Bloomberg: Lạm phát toàn cầu vẫn cao dai dẳng bất chấp các nỗ lực của NHTW

Trong tình huống hiện tại, chính phủ các nước cần đưa ra biện pháp giảm tác động của lạm phát lên người dân và đưa lạm phát trở lại ngưỡng kiểm soát.

Rủi ro lạm phát kéo dài đã tăng cao hơn bất chấp việc giá cả hàng hóa tại nhiều khu vực trên thế giới sụt giảm, theo chuyên gia kinh tế trưởng tại Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) – ông Claudio Borio nói với nhật báo Đức FAZ vào ngày thứ Hai.

Theo Bloomberg, những thành công ban đầu trong kiềm chế lạm phát giờ đã khó được lặp lại, ông Borio nói. Ông khẳng định thêm rằng lạm phát lõi, không tính giá thực phẩm và năng lượng có nhiều biến động, hiện đang ở ngưỡng cao dai dẳng và ổn định ở ngưỡng cao, thậm chí tăng lên. Chuyên gia kinh tế này khẳng định với FAZ rằng giai đoạn tiếp theo của cuộc chiến chống lạm phát khó khăn hơn và cần đến tất cả những nỗ lực.

Một trong những lý do quan trọng chính là nhiều người điều chỉnh hành vi của mình để thích ứng lạm phát cao khi lạm phát kéo dài. Thực tế này ảnh hưởng nhiều đến mối liên kết giữa giá cả và mức lương cao, ông Borio phân tích.

Trong tình huống hiện tại, chính phủ các nước cần đưa ra biện pháp giảm tác động của lạm phát lên người dân và đưa lạm phát trở lại ngưỡng kiểm soát. Chi tiêu công thấp hơn sẽ làm giảm áp lực lên tổng cầu và vì vậy sẽ giúp các ngân hàng trung ương đương đầu với lạm phát, ông Borio nói.

Lạm phát tại Mỹ tháng 5/2023 hạ nhiệt xuống mức thấp nhất trong hơn 2 năm, yếu tố này nhiều khả năng sẽ làm giảm áp lực lên Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) về việc phải tiếp tục nâng lãi suất để kiềm chế lạm phát, theo nội dung bài báo mới được CNBC đăng tải.

Chỉ số giá tiêu dùng Mỹ tháng 5/2023, chỉ số đo lường diễn biến giá cả hàng hóa dịch vụ, tăng chỉ 0,1% trong tháng gần nhất. Như vậy lạm phát Mỹ tháng 5/2023 chỉ tăng 4% so với cùng kỳ năm 2022, thấp hơn nhiều so với con số 4,9% của tháng 4/2023.

Mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng Mỹ trong 12 tháng qua như vậy cao nhất tính từ tháng 3/2021 khi mà lạm phát mới chỉ bắt đầu tăng. Từ đó đến nay, lạm phát Mỹ đã có lúc leo lên ngưỡng cao nhất trong 41 năm.

Tuy nhiên nếu loại bỏ thực phẩm và năng lượng khỏi rổ hàng hóa tính CPI, tình hình chung của chỉ số giá tiêu dùng không được lạc quan như vậy.

Chỉ số giá tiêu dùng lõi tháng 5/2023 tăng 0,4% so với tháng liền trước và tăng 5,3% so với cùng kỳ năm trước, nó cho thấy áp lực giá cả đã hạ nhiệt phần nào nhưng người tiêu dùng hiện vẫn đang khó khăn.

Quảng cáo

Tất cả những con số mới công bố đúng với dự báo của các chuyên gia.

Việc giá cả năng lượng hạ 3,6% đã giúp cho chỉ số CPI không tăng mạnh trong tháng. Giá thực phẩm chỉ tăng 0,2%.

Việc chi phí nhà ở tăng 0,6% đã góp phần quan trọng đẩy giá cả tiêu dùng nói chung tăng cao hơn. Các chi phí liên quan đến nhà ở chiếm khoảng 1/3 tỷ trọng của chỉ số.

Giá các phương tiện đi lại đã qua sử dụng tăng 4,4%, tương đương với mức tăng của tháng 4/2023, còn chi phí đi lại tăng 0,8%.

Lạm phát trong khu vực đồng tiền chung châu Âu tháng 5/2023 rơi xuống mức thấp nhất trong 15 tháng. Như vậy bối cảnh này tạo điều kiện thuận lợi cho việc Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có thể hoãn chương trình nâng lãi suất mạnh tay, theo nội dung bài báo mới được Wall Street Journal đăng tải.

Tuy nhiên, trước tiên, dữ liệu mới nhất này nhiều khả năng cũng không thể ngăn được ECB nâng lãi suất thêm ¼ điểm phần trăm trong cuộc họp bàn về chính sách tiền tệ vào ngày 15/6/2023, thế nhưng sẽ khiến cho ECB chững lại sau đó.

Một số ngân hàng trung ương lớn bao gồm Fed đang cố gắng đánh giá xem liệu bằng cách nào và khi nào cần ngừng nâng lãi suất bởi lạm phát giảm và tăng trưởng kinh tế chững lại.

Việc hãm phanh chính sách sẽ giúp các ngân hàng trung ương có thời gian đánh giá được ảnh hưởng từ các động thái chính sách gần đây. Những chính sách này được đánh giá đã gây ra nhiều căng thẳng tài chính đồng thời tạo ra nhiều căng thẳng trong kinh tế toàn cầu.

Cơ quan Thống kê Liên minh châu Âu (EU) công bố chỉ số giá tiêu dùng trong khu vực đồng tiền chung châu Âu tháng 5/2023 tăng 6,1% so với cùng kỳ năm trước, giảm đáng kể so với mức lạm phát 7% vào tháng 4/2023. Các chuyên gia kinh tế tham gia khảo sát của Wall Street Journal trong tuần trước đã dự báo về mức lạm phát 6,4%.

Tỷ lệ lạm phát thường niên giảm có nguyên nhân trực tiếp từ việc giá năng lượng hạ nhiệt đà tăng. Trong tháng 3/2022, giá năng lượng tăng vọt sau khi căng thẳng Nga – Ukraine bắt đầu, tuy nhiên từ đó đến nay đã giảm trở lại. Giá thực phẩm vẫn tăng mạnh, theo dữ liệu cho hay.

Theo Lao động & Công đoàn Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh quốc tế

Thị trường châu Á khởi sắc trong phiên đầu tuần

Chiều 23/9, giá dầu tại châu Á đi lên, giữa lo ngại xung đột ở Trung Đông có thể làm giảm nguồn cung trong khu vực., cũng như kỳ vọng việc Mỹ cắt giảm lãi suất trong tuần trước sẽ hỗ trợ nhu cầu

Quyết định giảm mạnh lãi suất của Fed “phủ xanh” các thị trường châu Á Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Trong phiên 20/9 tại châu Á, giá dầu trên đà khép lại tuần tăng thứ hai liên tiếp, trong khi giá vàng dao động gần mức cao kỷ lục, nhờ động lực đến từ quyết định hạ lãi suất vừa qua của Fed.

Các thị trường hàng hóa đi lên trước thềm cuộc họp của Fed Thị trường châu Á chiều 18/9: Giá dầu "hụt hơi" sau hai ngày đi lên

Thị trường bất động sản Trung Quốc suy yếu khiến giá đồng và sắt lao dốc

Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, giá nhà mới tại 70 thành phố đã giảm 4,9% so với cùng kỳ năm trước trong tháng 7/2024, sau khi giảm 4,5% trong tháng trước đó.

Goldman Sachs nhận định gì về ngành bất động sản Trung Quốc trong những năm tới? Lối thoát nào cho thị trường bất động sản Trung Quốc?