10/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tăng giá trong tháng 7

Giá xăng dầu tăng cùng với nhu cầu sử dụng điện tăng và mức đóng bảo hiểm y tế được điều chỉnh theo mức lương cơ sở mới là những nguyên nhân chính khiến CPI tháng 7/2024 tăng 0,48% so với tháng trước, tăng 4,36% so với cùng kỳ năm trước.

10/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tăng giá trong tháng 7

Theo số liệu Tổng cục Thống kê vừa công bố, tháng 7/2024, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 0,48% so với tháng trước, tăng 1,89% so với tháng 12/2023 và tăng 4,34% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 7 tháng năm 2024, CPI tăng 4,12% so với cùng kỳ năm trước.

Trong mức tăng 0,48% của CPI tháng 7/2024 so với tháng trước có 10 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng; riêng nhóm bưu chính, viễn thông ổn định giá.

Trong 10 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng, nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng mạnh nhất với mức tăng 3,77% chủ yếu do giá bảo hiểm y tế tăng 28,45% khi mức lương cơ sở được điều chỉnh từ 1,8 triệu đồng/tháng lên 2,34 triệu đồng/tháng.

Kế đến, nhóm giao thông tăng 1,45% (làm cho CPI chung 0,14 điểm phần trăm), chủ yếu do giá dầu diezen tăng 4,07%; giá xăng trong nước tăng 3,55% do ảnh hưởng của các đợt điều chỉnh giá trong tháng. Giá vận tải hành khách bằng đường hàng không tăng 20,44%; đường sắt tăng 4,4%; vận tải hành khách bằng đường bộ tăng 0,04%; vận tải hành khách kết hợp tăng 0,01% do nhu cầu đi lại trong dịp hè tăng…

Nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng cũng tăng 0,5% do giá điện sinh hoạt tăng 1,39%; nước sinh hoạt tăng 0,22%, giá dầu hỏa tăng 4,02, giá thuê nhà tăng 0,2%; giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 0,08%. Riêng giá gas giảm 0,01% so với tháng trước do một số cửa hàng giảm giá để kích cầu tiêu dùng.

Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,26% (làm cho CPI chung tăng 0,09 điểm phần trăm), trong đó, lương thực giảm 0,03%; thực phẩm tăng 0,31% (làm cho CPI chung tăng 0,07 điểm phần trăm); ăn uống ngoài gia đình tăng 0,25%.

Quảng cáo

Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,14%, trong đó giá dịch vụ du lịch trọn gói tăng 0,23%; nhà khách, khách sạn tăng 0,43% do tháng 7 học sinh nghỉ hè nên nhu cầu đi du lịch của các cơ quan, doanh nghiệp và gia đình tăng cao.

Nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,13%, trong đó giá khám chữa bệnh nội trú tăng 0,19%; dịch vụ khám chữa bệnh ngoại trú tăng 0,08%.

Nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,11% do nhu cầu tiêu dùng tăng khi thời tiết nắng nóng. Trong khi đó, nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,07% do chi phí nhân công tăng.

Tương tự, nhóm may mặc, mũ nón và giày dép tăng 0,03% do chi phí vận chuyển và nhân công tăng.

Ngoài ta, chỉ số giá của nhóm giáo dục cũng tăng 0,02%, trong đó giá sản phẩm từ giấy tăng 0,4%; bút viết các loại tăng 0,15%; sách giáo khoa tăng 0,05%.

Riêng nhóm bưu chính, viễn thông giữ mức giá ổn định do các doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh tiếp tục thực hiện chương trình khuyến mại, kích cầu mua sắm. Trong đó, máy điện thoại di động thông minh và máy tính bảng giảm 0,39% so với tháng trước; giá sửa chữa điện thoại tăng 0,19%.

Lạm phát cơ bản tháng 7/2024 tăng 0,36% so với tháng trước, tăng 2,61% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 7 tháng năm 2024, lạm phát cơ bản tăng 2,73% so với cùng kỳ năm 2023, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 4,12%), chủ yếu do giá lương thực, thực phẩm, điện sinh hoạt, dịch vụ giáo dục, dịch vụ y tế và xăng dầu là yếu tố tác động làm tăng CPI nhưng thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính lạm phát cơ bản.

Theo Thoidai.com.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Tiêu điểm

Giá lương thực, thực phẩm tăng sau bão đẩy CPI tháng 9 tăng 0,29%

Tháng 9/2024, CPI tăng 0,29% chủ yếu do giá lương thực, thực phẩm tăng cao tại các tỉnh, thành phố bị ảnh hưởng trực tiếp bởi bão và hoàn lưu bão; một số địa phương thực hiện tăng học phí cũng như giá thuê nhà ở tăng.

CPI bình quân 6 tháng đầu năm 2024 tăng vượt mức 4% CPI tháng 8 ổn định, lạm phát cơ bản tăng 0,24% so với tháng trước

Thủ tướng: Đề xuất cơ chế đặc thù, đặc biệt cho Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam 67 tỷ USD

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải đã chủ trì họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục

Vì sao suất đầu tư lên tới 1.000 tỷ đồng/km cho dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam?

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về dự án đường sắt tốc độ cao trục Bắc-Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành, cơ quan liên quan để thảo luận, cho ý kiến về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam và triển khai các dự án đường sắt kết nối với Trung Quốc.

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo khẩn trương thực hiện bồi thường bảo hiểm nhanh chóng, đầy đủ, kịp thời do bão số 3 và mưa lũ sau bão Chính phủ ban hành quy định mới “gỡ vướng” cho loạt dự án nhà ở xã hội và thương mại

Phó Chủ tịch TTC Group: Cần sớm xây dựng trung tâm tài chính quốc tế để hỗ trợ thị trường vốn

Việc xây dựng trung tâm tài chính quốc tế sẽ hỗ trợ thị trường vốn Việt Nam phát triển đa dạng, đóng góp tỷ trọng lớn về nguồn vốn bền vững bên cạnh thị trường tiền tệ; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân, nâng cao vị thế Việt Nam.

World Bank ước tính tiềm năng huy động vốn mới cho thị trường vốn Việt Nam là 78 tỷ USD Nốt "trầm" thị trường vốn đẩy bất động sản vào khó khăn "kép"

Làm thế nào để 30.000 doanh nghiệp vừa cùng "lớn"?

Để gia tăng số lượng "đàn sếu" của nền kinh tế và kéo theo lực lượng doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ đi lên, lãnh đạo Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam kiến nghị Chính phủ tập trung hơn nữa các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp vừa.

Thủ tướng: Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp với tinh thần vướng ở đâu, tháo gỡ ở đó Thống đốc Nguyễn Thị Hồng: Ngành Ngân hàng dành các gói tín dụng trị giá 405.000 tỷ đồng hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị tác động bởi cơn bão số 3