Các đại biểu Quốc hội kỳ vọng vào phiên chất vấn các thành viên Chính phủ

Từ chiều nay 3/11, Quốc hội sẽ tiến hành hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn trong thời gian 2,5 ngày, với 4 nhóm lĩnh vực gồm xây dựng, thông tin - truyền thông, nội vụ, và thanh tra.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Là một trong những hoạt động được đại biểu kỳ vọng nhất tại mỗi kỳ họp, trước thềm phiên chất vấn, một số đại biểu Quốc hội bày tỏ mong muốn, kỳ vọng của mình.

Các Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, và Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong sẽ trả lời các chất vấn tại Quốc hội.

Cuối phiên chất vấn, Thủ tướng Chính phủ và các Phó Thủ tướng cũng sẽ cùng tham gia trả lời chất vấn, giải trình về những vấn đề có liên quan đến 4 nhóm nội dung trên.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và 4 Bộ trưởng, trưởng ngành sẽ trả lời chất vấn
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và 4 Bộ trưởng, trưởng ngành sẽ trả lời chất vấn

Trao đổi trước thềm phiên chất vấn, đại biểu Lê Minh Nam (tỉnh Hậu Giang) bày tỏ tin tưởng, kỳ vọng các đại biểu Quốc hội sẽ phát huy trí tuệ, bản lĩnh, tâm huyết và trách nhiệm trước cử tri, Nhân dân để đặt nhiều câu hỏi chất vấn hay, bám sát thực tiễn, trúng các vấn đề nổi cộm, được dư luận xã hội quan tâm, có ảnh hưởng hoặc tạo sức lan toả tới thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong giai đoạn tới.

Đại biểu Lê Minh Nam cũng kỳ vọng rằng, các Bộ trưởng, thành viên Chính phủ sẽ trả lời thật thoả đáng, thẳng thắn, đúng trọng tâm vấn đề nhằm làm rõ các vấn đề mà các đại biểu Quốc hội quan tâm; đặc biệt chỉ rõ trách nhiệm của ai trong những vấn đề khiến dư luận xã hội bức xúc hoặc đang còn vướng mắc cần được tháo gỡ.

“Các tư lệnh ngành cần nêu rõ giải pháp, hướng giải quyết, lộ trình và thời hạn thực hiện đối với những vấn đề cụ thể được đề cập tại phiên chất vấn, nhằm tạo chuyển biến trong các lĩnh vực thuộc phạm vi trách nhiệm của mình”, đại biểu Lê Minh Nam kỳ vọng.

Đặc biệt, thông qua hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp này, đại biểu Lê Minh Nam tin rằng, các Bộ trưởng, thành viên Chính phủ sẽ xâu chuỗi lại những vấn đề mà cử tri mong mỏi, thực tiễn đang đặt ra với yêu cầu cấp bách, để tập trung giải quyết nhanh hơn, sớm hơn, nhất là trong bối cảnh nước ta vừa vượt qua giai đoạn khó khăn do đại dịch COVID-19 gây ra, song dự báo thời gian tới, tình hình trong nước và bối cảnh quốc tế còn tiềm ẩn nhiều khó khăn, thách thức, đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị.

Từng nhiều lần đưa ra ý kiến về vấn đề phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin để tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước - vấn đề thuộc lĩnh vực thông tin và truyền thông, đại biểu Hoàng Minh Hiếu (tỉnh Nghệ An) cho rằng, cần có các công cụ để đánh giá về sự cần thiết và tính hiệu quả trong việc xây dựng hoặc nâng cấp các ứng dụng công nghệ thông tin của các cơ quan Nhà nước; đặc biệt là việc xây dựng và cung cấp các dịch vụ công trực tuyến phải lấy tính tiện dụng, tính thuận lợi của người dân làm trọng tâm, tránh gây mất thời gian, công sức của người dân trong việc sử dụng các dịch vụ này.

“Việc xây dựng các cơ sở dữ liệu cũng còn thiếu tầm nhìn và thiếu quy hoạch, dẫn đến tình trạng trùng lặp, thiếu kết nối trong việc tổ chức các cơ sở dữ liệu. Đáng chú ý, trong thời gian gần đây có xu hướng trong nhiều dự án luật có các quy định về xây dựng các cơ sở dữ liệu để phục vụ việc thực hiện các đạo luật này.

Việc xây dựng cơ sở dữ liệu cần có sự liên thông đồng bộ, để có thể dễ dàng tích hợp, đối chiếu, tránh trùng lặp về chức năng, về dữ liệu với các cơ sở dữ liệu đang tồn tại hoặc đang được xây dựng”, đại biểu Hoàng Minh Hiếu nêu rõ.

Vì vậy, vị đại biểu này đề nghị Chính phủ sớm hoàn thành việc xây dựng danh mục tổng thể các cơ sở dữ liệu trong các cơ quan Nhà nước; phân định rõ trách nhiệm của từng ngành, lĩnh vực trong việc việc xây dựng các cơ sở dữ liệu của Nhà nước và tăng cường sự kết nối giữa các cơ sở dữ liệu để tránh trường hợp nhiều cơ quan Nhà nước cùng thu thập, xây dựng cơ sở dữ liệu; từ đó, vừa bảo đảm tính hiệu quả, vừa không gây phiền hà, mất thời gian đối với người dân và doanh nghiệp.

Trong lĩnh vực xây dựng, đại biểu Nguyễn Thị Như Ý (tỉnh Đồng Nai) cho biết, tỉnh Đồng Nai là tỉnh có rất đông công nhân. Vì vậy, đại biết rất quan tâm đến nội dung chất vấn Bộ trưởng Bộ Xây dựng, vì trong đó có một phần đề cập đến nhà ở xã hội, nhà ở cho người thu nhập thấp, đặc biệt là nhà ở cho công nhân.

“Về vấn đề này, việc chỉ đạo rất cụ thể, quy định trong việc phải đưa tiêu chí về nhà ở xã hội vào trong chỉ tiêu nghị quyết của từng địa phương, thì đó là những cái rất cụ thể, để mà thực hiện trong thời gian tới”, đại biểu Nguyễn Thị Như Ý băn khoăn.

Cũng quan tâm về lĩnh vực xây dựng, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (tỉnh Hải Dương) đánh giá, trên thực tế, quy hoạch và xây dựng các đô thị lớn đặt ra nhiều thách thức, đặc biệt là những đô thị đông dân như Hà Nội, TP.HCM. Quy hoạch đô thị hiện nay theo đánh giá của các chuyên gia và đông đảo cử tri khá lộn xộn, còn nhiều vấn đề.

Đối với lĩnh vực của Bộ Nội vụ, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga cho biết, gần đây dư luận quan tâm rất nhiều về công chức viên chức bỏ việc, di chuyển từ khu vực công sang khu vực tư… đây là vấn đề rất nhức nhối. “Nhất là lĩnh vực y tế và giáo dục cần nguồn nhân lực đào tạo chất lượng cao. Bộ Nội vụ sẽ có giải pháp gì ngăn chặn tình trạng này?”, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga đặt câu hỏi.

Còn theo đại biểu Tạ Văn Hạ (tỉnh Quảng Nam), tại các phiên chất vấn chắc chắn nhiều đại biểu sẽ quan tâm đến các vấn đề như thừa thiếu giáo viên, công chức bỏ việc, chế độ chính sách với ngành y tế, thông tin xấu độc trên mạng xã hội… Đặc biệt vấn đề về trách nhiệm hiệu quả, hiệu lực của công tác thanh tra, công bố các kết luận thanh tra chắc chắn sẽ được các đại biểu lựa chọn để chất vấn.

Đại biểu Tạ Văn Hạ hy vọng, các Bộ trưởng được chất vấn sẽ đi trực diện vào vấn đề, trả lời thấu đáo, rõ ràng, đẩy đủ các nội dung mà đại biểu và cử tri quan tâm. Bên cạnh đó, đây cũng là cơ hội để các bộ trưởng giãi bày về các vướng mắc, khó khăn trong quá trình triển khai, thực hiện.

"Tôi cho rằng, khi kết thúc chất vấn, mỗi đại biểu Quốc hội đưa ra câu hỏi phải có trách nhiệm giám sát việc thực hiện vấn đề đó. Bộ trưởng cũng phải có trách nhiệm với phần trả lời, với lời hứa của mình để thực hiện trước cử tri, tránh việc đặt vấn đề rồi buông xuôi để đấy, mà cần có hướng giải quyết, giám sát và theo dõi đến cùng”, đại biểu Tạ Văn Hạ nhấn mạnh.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp

Đọc tiếp

Đây là năm có vốn FDI thực hiện cao nhất giai đoạn 2018-2023. (Ảnh: Int)

Vốn FDI thực hiện 11 tháng đạt 20,25 tỷ USD

Theo Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày 20/11/2023, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 28,85 tỷ USD, trong đó vốn thực hiện của các dự án FDI đạt 20,25 tỷ USD, cao nhất trong giai đoạn 2018-2023.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Kim ngạch xuất khẩu tôm trong 10 tháng của năm 2023 giảm đến 24%

Xuất khẩu tôm đi Mỹ và Trung Quốc kỳ vọng khả quan 2 tháng cuối năm

Kim ngạch xuất khẩu tôm trong 10 tháng của năm 2023 giảm đến 24%. Dự kiến, nhu cầu tăng cao từ Mỹ và Trung Quốc trong 2 tháng cuối năm sẽ giúp xuất khẩu tôm sang 2 thị trường này vẫn tăng trưởng dương. Song, chưa thể giúp kim ngạch xuất khẩu tôm cả nước lấy lại đà tăng trưởng dương trong năm nay, cho dù mức sụt giảm có phần thu hẹp lại so với các tháng trước đó.

Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Nguyễn Quốc Hùng: Tính đến tháng 9/2023, tín dụng tiêu dùng của toàn hệ thống đạt khoảng 2.703 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 21,2% tổng dư nợ nền kinh tế.

Thu hồi nợ khó khăn, một số tổ chức tín dụng buộc phải cắt giảm danh mục cho vay tiêu dùng

Khách hàng cố tình không trả nợ, người trước khuyên người sau không trả nợ; các hội nhóm rủ nhau “bùng nợ” tràn lan trên mạng xã hội… làm cho hoạt động thu hồi nợ, đặc biệt là nợ tín dụng tiêu dùng của tổ chức tín dụng (TCTD) gặp rất nhiều khó khăn. Một số TCTD buộc phải chủ động cắt giảm danh mục cho vay tiêu dùng, tránh nợ xấu tiếp tục phát sinh.

Kế hoạch dự toán ngân sách năm 2023 và năm 2024, không còn nguồn nào để bố trí cho Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành

Tìm lời giải nguồn vốn để bố trí cho Dự án sân bay Long Thành

Theo Luật Đầu tư công, toàn bộ số vốn kế hoạch năm 2020, 2021 còn lại chưa giải ngân hết của Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành đã bị hủy dự toán. Kế hoạch dự toán ngân sách năm 2023 và năm 2024 cũng không còn nguồn nào dư ra để đáp ứng yêu cầu bố trí cho Dự án.

Chat với BizLIVE