"Cá chép vượt vũ môn" - Dấu ấn nửa nhiệm kỳ của Tư lệnh ngành giao thông

Là một Tiến sỹ chuyên ngành ngân hàng - tài chính, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng bị đặt nhiều hoài nghi khi tiếp quản “ghế nóng” ngành giao thông vận tải. Vượt qua những áp lực đó, dấu ấn của vị Tư lệnh giao thông trong nửa nhiệm kỳ là không thể bàn cãi.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng

Có thể nói, năm 2023 của ngành giao thông vận tải ghi dấu nhiều kỷ lục được ví như “cá chép vượt vũ môn” mà thời kỳ trước đó chưa ai làm được, cụ thể như kỷ lục về giải ngân vốn đầu tư công.

Tính đến hết tháng 12/2023, toàn ngành giao thông đã giải ngân đạt khoảng 92.000 tỷ đồng/94.000 tỷ đồng (đạt trên 95% kế hoạch), cao gấp 1,7 lần năm 2022, gấp 2,2 lần năm 2021. Đây là con số giải ngân đầu tư công cao nhất trong lịch sử ngành giao thông và là đơn vị đứng đầu cả nước về tỷ lệ giải ngân.

Trước đó, khi ông Nguyễn Văn Thắng nhậm chức trong bối cảnh ngành giao thông gặp nhiều khó khăn, nguyên Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể xin từ chức “ghế nóng” cho thấy áp lực đối với ngành rất lớn. Nhưng đó cũng là bước ngoặt giúp cho ngành giao thông có một “luồng gió mới”.

Chia sẻ về vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng từng thừa nhận, khi được giao giải ngân trên 94.000 tỷ đồng (gần gấp đôi so với năm 2022) thực sự là một thách thức rất lớn đối với cá nhân và toàn ngành giao thông vận tải.

“Đây là nhiệm vụ và cũng là thách thức trong bối cảnh nhiều dự án mới khởi công, giải phóng mặt bằng còn chậm, nguồn nguyên vật liệu, cát đắp thiếu hụt, thời tiết diễn biến bất thường, các công trình còn bộn bề khó khăn bị ngăn sông cấm chợ do dịch Covid-19 bùng phát…", ông Thắng chia sẻ.

Tuy nhiên, để gỡ nút thắt giải ngân tại các dự án, Bộ đã giao chi tiết kế hoạch và điều chỉnh linh hoạt qua 10 đợt, điều chuyển vốn từ dự án chậm giải ngân, xử lý nghiêm cán bộ có hành vi nhũng nhiễu, gây khó khăn cho nhà thầu trong quá trình thanh toán… Đồng thời phát động các phong trào thi đua với mục đích vừa động viên, cổ vũ, vừa là “mệnh lệnh” với tinh thần.

“Đã nỗ lực rồi thì nỗ lực hơn nữa, cố gắng rồi thì cố gắng hơn nữa, quyết tâm rồi thì quyết tâm cao hơn nữa”, cùng với một tinh thần “vượt nắng thắng mưa”, ngành giao thông đã hoàn thành kỷ lục giải ngân vốn.

Nhờ sự truyền lửa đó, năm 2023, toàn ngành giao thông đã khởi công 26 dự án, trong đó 18 dự án đường bộ, 2 dự án đường thủy, 3 dự án đường sắt; hoàn thành 20 dự án, trong đó có 9 dự án thành phần cao tốc Bắc Nam với chiều dài 475 km, nâng tổng số 1.892 km đường bộ cao tốc được đưa vào sử dụng. Như vậy, chỉ trong nửa nhiệm kỳ của mình, Tư lệnh ngành giao thông đã hoàn thành và đưa vào sử dụng 730 km đường cao tốc vượt xa giai đoạn 2015 - 2020 (5 năm).

“Với tinh thần làm việc hăng say, xuyên lễ, xuyên Tết, vượt nắng thắng mưa, chỉ tiến không lùi của toàn ngành GTVT, trong nửa nhiệm kỳ đầu đã hoàn thành trên 730km đường cao tốc, tinh thần này cần lan tỏa đến các công trường”.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá.

Vươn ra biển lớn

Một trong những dấu ấn rõ nét trong nửa nhiệm kỳ Tư lệnh ngành giao thông phải nhắc đến đó là quyết tâm đầu tư nâng tầm cảng biển Việt Nam. Đây cũng là một trong những Chương trình hành động của Bộ GTVT thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết số 50/NQ-CP của Chính phủ về ưu tiên đầu tư, sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng trọng điểm về giao thông đường biển.

Chính nhờ sự quan tâm đặc biệt từ Bộ GTVT trong lĩnh vực hàng hải đã giúp nhiều cảng biển của Việt Nam liên tục lọt top đầu các bảng xếp hạng cảng biển uy tín của thế giới.

Ông Hoàng Hồng Giang, Cục Phó Cục hàng hải Việt Nam chia sẻ, năm 2022 ngành hàng hải đã đạt được thành tựu đáng ghi nhận trong quản lý và khai thác cảng biển khi Ngân hàng Thế giới (World Bank) công bố Chỉ số hiệu quả hoạt động container (CPPI), trong đó Cảng container quốc tế Cái Mép đứng thứ 12/348 cảng container trên thế giới.

Nói thêm về mục tiêu nâng tầm cảng biển Việt Nam, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Xuân Sang cho hay: Từ nay đến năm 2030, tổng kinh phí đầu tư phát triển hệ thống cảng biển cần khoảng 313.000 tỷ đồng, gồm các bến cảng kinh doanh dịch vụ xếp dỡ hàng hóa (không gồm kinh phí đầu tư các bến cảng, cầu cảng chuyên dùng). Trong đó, nguồn vốn Nhà nước đóng vai trò vốn mồi.

Phần vốn Nhà nước đầu tư trong lĩnh vực cảng biển tới nay chỉ khoảng 16 – 17%, còn lại 83% là tư nhân, các doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước. Trong giai đoạn 2011 – 2020, hơn 200.000 tỷ đồng huy động được vào lĩnh vực hàng hải thì nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp (DN) đạt tới 173.000 tỷ đồng, ngân sách Nhà nước chỉ khoảng 28.000 tỉ đồng.

“1 đồng vốn Nhà nước bỏ ra thu hút 7 đồng vốn tư nhân”

Với số lượng huy động vốn tư nhân trong lĩnh vực cảng biển từ 2023 – 2030 là rất lớn, Bộ GTVT tự tin “không lo không hút được vốn”. Bởi theo tính toán của Bộ GTVT trong 20 năm qua, 1 đồng vốn Nhà nước bỏ ra đã thu hút được 7 đồng của tư nhân, bởi lẽ các doanh nghiệp đầu tư vào cảng biển có lợi nhuận. Mặt khác, các chính sách về đầu tư công, đầu tư bằng vốn mồi nhà nước rất tốt, mới đảm bảo hiệu quả cho nhà đầu tư”.

Thứ trưởng Nguyễn Xuân Sang cho biết.

Trong năm qua, lĩnh vực hàng không cũng ghi nhận nhiều nỗ lực của ngành giao thông vận tải, từ việc lựa chọn nhà thầu cho gói thầu 35.000 tỷ đồng của “siêu dự án” sân bay Long Thành để tăng tốc thi công bù lại tiến độ 4-5 năm bị chậm, đến việc hoàn thành cảng hàng không Phú Bài, hoàn thành sân bay Điện Biên (chỉ trong 11 tháng thi công) đã được Quốc hội, Chính phủ, dư luận đánh giá cao. Cùng đó, hàng loạt các dự án cảng hàng không khác cũng đang “tăng tốc” thi công như: Dự án Nhà ga T3 - Cảng HKQT Tân Sơn Nhất; Dự án mở rộng nhà ga T2 Cảng HKQT Nội Bài…. Bên cạnh đó, thị trường vận tải hàng không cũng đang hồi phục giúp các hãng hàng không Vietnam Airlines, Vietjet bắt đầu có lãi…

Đáng chú ý, trong lĩnh vực đường sắt, dự án được dư luận ngóng chờ nhất là tuyến đường sắt cao tốc Bắc – Nam lần đầu tiên được Chính phủ đưa vào danh mục các dự án kết cấu hạ tầng trọng điểm, cụ thể hoá trong chương trình hành động của Chính phủ.

Mục tiêu đến năm 2025 phấn đấu hoàn thành phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam. Đến năm 2030, phấn đấu khởi công dự án gồm các đoạn ưu tiên Hà Nội - Vinh dài 281 km, Tp.Hồ Chí Minh - Nha Trang dài 370 km. Đến năm 2045 sẽ hoàn thành đưa vào khai thác toàn tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.

Như vậy, trong nửa nhiệm kỳ ngắn ngủi, dấu ấn của Tư lệnh ngành giao thông từng được đánh giá là “tay ngang” phần nào ghi dấu trên mọi lĩnh vực của ngành. Từ đó, dần khắc họa nên chân dung một Tư lệnh trẻ trung, xông xáo, quyết đoán, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm và như đánh giá của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: “Ngành giao thông đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao”.

Theo markettimes.vn

Đọc tiếp

Ảnh minh họa

Dòng vốn FDI giúp duy trì "điểm sáng" của thị trường bất động sản công nghiệp trong quý đầu tiên năm 2024

Bất động sản khu công nghiệp vẫn là điểm sáng của thị trường trong quý 1/2024 nhờ tăng trưởng tốt dòng vốn FDI. Giá thuê đất trung bình tăng nhẹ 1% tại Hà Nội, đạt 214 USD/m²/kỳ hạn, so với quý trước, trong khi giá thuê đất trung bình tại TP.Hồ Chí Minh và Đà Nẵng vẫn không tăng, lần lượt là 230 USD/m²/kỳ hạn và 95 USD/m²/kỳ hạn.

Ảnh minh họa

Bất động sản công nghiệp miền Bắc tăng sức hút với các nhà đầu tư lớn

Sự tăng trưởng nhờ vào nền kinh tế vĩ mô, các chính sách liên quan, nhu cầu trong nước và những tiến bộ công nghệ đã giúp Hà Nội và 5 tỉnh trọng điểm miền Bắc tiếp tục giữ vị trí top 10 trung tâm thu hút dòng vốn FDI nhiều nhất Việt Nam, với lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 16,7 tỷ USD trong năm 2023.

Thông tin mới nhất về tuyến đường 14.000 tỉ đồng kết nối từ cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu

Thông tin mới nhất về tuyến đường 14.000 tỉ đồng kết nối từ cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu

Sau khi thống nhất đầu tư tuyến đường nối cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu mới đây dự án đang được hoàn tất các bước chuẩn bị để khởi công. Trong đó, với đoạn qua TP. Bà Rịa sẽ ban hành giá đất cụ thể để tiến hành đền bù ngay trong tháng 4/2024.

Hội nghị triển khai Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư

Bà Rịa-Vũng Tàu, thỏi “nam châm” hút vốn đầu tư trong và ngoài nước

Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu vừa tổ chức “Hội nghị triển khai Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư”. Trong khuôn khổ hội nghị, tỉnh tiến hành trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định chủ trương đầu tư và tăng vốn cho 15 dự án với tổng vốn đăng ký hơn 25.880 tỷ đồng và hơn 1,4 tỷ USD cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Khu công nghiệp - ảnh minh họa

Tây Ninh sắp có thêm khu công nghiệp quy mô gần 500 ha

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 214/QĐ-TTg chấp thuận chủ trương dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp Hiệp Thạnh - giai đoạn 1, tại xã Hiệp Thạnh, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh.

Xuất khẩu của Việt Nam trên đà hồi phục

Xuất khẩu của Việt Nam trên đà hồi phục

Với mức tăng trưởng cao trong tháng 1/2024 (tăng 42% so với cùng kỳ năm 2023), giới chuyên môn dự báo: xuất khẩu của Việt Nam đang trên đà phục hồi và sẽ tiếp tục đà tăng trưởng nhanh trong những tháng tới.

Chat với BizLIVE