuối năm

Kim ngạch xuất khẩu tôm trong 10 tháng của năm 2023 giảm đến 24%. Dự kiến, nhu cầu tăng cao từ Mỹ và Trung Quốc trong 2 tháng cuối năm sẽ giúp xuất khẩu tôm sang 2 thị trường này vẫn tăng trưởng dương. Song, chưa thể giúp kim ngạch xuất khẩu tôm cả nước lấy lại đà tăng trưởng dương trong năm nay, cho dù mức sụt giảm có phần thu hẹp lại so với các tháng trước đó.

Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Nguyễn Quốc Hùng: Tính đến tháng 9/2023, tín dụng tiêu dùng của toàn hệ thống đạt khoảng 2.703 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 21,2% tổng dư nợ nền kinh tế.

Thu hồi nợ khó khăn, một số tổ chức tín dụng buộc phải cắt giảm danh mục cho vay tiêu dùng

Khách hàng cố tình không trả nợ, người trước khuyên người sau không trả nợ; các hội nhóm rủ nhau “bùng nợ” tràn lan trên mạng xã hội… làm cho hoạt động thu hồi nợ, đặc biệt là nợ tín dụng tiêu dùng của tổ chức tín dụng (TCTD) gặp rất nhiều khó khăn. Một số TCTD buộc phải chủ động cắt giảm danh mục cho vay tiêu dùng, tránh nợ xấu tiếp tục phát sinh.

Kế hoạch dự toán ngân sách năm 2023 và năm 2024, không còn nguồn nào để bố trí cho Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành

Tìm lời giải nguồn vốn để bố trí cho Dự án sân bay Long Thành

Theo Luật Đầu tư công, toàn bộ số vốn kế hoạch năm 2020, 2021 còn lại chưa giải ngân hết của Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành đã bị hủy dự toán. Kế hoạch dự toán ngân sách năm 2023 và năm 2024 cũng không còn nguồn nào dư ra để đáp ứng yêu cầu bố trí cho Dự án.

Chat với BizLIVE