Bamboo Airways thay Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc

Hội đồng quản trị Bamboo Airways vừa thông qua quyết định bầu ông Lê Thái Sâm đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị, ông Nguyễn Ngọc Trọng đảm nhiệm chức vụ Phó chủ tịch kiêm Tổng giám đốc.

Trong thông cáo vừa phát đi, CTCP Hàng không Tre Việt (Bamboo Airways, mã BAV) cho biết, ngày 8/7, Hội đồng quản trị (HĐQT) công ty đã chính thức thông qua các nội dung liên quan đến cơ cấu mới của ban lãnh đạo và điều hành.

Theo đó, HĐQT Bamboo Airways đã chấp thuận đơn xin từ nhiệm của 4 thành viên HĐQT, bao gồm Chủ tịch HĐQT Bamboo Airways - ông Oshima Hideki, Phó chủ tịch Thường trực HĐQT - ông Nguyễn Ngọc Trọng, Phó chủ tịch HĐQT - ông Doãn Hữu Đoàn, và Phó chủ tịch HĐQT - ông Phan Đình Tuệ.

Cùng với đó, HĐQT Bamboo Airways đã thông qua quyết định bầu các thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2023 - 2028 thay thế các thành viên từ nhiệm.

Theo đó, ông Lê Thái Sâm sẽ đảm nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT, ông Oshima Hideki giữ chức vụ Phó chủ tịch Thường trực HĐQT, ông Lê Bá Nguyên và ông Nguyễn Ngọc Trọng đảm nhiệm chức vụ Phó chủ tịch HĐQT. Trong đó, ông Nguyễn Ngọc Trọng kiêm đảm nhiệm chức vụ Tổng giám đốc Bamboo Airways thay thế ông Nguyễn Minh Hải đã từ nhiệm trước đó.

hdqt-7878-8691.jpg Ông Lê Thái Sâm, tân Chủ tịch HĐQT Bamboo Airways (thứ tư từ phải sang)

Tân Chủ tịch Bamboo Airways - ông Lê Thái Sâm sinh năm 1964, tốt nghiệp Trường Đại học Kinh tế TP.HCM. Ông đã có hơn 30 năm kinh nghiệm hoạt động đầu tư, kinh doanh trong các lĩnh vực bất động sản, thương mại dịch vụ, tài chính - ngân hàng trước khi tham gia HĐQT của Bamboo Airways.

Tại thời điểm Bamboo Airways gặp khó khăn, ông Lê Thái Sâm đã cho Bamboo Airways vay 7.727,8 tỷ đồng (bao gồm cả gốc và lãi, tính đến ngày 10/4/2023) không lãi suất và/hoặc lãi suất thấp và không có tài sản đảm bảo.

Tại đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bất thường diễn ra ngày 9/5/2023, Bamboo Airways đã thông qua phương án tăng vốn thêm 11.500 tỷ đồng lên 30.000 tỷ đồng thông qua việc phát hành thêm 1,15 tỷ cổ phần, trong đó, 772 triệu cổ phần phát hành, tương ứng giá trị 7.720 tỷ đồng để hoán đổi cho ông Lê Thái Sâm và 378 triệu cổ phần phát hành cho nhà đầu tư chiến lược (theo bản kiến nghị của ông Lê Thái Sâm).

Quảng cáo

Một ngày sau đó (ngày 10/5/2023), trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, vốn điều lệ của Bamboo Airways đã được nâng lên 26.220 tỷ đồng, tăng thêm 7.720 tỷ đồng (từ hoán đổi cổ phần). Như vậy, Bamboo Airways đã vượt Vietnam Airlines trở thành hãng hàng không có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam.

Tại thời điểm ngày 3/5/2023, ông Lê Thái Sâm sở hữu 231,7 triệu cổ phiếu BAV. Và đến ngày 10/5/2023, sau lần hoán đổi nợ nói trên, ông Sâm đã cầm thêm 772 triệu cổ phần, nâng tổng số cổ phần lên hơn 1 tỷ cổ phần.

Trước đó, HĐQT Tập đoàn FLC đã quyết nghị việc chuyển nhượng toàn bộ 401,5 triệu cổ phần BAV mà FLC đang sở hữu cho ông Lê Thái Sâm.

Trong thông cáo vừa phát đi, Bamboo Airways cho biết, ông Lê Thái Sâm hiện sở hữu số cổ phần tương đương trên 50% vốn điều lệ của hãng. Điều này đồng nghĩa với việc FLC đã hoàn tất chuyển nhượng cổ phần Bamboo Airways cho ông Sâm. Sau chuyển nhượng, ông Sâm sở hữu hơn 1,4 tỷ cổ phần của Bamboo Airways, tương đương 53,6% vốn điều lệ (trên vốn điều lệ hiện tại là 26.220 tỷ đồng).

Biến động "thượng tầng" tại Bamboo Airways diễn ra sau chưa đầy một tháng sau khi hãng bay này vừa tổ chức ĐHĐCĐ thường niên (ngày 21/6) và bầu mới 7 thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2023 - 2028, bao gồm ông Nguyễn Ngọc Trọng, ông Doãn Hữu Đoàn, ông Lê Bá Nguyên, ông Lê Thái Sâm , ông Trần Hoà Bình, ông Hideki Oshima, ông Phan Đình Tuệ, bổ sung và thay thế cho các thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2019 - 2024 đã từ nhiệm trước đó.

Như vậy, trong cơ cấu ban lãnh đạo mới, ông Doãn Hữu Đoàn và ông Phan Đình Tuệ đã rời HĐQT của Bamboo Airways.

Theo Bamboo Airways, việc điều chỉnh cơ cấu HĐQT và Ban Tổng giám đốc là một phần trong tiến trình tiếp tục kiện toàn bộ máy nhân sự trong công cuộc tái cơ cấu tổ chức của Bamboo Airways.

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2023, ông Nguyễn Ngọc Trọng khẳng định Bamboo Airways đang quyết liệt cơ cấu lại để vừa ổn định bộ máy, vừa chuẩn bị cho những chiến lược lớn, dài hạn. Để thực hiện tốt khối lượng công việc khổng lồ, quan trọng như vậy bắt buộc toàn bộ bộ máy. Theo đó, công ty sẽ phân công nhiệm vụ rõ ràng giữa HĐQT và Ban điều hành.

Ông Nguyễn Ngọc Trọng cho biết thêm, trong năm 2023, hoạt động kinh doanh của Bamboo Airways dự kiến vẫn sẽ lỗ, tuy nhiên công ty sẽ cố gắng để giảm lỗ 50% so với năm 2022, đến năm 2024 cố gắng thoát lỗ và năm 2025-2026 có lãi.

Năm 2023, Bamboo Airways định hướng tăng trưởng kinh doanh trên hai con số, trong khoảng 15-20% tùy theo diễn biến thị trường. Hãng cũng dự kiến phát triển đội tàu bay đến cuối năm 2023 đạt 30-36 máy bay, chủ yếu là máy bay thân hẹp.

Theo Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Sao chép

Cùng chuyên mục Bất động sản

Ai được hưởng lợi nhiều nhất từ bảng giá đất mới của Tp.HCM?

Theo Sở TN&MT Tp.HCM, bảng giá đất điều chỉnh có lợi cho người dân có đất bị thu hồi sẽ được bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thỏa đáng hơn, với số tiền được bồi thường cao hơn trước đây. Nguồn thu ngân sách nhà nước từ đất sẽ tăng thêm trong thời gian tới.

VARS: Diễn biến các cuộc đấu giá đất vừa bất thường, vừa bình thường Bộ Tài nguyên và Môi trường yêu cầu điều chỉnh bảng giá đất để tránh trục lợi khi đấu giá

Những điểm mới quan trọng về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Nghị định 88

Tại Hội nghị phổ biến các Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai năm 2024, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã giới thiệu về những điểm mới quan trọng của Nghị định số 88/2024/NĐ-CP về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

Người dân có cần làm lại sổ đỏ khi Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ 1/8? Hà Nội thúc cấp “sổ đỏ” cho người dân sau khi Luật Đất đai có hiệu lực

Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh lần thứ 2 kiến nghị gỡ vướng hồ sơ đất đai bị ách tắc

Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh vừa có văn bản khẩn gửi UBND Thuế TP. Hồ Chí Minh về việc giải quyết hồ sơ đất đai từ ngày 1/8/2024. Đây là văn bản kiến nghị lần thứ 2 của Cục Thuế Thuế TP. Hồ Chí Minh trong vòng 1 tháng qua về vấn đề này.

Lệ phí trước bạ tăng thế nào khi sang tên sổ đỏ theo Luật mới? Ngân hàng Nhà nước cho vay đặc biệt trong trường hợp nào?

Cắt giảm tối đa thủ tục hành chính trong xây dựng và mua bán nhà ở xã hội

Đây là một trong những nội dung được nêu ra tại Quyết định số 927/QĐ-TTg được Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 24/5/2024 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát triển nhà ở xã hội trong tình hình mới.

Một công ty chứng khoán dự báo lợi nhuận Hoà Phát có thể tăng 80% năm 2024 Đất nền phía Nam phản ứng thế nào với Luật mới?

Bộ Xây dựng tiếp tục đề xuất giảm lãi suất cho vay gói 120.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội

Mặc dù Ngân hàng Nhà nước đã 2 lần hạ lãi suất nguồn vốn 120.000 tỷ đồng, tuy nhiên với lãi suất áp dụng trong nửa đầu năm 2024 là 8%/năm với chủ đầu tư và 7,5% với người mua nhà và thời gian ưu đãi ngắn với 3 năm chủ đầu tư và 5 năm với người mua nhà là chưa thực sự thu hút người vay.

SK Group sẽ chuyển nhượng lại toàn bộ cổ phần WinCommerce cho Masan Group Đất nền phía Nam phản ứng thế nào với Luật mới?

Tình trạng khan cung tại Tp.HCM lên đến “đỉnh điểm”, căn hộ 3 tỉ đồng xem là phân khúc nhà bình dân

Mặt bằng giá căn hộ Tp.HCM liên tục bị “xô đổ”, tiêu chí xếp hạng phân khúc vì thế cũng thay đổi theo. Nếu trước đây căn hộ 3 tỉ đồng/căn xếp ngưỡng trung – cao cấp thì hiện nay được gọi là nhà bình dân.

Thị trường bất động sản Trung Quốc suy yếu khiến giá đồng và sắt lao dốc Ngân hàng vẫn đổ mạnh tiền cho vay bất động sản