Một năm tăng giá điện 2 lần, EVN vẫn báo lỗ gần 30.000 tỷ đồng

EVN vẫn báo lỗ lớn trong năm 2023 dù đã có 2 lần tăng giá điện khiến lỗ luỹ kế của EVN lên đến 41.824 tỷ đồng. Khoản nợ của EVN lên đến 311.030 tỷ đồng, tương đương mỗi ngày phải trả 52 tỷ đồng tiền lãi.

Sau năm 2023, lỗ luỹ kế của EVN lên đến 41.824 tỷ đồng

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) mới công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2023. Theo đó, EVN đạt doanh thu 500.719 tỷ đồng doanh thu trong năm 2023, tăng 8,1% so với cùng kỳ năm trước. Sau khi trừ giá vốn, công ty này lãi gộp hơn 13.000 tỷ đồng, tăng 23%. 

Năm 2023, doanh thu tài chính của EVN giảm gần một nửa, còn 4.065 tỷ đồng, do khoản lãi chênh lệch tỷ giá năm 2023 giảm mạnh. Trong năm 2023, EVN lỗ ròng gần 2.500 tỷ đồng do tỷ giá.

Chi phí tài chính trong năm tăng lên 22.686 tỷ đồng do chi phí lãi vay tăng, kết quả, EVN lỗ sau thuế 26.772 tỷ đồng (hơn 1 tỷ USD) trong năm 2023, trong khi cùng kỳ năm ngoái lỗ 20.747 tỷ đồng, riêng công ty mẹ lỗ gần 27.900 tỷ đồng. Đây cũng là năm thứ 2 liên tiếp EVN tiếp tục bị lỗ sản xuất, kinh doanh điện.

Tại thời điểm 31/12/2023, tổng tài sản của EVN đạt 648.983 tỷ đồng, giảm hơn 17.000 tỷ so với số đầu năm. Trong đó, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản của doanh nghiệp này (63%) là tài sản cố định, ở mức 408.710 tỷ đồng, giảm 28.000 tỷ đồng. Khoản phải thu ngắn hạn là 47.740 tỷ đồng.

Lượng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng của EVN đạt 81.275 tỷ đồng, giảm hơn 20.200 tỷ đồng so với số đầu năm. Khoản tiền này đã mang về cho tập đoàn hơn 3.200 tỷ đồng tiền lãi, tương đương mỗi ngày nhận gần 9 tỷ đồng.

Quảng cáo

Nợ vay tài chính của EVN ở mức 311.030 tỷ đồng, giảm hơn 13.000 tỷ so với đầu năm. Tuy nhiên, công ty này đã phải trả 18.982 tỷ đồng tiền lãi vay trong năm qua, tăng 4.500 tỷ, tương đương mỗi ngày phải trả 52 tỷ đồng.

Vốn chủ sở hữu của EVN đạt mức 196.134 tỷ đồng. Cuối năm 2023, tập đoàn này đã lỗ lũy kế 41.824 tỷ đồng.

Trong năm 2023, EVN đã có hai lần tăng giá điện với mức tăng lần lượt 3% và 4,5%, giá bán điện bình quân năm 2023 toàn tập đoàn ước đạt 1.950 đồng/kWh, tăng 68,48 đồng/kWh so với năm 2022.

Đầu tháng 1/2024, lãnh đạo Bộ Công Thương từng kiến nghị xem xét điều chỉnh giá điện để đảm bảo phản ánh biến động của các thông số đầu vào của giá điện, đồng thời để EVN có nguồn thanh toán cho chủ đầu tư các nhà máy điện.

Về dự thảo cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân do Bộ Công Thương trình Thủ tướng vào tháng 3/2024 vừa qua cũng sửa công thức xác định giá, nguyên tắc điều chỉnh giá.

Ngoài phạm vi điều chỉnh tăng giá trong biên độ 5%, EVN cũng sẽ được thực hiện việc tăng giá điện ở mức trên 5% và 10% sau khi có sự đồng ý của Bộ Công Thương và Thủ tướng Chính phủ trong khi trước đó, quyết định 24 chỉ cho EVN thẩm quyền tăng giá ở mức từ 3% đến 5%.

Đáng chú ý, dự thảo đề xuất rút ngắn thời gian điều chỉnh giá từ 6 tháng xuống 3 tháng.

 

Theo Tài chính Tiền tệ Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh

ĐHĐCĐ Sabeco: Ưu tiên sản phẩm trung cấp và cận cao cấp, kỳ vọng cải thiện biên lợi nhuận Sabibeco hậu thâu tóm

Tổng Giám đốc Sabeco nhận định thị trường bia đang có tiềm năng rất lớn với phân khúc phổ thông. Do đó, sản phẩm của công ty đang tập trung vào phân khúc trung cấp và cận cao cấp, thay vì cạnh tranh ở phân khúc cao cấp.

Hoàn tất thương vụ “khủng” tại Sabeco Sabeco báo lãi sau thuế 4.495 tỷ đồng năm 2024

ĐHĐCĐ Novaland 2025: Nỗ lực tái cấu trúc và gỡ vướng pháp lý, cải thiện kết quả kinh doanh

Đối mặt với nhiều khó khăn và áp lực, Novaland khẳng định sẽ tiếp tục tái cấu trúc, nỗ lực tháo gỡ pháp lý dự án, kiện toàn quản trị - điều hành, chuyển đổi số và từng bước triển khai lộ trình ESG hướng tới phát triển bền vững.

Cổ phiếu Novaland thoát diện cảnh báo Novaland lý giải việc trình 2 phương án kinh doanh cho năm 2025

ĐHĐCĐ Viettel Post: Mục tiêu tăng trưởng thận trọng, doanh thu chỉ tăng 1% năm 2025

Lợi nhuận Viettel Post dự kiến tăng chậm hơn doanh thu do ban lãnh đạo dự báo biên lợi nhuận ngành chuyển phát tiếp tục giảm do cạnh tranh gay gắt, trong khi chi phí khấu hao tăng mạnh do các khoản đầu tư dài hạn thực hiện trong năm 2024.

Viettel Construction trở lại mức tăng trưởng lợi nhuận 2 chữ số ĐHĐCĐ Viettel Construction: Mục tiêu lợi nhuận tăng 7,4%, lên kế hoạch tham gia các dự án đường sắt cao tốc, sân bay

Hà Nội lên kế hoạch rà soát trụ sở dôi dư, sử dụng không đúng mục đích

Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Trọng Đông vừa ký ban hành Kế hoạch số 113/KH – UBND ngày 23/4 về việc xử lý và tổ chức xử lý tài sản công là nhà, đất (trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp) không sử dụng hoặc sử dụng kém hiệu quả hoặc sử dụng không đúng mục đích.

Bất động sản công nghiệp: Đích đến mới của các nhà thầu xây dựng? TP. Hồ Chí Minh chấp thuận phá dỡ chung cư nguy hiểm 119B Tân Hoà Đông

Hà Nội giao đất đợt 2 cho Đầu tư DIA xây khu đô thị ở Đan Phượng

Ông Nguyễn Trọng Đông - Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội ngày 22/4 đã ký Quyết định số 2159/QĐ-UBND về việc giao 38.507m2 đất (đợt 2) tại các xã Tân Lập, Tân Hội, huyện Đan Phượng và xã Đức Giang huyện Hoài Đức cho Công ty cổ phần Đầu tư DIA để thực hiện dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị Nhịp sống mới - Sunshine Grand Capital.

Bất động sản công nghiệp: Đích đến mới của các nhà thầu xây dựng? TP. Hồ Chí Minh chấp thuận phá dỡ chung cư nguy hiểm 119B Tân Hoà Đông

Chủ tịch TTC Land: Không chọn tăng trưởng bằng mọi giá, tập trung cải thiện hiệu quả dòng tiền và pháp lý

Năm 2025, TTC Land sẽ chuyển chiến lược từ phòng thủ sang chủ động, đẩy mạnh bán hàng tại các dự án trọng điểm, đồng thời tăng cường kiểm soát dòng tiền, tái cấu trúc bộ máy, tập trung đầu tư vào các dự án có tính khả thi cao và đã được thẩm định kỹ lưỡng.

TTC Land huy động 850 tỷ đồng trái phiếu để đầu tư vào dự án Selavia Phú Quốc Lên kế hoạch bàn giao loạt dự án, TTC Land kỳ vọng lợi nhuận năm 2025 tăng gấp rưỡi

Bất động sản công nghiệp: Đích đến mới của các nhà thầu xây dựng?

Với kinh nghiệm và thế mạnh thi công các dự án bất động sản và hạ tầng khu công nghiệp, các nhà thầu xây dựng đang tận dụng lợi thế để “lấn sân” sang đầu tư bất động sản, nhất là mảng bất động sản công nghiệp - vốn được đánh giá còn tiềm năng tăng trưởng.

Chủ tịch FECON: "Nhà thầu nội đủ năng lực tham gia làm đường sắt tốc độ cao" Coteccons, Fecon và 1 thành viên Liên danh Vietur trúng gói thầu nghìn tỷ tại “siêu dự án” cảng hàng không Long Thành

Doanh thu gấp 2,7 lần cùng kỳ, vì sao lợi nhuận quý I của Phát Đạt giảm?

Quý I/2025, Phát Đạt ghi nhận doanh thu thuần đạt 438 tỷ đồng, gấp 2,7 lần cùng kỳ. Tuy nhiên, do giá vốn tăng và không còn khoản tiền phạt chậm trả như quý I năm ngoái nên lợi nhuận của công ty sụt giảm nhẹ 4%, xuống gần 51 tỷ đồng.

Lãi lớn nhờ bán dự án Bắc Hà Thanh trong quý IV, Phát Đạt vẫn không hoàn thành kế hoạch năm Phát Đạt khẳng định không liên quan đến hoạt động thao túng cổ phiếu PDR