Cơ chế bù chéo giá điện kéo dài, chưa tính đúng, tính đủ... cản trở thu hút đầu tư vào ngành điện

Theo các chuyên gia, giá điện cần được điều chỉnh theo giá thị trường, tính đúng, tính đủ để đảm bảo việc thu hút đầu tư ngành điện, tránh nguy cơ thiếu điện trong tương lai.

Tại tọa đàm "Đột phá nào để thu hút đầu tư vào ngành điện" do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức sáng 20/8, các chuyên gia đã nêu hàng loạt bất cập của cơ chế tính giá điện và các giải pháp để tháo gỡ những bất cấp nhằm thu hút đầu tư vào ngành điện.

4 bất cập lớn về giá điện

Là chuyên gia về giá, ông Nguyễn Tiến Thỏa, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho rằng, giá điện tại nước ta đang có 4 bất cập rất lớn.

Bất cập thứ nhất có tính chất bao trùm là giá điện chưa thực hiện theo cơ chế thị trường. Cụ thể, trong khi, toàn bộ chi phí đầu vào để sản xuất điện như than, khí, dầu, tỷ giá… đã theo thị trường nhưng giá đầu ra lại không phản ánh được những biến động của các chi phí đó; có lúc thì điều chỉnh quá lâu, có lúc điều chỉnh lại không tính đúng, tính đủ, không bảo đảm bù đắp toàn bộ chi phí đã bỏ ra để sản xuất kinh doanh điện.

Do đó, sản xuất kinh doanh điện gặp rất nhiều khó khăn. Số liệu mới nhất 2 năm 2022 – 2023, ngành điện lỗ khoảng 47.500 tỷ đồng.

"Đây là khó khăn lớn cho việc cải thiện dòng tiền của ngành điện để đầu tư, phát triển nguồn và lưới", ông Thỏa đánh giá.

Chuyên gia về giá Nguyễn Tiến Thỏa, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) - Ảnh: VGP

Thứ hai, giá điện hiện nay được kỳ vọng và giao cho gánh vác nhiệm vụ đa mục tiêu. "Chúng ta muốn phải tính đúng, tính đủ, bảo đảm bù đắp chi phí nhưng phải khuyến khích thu hút đầu tư, phải đảm bảo an sinh xã hội, phải bảo đảm an ninh năng lượng, kiểm soát lạm phát. Rất nhiều mục tiêu. Trong đó, có những mục tiêu ngược chiều nhau", ông Thỏa nói và đề xuất phải có tính toán hợp lý vai trò của giá điện, cái nào là mũi nhọn.

Thứ ba là bất cập trong cơ chế bù chéo giá điện hiện nay, để kéo quá dài và lộ trình xử lý không rõ ràng. Bù chéo giữa nhóm những người tiêu dùng điện sinh hoạt với nhau - bậc cao bù cho bậc thấp, bù chéo giữa giá điện sinh hoạt trong sản xuất ở mức độ nhất định. Và một điểm nữa là bù chéo về giá điện giữa các vùng miền với nhau. Điện ở các xã, huyện hải đảo thường 7.000-9.000 đồng/kWh, giá bán vẫn là 1.000-2.000 đồng/kWh, tức là lấy vùng thấp bù cho vùng cao...

"Nghị quyết số 55 của Bộ Chính trị đã yêu cầu phải chấm dứt bù chéo trong giá điện và việc này chúng tôi cũng đang đề nghị đưa vào Luật Điện lực mới, phải luật hóa yêu cầu này", ông Thỏa cho hay.

Bất cập thứ tư theo vị chuyên gia này là giá điện chưa tách bạch giữa giá với chính sách an sinh xã hội. Chẳng hạn, biểu giá điện vẫn còn thể hiện những chính sách an sinh xã hội đối với những người thu nhập thấp thì giá bán 92-95% so với giá bán lẻ bình quân, hay giá bù cho các vùng miền...

"Cũng trong chính sách giá điện vừa qua, nếu chúng ta giảm giá điện là chúng ta giảm giá để ngành điện phải tự gánh vác. Ví dụ như dịch COVID-19 chẳng hạn, chúng ta quyết định giảm giá điện nhưng chúng ta không quy định chính sách để điều tiết thị trường hợp lý. Cho nên, chính sách giá điện vẫn còn lẫn lộn, không bảo đảm đúng nguyên lý về giá cả để bảo đảm mục tiêu khuyến khích ngành điện phát triển, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia", ông Thỏa nói.

Quảng cáo

Không thể kỳ vọng có điện sạch giá rẻ

Cùng nêu quan điểm về vấn đề này, PGS.TS. Bùi Xuân Hồi, Chuyên gia Kinh tế năng lượng cho rằng, vấn đề lớn nhất nằm ở khâu điều hành giá cả. Đầu tiên cần tính đúng, tính đủ trong chi phí mà hộ tiêu thụ gây ra cho hệ thống điện.

Tiếp đến là việc xây dựng cơ cấu biểu giá. Thông thường cơ cấu biểu giá đều mang 2 thành phần: Một là tính toán chi phí công suất hay giá công suất (giá thuê bao); hai là chi phí điện năng, thuê bao xong rồi, dùng bao nhiêu trả bấy nhiêu. Đây thông thường là cách tiếp cận của các nước trên thế giới.

Nhìn lại hệ thống giá của Việt Nam, ông Hồi cho biết, hiện nay cách tính của nước ta theo giá bán lẻ điện bình quân, điều này có hạn chế, nhưng không phải là cốt lõi của những khó khăn của ngành điện hiện nay.

Theo chuyên gia này, mấu chốt nhất vẫn là câu chuyện điều hành giá. Nếu cố gắng dần dần tách bạch những hoạt động công ích và hoạt động thị trường, thì sẽ có cơ chế điều tiết giá phù hợp.

"Cơ cấu biểu giá của nước ta được xây dựng từ năm 2014, với mục tiêu phát triển sản xuất nên để giá điện sản xuất thấp, và khi muốn cân bằng tài chính cho EVN thì buộc phải đẩy giá điện kinh doanh lên. Trong quá trình đó, bắt buộc phải điều tiết dần, ưu tiên cho sản xuất dần giảm đi và trả đúng vai trò của hộ sản xuất nhưng chúng ta để lệch quá và không điều chỉnh, dẫn đến việc bây giờ nếu ngay lập tức xóa bù chéo thì chắc chắn không làm được vì sẽ gây sốc cho nền kinh tế", ông Hồi phân tích.

Dù vậy, vị chuyên gia này nhấn mạnh vẫn phải hành động để từng bước điều tiết giá điện theo cơ chế thị trường. Đây là điều rất cần thiết.

PGS.TS. Bùi Xuân Hồi, Chuyên gia Kinh tế năng lượng - Ảnh: VGP

Cũng theo PGS.TS. Bùi Xuân Hồi, trong bối cảnh hiện nay, cơ cấu nguồn điện dù có nỗ lực đến mấy cũng không thể bỏ qua nguồn năng lượng cơ sở bao gồm điện than, điện khí.

Trong xu hướng giá nhiên liệu đầu vào tăng như hiện nay, ông Hồi cho rằng giá thành cung cấp điện chắc chắn sẽ tăng. Vấn đề địa chính trị như thế này không thể kỳ vọng giá đầu vào ngay lập tức xuống được, thậm chí nó sẽ ở mức dao động mới cao hơn. Phải chấp nhận điều đó.

"Chúng ta kỳ vọng Net Zero vào năm 2050, nhưng các nước khác cũng mong muốn điện sạch và tôi khẳng định, không có điện sạch giá rẻ. Điện mặt trời phát được 4 tiếng một ngày là tối đa, điện gió thì phập phù nên không thể nào nói những nguồn điện ấy sẽ có giá rẻ. Tóm lại, một là do biến động của tình hình địa chính trị thế giới, hai là xu hướng dịch chuyển năng lượng nên chắc chắn giá thành cung ứng điện nói chung sẽ cao lên", ông Hồi nhấn mạnh.

Ở góc độ doanh nghiệp, ông Nguyễn Đình Tuấn, Giám đốc Công ty Nhiệt điện Sơn Động cho hay nguồn thủy điện hiện tại cơ bản khai thác được hết tiềm năng. Nhiệt điện than theo lộ trình của Chính phủ sẽ tiết giảm đến năm 2030, và sẽ dừng ở năm 2050 theo chương trình Net Zero. Trong khi đó, giá cho điện năng lượng tái tạo rất lớn, bởi suất đầu tư cao, điều này sẽ ảnh hưởng đến giá bình quân của thị trường, và sẽ ảnh hưởng đến giá của EVN cũng như Chính phủ.

Ông Tuấn cho biết thêm, trong lộ trình chuyển đổi điện than sang các nguồn năng lượng mới, cần có cơ chế giá nhiên liệu đầu vào liên thông, linh hoạt, tạo ra lợi nhuận để thu hút đầu tư.

Theo Thoidai.com.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Tiêu điểm

Châu Á sẽ là điểm đến được ưa thích nhất của khách du lịch Mỹ năm 2025

Skyscanner dự báo chi phí vé máy bay và khách sạn sẽ quyết định lựa chọn điểm du lịch của người Mỹ trong năm 2025, với châu Á là điểm đến được ưa thích nhất

Các nền kinh tế châu Á sẽ là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu Giá vàng châu Á hướng đến tuần tăng thứ ba liên tiếp

Giải mã thông điệp được gửi gắm trong bộ sưu tập Vàng 24K năm Ất Tỵ của DOJI

Không chỉ mang giá trị thẩm mỹ, hệ sinh thái sản phẩm vàng 24K năm Ất Tỵ của DOJI còn chứa đựng những thông điệp tinh thần độc đáo, gợi mở hành trình chinh phục thành công và thịnh vượng trong năm mới.

Giá vàng thế giới nối dài đà tăng Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu, đề xuất chính sách thuế nhằm hạn chế đầu cơ bất động sản

Đề xuất đầu tư tuyến đường gần 800 tỷ, dài 5,7km kết nối với cao tốc Tp.HCM

Dự án Hương lộ 2 nối dài, đoạn 2 kết nối với đường cao tốc Tp.HCM - Long Thành - Dầu Giây được xem là một trong số ít tuyến đường lớn có khả năng tháo gỡ các “nút thắt” về hạ tầng giao thông, phục vụ hoạt động đi lại trên địa bàn TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng

Chính thức thi công dự án gần 1.500 tỷ đồng nâng cấp tuyến đường kết nối sân bay Long Thành, dự kiến hoạt động từ năm 2026 Tuyến đường sắt hơn 200 tỷ đồng, 31 ga, tốc độ 160km/h sẽ đi qua 9 tỉnh, thành phía Bắc nào?

Hà Nội muốn giải quyết từ 8-10 điểm ùn tắc giao thông trong năm 2025

Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký ban hành Kế hoạch số 18/KH-UBND ngày 13/1/2025 về việc thực hiện công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, giảm ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2025.

Đường song hành Vành đai 4 dài 58km gồm 6 làn xe đi qua 7 quận, huyện của Hà Nội dự kiến hoàn thành vào quý 4 năm nay Chủ tịch Thuduc House từ nhiệm, hội đồng quản trị không còn thành viên

Đường song hành Vành đai 4 dài 58km gồm 6 làn xe đi qua 7 quận, huyện của Hà Nội dự kiến hoàn thành vào quý 4 năm nay

Dự án đường song hành Vành đai 4 - Vùng Thủ đô có chiều dài khoảng 58km, quy mô 6 làn xe đặt mục tiêu hoàn thành vào quý 4/2025. Tuyến đường này có tổng mức đầu tư là 5.388 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng chiếm 4.525 tỷ đồng.

Tại sao dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô giảm 2.129 tỷ đồng vốn đầu tư? Bất động sản dọc hai bên vành đai 4 tăng giá khi Hà Nội tăng tốc tiến độ triển khai