HSBC nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam lên 6,5%

Với kết quả tăng trưởng tốt hơn kỳ vọng trong 6 tháng đầu năm, HSBC nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam lên 6,5%. Điều này đồng nghĩa với việc Việt Nam sẽ có khả năng trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất ASEAN trong năm nay.

HSBC nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam lên 6,5%

Việt Nam khép lại quý II/2024 với GDP ước tính tăng 6,93% so với cùng kỳ năm trước, vượt xa kỳ vọng của thị trường là 6%. Sự phục hồi của kinh tế Việt Nam cũng cho thấy sự lan tỏa ở hầu hết các lĩnh vực.

Phục hồi phong độ tăng trưởng

Trong báo cáo vừa phát hành, Bộ phận Nghiên cứu Toàn cầu HSBC cho rằng, tăng trưởng GDP tích cực trong quý II/2024 sẽ là cú hích mạnh mẽ cho nền kinh tế Việt Nam.

“Mặc dù khởi đầu năm 2024 có phần hơi thất vọng nhưng tăng trưởng GDP quý II/2024 của Việt Nam đã vọt lên 6,9% so với cùng kỳ năm trước, gần như là mức cao nhất trong hai năm đổ lại đây, vượt xa mức kỳ vọng của HSBC cũng như thị trường là 6%”, báo cáo của HSBC đánh giá.

Cộng thêm điều chỉnh tăng nhẹ về tăng trưởng của quý I/2024, kết quả tăng trưởng 6 tháng đầu năm của Việt Nam đã được nâng lên 6,42% so với cùng kỳ năm trước.

HSBC nhận định không chỉ tăng trưởng đầy thuyết phục, điều đáng khích lệ là tăng trưởng đã bắt đầu có dấu hiệu lan rộng. Trong đó, lĩnh vực gây ngạc nhiên nhất chính là sản xuất, tăng trưởng 10% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả này cũng được phản ánh qua tăng trưởng xuất khẩu mạnh mẽ của quý II, đạt 15% so với cùng kỳ năm trước.

Phục hồi xuất khẩu của Việt Nam vẫn chủ yếu ở mảng điện tử nhưng đã bắt đầu lan rộng sang các lĩnh vực khác - Nguồn: CEIC, HSBC

Bà Yun Liu, Chuyên gia kinh tế phụ trách thị trường ASEAN, Bộ phận Nghiên cứu Toàn cầu HSBC cho rằng, mặc dù xu hướng phục hồi không đồng đều trong lĩnh vực thương mại, chủ yếu được dẫn dắt bởi phục hồi trong mảng điện tử vẫn còn tiếp tục, song các ngành hàng khác ngoài điện tử cũng bắt đầu có dấu hiệu phục hồi. Cụ thể, xuất khẩu dệt may và da giày, vốn bị ảnh hưởng bởi gián đoạn ở Biển Đỏ, cũng phục hồi trở lại và chứng kiến tăng trưởng ở mức hai con số trong quý II vừa qua.

Song song với tình hình thương mại tươi sáng, tâm lý các nhà sản xuất cũng tốt lên thấy rõ. Điều này thể hiện qua việc PMI tháng 6 tăng mạnh lên 54,7 điểm, không chỉ vượt hẳn ngưỡng mở rộng 50 điểm mà còn đạt mức cao nhất trong vòng hai năm qua. Cùng với đó, tình hình việc làm và đơn hàng xuất khẩu mới đã tăng cao so với những tháng gần đây, là "bảo chứng" cho triển vọng tốt hơn của lĩnh vực sản xuất ở Việt Nam.

Cũng theo chuyên gia của HSBC, mặc dù thương mại ngắn hạn giờ mới bắt đầu cất cánh, nhưng triển vọng FDI dài hạn vẫn luôn là một điểm sáng. Mặc dù đã giảm so với đỉnh của năm 2017, FDI mới vẫn tiếp tục đổ vào Việt Nam. Tất nhiên, lĩnh vực sản xuất chiếm phần lớn với vốn FDI đăng ký mới đạt gần 10 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm 2024 (4% GDP). Ngoài ra, dù phần lớn vốn hướng về sản xuất, lĩnh vực bất động sản cũng đang nổi lên với tăng trưởng mạnh mẽ so với tình hình suy giảm năm ngoái.

Quảng cáo

Trong khi đầu tư từ Trung Quốc đại lục và Hàn Quốc thường thu hút sự chú ý nhiều nhất, đầu tư từ các nước ASEAN cũng đang chảy qua Việt Nam, đặc biệt là từ Singapore. Trên thực tế, Singapore đứng đầu các nước cung cấp FDI nhiều nhất cho Việt Nam. Chẳng hạn, CapitaLand đang có kế hoạch đầu tư 110 triệu USD ở Việt Nam nhằm giúp hỗ trợ sự chuyển dịch trong các chuỗi cung ứng sản xuất. Một diễn biến quan trọng đáng quan tâm chính là dự thảo kế hoạch do Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình lên Chính phủ ngày 5/7 đề xuất thành lập một quỹ hỗ trợ đầu tư từ nguồn thu tăng thêm khi thực hiện thuế tối thiểu toàn cầu 15% trong năm nay.

Bên cạnh thương mại, các dịch vụ liên quan đến du lịch tiếp tục duy trì đà tích cực. Điều này lý giải vì sao các ngành như vận tải và lưu trú tiếp tục tỏa sáng. Chỉ trong nửa năm 2024, Việt Nam đã thu hút hơn 8,8 triệu lượt khách, vượt mức của năm 2019. Đặc biệt, ngay cả chưa có cơ chế miễn thị thực, lượng du khách Trung Quốc trở lại đã đạt 80% so với thời điểm đó. Mặc dù Việt Nam đang trên đà đạt được mục tiêu đón 17-18 triệu lượt khách trong năm 2024, HSBC vẫn nhận thấy có dư địa để cải thiện hơn nữa, bao gồm mở rộng danh sách miễn thị thực.

Tuy nhiên, chuyên gia của HSBC cũng lưu ý, khác với các lĩnh vực bên ngoài, tăng trưởng doanh thu bán lẻ chưa lấy lại phong độ trước đại dịch. Theo ước tính của HSBC, chỉ số này vẫn còn thiếu hụt một mức đáng kể tương đương 10% so với xu hướng trước đại dịch. Dù vậy, trong bối cảnh sự phục hồi bên ngoài tiếp tục lan rộng, hiệu ứng lan tỏa cũng sẽ tác động đến lĩnh vực trong nước và có khả năng trở nên rõ rệt hơn trong quý IV/2024.

Bên cạnh việc Chính phủ vẫn có các chính sách để hỗ trợ cho kinh tế trong nước, gần đây Quốc hội đã đồng ý kéo dài thời gian giảm thuế VAT từ 10% xuống 8% đến hết năm, đồng thời giảm một số loại phí đối với một số ngành, nhiều khả năng sẽ phần nào giúp nâng đỡ cho kinh tế trong nước.

Lạm phát có khả năng đã đạt đỉnh

Cũng trong báo cáo, chuyên gia của HSBC lưu ý, khác với tăng trưởng, lạm phát dường như là một mối lo trước mắt. Lạm phát toàn phần trong tháng 6 tăng 0,2% so với tháng trước, khiến lạm phát so với cùng kỳ năm trước vẫn ở mức cao là 4,3%. Trong khi giá dầu giảm xuống giúp xoa dịu tình hình, giá thịt lợn tăng, do dịch tả lợn châu Phi vẫn còn tiếp diễn, khiến lạm phát tháng 6 tăng lên so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù vậy, lạm phát có khả năng sẽ giảm trong 6 tháng cuối năm 2024 khi hiệu ứng cơ sở thuận lợi bắt đầu có tác động.

“Ngoại trừ diễn biến xấu của dịch bệnh có thể ảnh hưởng đến nguồn cung thịt lợn, lạm phát của Việt Nam khả năng đã đạt đỉnh. Và khi hiệu ứng cơ sở thuận lợi bắt đầu có tác động trong nửa cuối năm 2024, dự báo lạm phát bình quân 6 tháng cuối năm sẽ dịu xuống ở mức hơn 3%, nhiều khả năng đưa lạm phát bình quân của cả năm xuống 3,6%”, chuyên gia của HSBC nhận định.

HSBC cho rằng lạm phát của Việt Nam có khả năng đã đạt đỉnh - Nguồn: CEIC, HSBC

Tựu trung lại, HSBC tin tưởng rằng Việt Nam vẫn đang đi đúng hướng để chứng kiến triển vọng tăng trưởng sáng sủa hơn trong năm 2024, nếu tình hình phục hồi tiếp tục lan rộng. Với kết quả tăng trưởng tốt hơn kỳ vọng trong 6 tháng đầu năm, Bộ phận Nghiên cứu Toàn cầu HSBC nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam lên 6,5% từ mức 6%. Điều này đồng nghĩa với việc Việt Nam sẽ có khả năng trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất ASEAN trong năm 2024, một vị trí Việt Nam đã tạm nhường cho Malaysia và Philippines trong năm 2022 và 2023.

Mặc dù vậy, HSBC lưu ý, mức độ ổn định trong phục hồi thương mại và mức độ lan tỏa của sự phục hồi này sang lĩnh vực trong nước là các yếu tố cần theo dõi chặt chẽ. Đồng thời, HSBC giữ nguyên quan điểm về việc Ngân hàng Nhà nước sẽ duy trì lãi suất chính sách ổn định ở 4,5% trong năm nay bất chấp những quan ngại chưa dứt về ngoại hối có thể khiến Ngân hàng Nhà nước phải tăng lãi suất.

Theo cập nhật về kịch bản tăng trưởng năm 2024 báo cáo Chính phủ tại cuộc họp Chính phủ thường kỳ tháng 6, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nêu ra 2 phương án. Ở kịch bản thứ nhất, tăng trưởng cả năm đạt 6,5% (cận trên mục tiêu Quốc hội quyết nghị), tăng trưởng quý III là 6,5%, quý IV là 6,6% (kịch bản tại Nghị quyết số 01 là 6,7% và 7%).

Ở kịch bản thứ hai, tăng trưởng cả năm đạt 7%, tăng trưởng quý III là 7,4%, quý IV là 7,6%, cao hơn kịch bản tại Nghị quyết số 01 là 0,7% và 0,6%.

Theo lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ở kịch bản thứ nhất, nếu tăng trưởng cả năm là 6,5% thì tăng trưởng quý III, IV chỉ khoảng 6,5%- 6,6%. Quý III và IV là các quý động lực của năm, nếu như GDP chỉ ở mức 6,5% thì hoàn toàn khả thi.

Do đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tính toán, tham mưu, báo cáo Chính phủ phương án cao hơn, đó là kịch bản thứ hai với dự kiến cả năm đạt 7%. Nếu theo phương án này, quý III và IV GDP sẽ lần lượt tăng khoảng 7,4-7,6%. Mặc dù trên 7% là mức cao nhưng hoàn toàn có khả năng phấn đấu được.

 

Theo Thoidai.com.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Tiêu điểm

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu, bia: Cần có lộ trình phù hợp tránh tạo “cú sốc”

Sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Nhiều đại biểu ủng hộ việc tăng thuế đối với mặt hàng thuốc lá, rượu, bia, nhưng cho rằng cần có lộ trình phù hợp, tránh tạo cú sốc cho doanh nghiệp và nền kinh tế.

Cân nhắc lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt để tránh “gây sốc” cho doanh nghiệp, người tiêu dùng Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt: Sabeco có vị thế tốt để giành lại thị phần?

Giá dầu giằng co giữa các yếu tố căng thẳng địa chính trị và nguồn cung

Phiên 19/11, giá dầu ít biến động, khi dấu hiệu leo thang căng thẳng Nga-Ukraine làm dấy lên nguy cơ gián đoạn nguồn cung, nhưng việc mỏ Johan Sverdrup nối lại sản xuất đã hạn chế đà tăng của dầu.

Giá dầu thế giới phục hồi từ mức thấp nhất trong gần hai tuần Giá dầu thế giới tăng nhẹ trong phiên giao dịch biến động

Làm đường sắt tốc độ cao: Cần cái "bắt tay" của doanh nghiệp Việt trước cơ hội lớn

Theo các chuyên gia và lãnh đạo nhà thầu trong nước, trước cơ hội thị trường xây lắp vô cùng lớn từ dự án đường sắt tốc độ cao, các doanh nghiệp Việt Nam cần bắt tay nhau, chỉ có hợp tác là cơ hội duy nhất để tham gia sâu vào dự án và không thua ngay trên chính sân nhà.

“Quy mô nền kinh tế dự kiến đạt 564 tỷ USD đầu tư đường sắt tốc cao không còn là trở ngại lớn” Sáng nay chính thức trình Quốc hội dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam hơn 67 tỷ USD

Thách thức lớn nhất của FED dưới thời chính quyền Tổng thống Donald Trump là xác định lãi suất trung tính?

Cổ phiếu đã tăng giá kể từ cuộc bầu cử Tổng thống, trong khi trái phiếu bị cuốn vào cuộc giằng co giữa xu hướng tăng và giảm giá, với những người tham gia ở cả hai thị trường đang cố gắng dự đoán hướng đi của nền kinh tế Mỹ dưới thời chính quyền Trump sắp

Fed tiếp tục hạ lãi suất ở mức 0,25%, chỉ ra một động lực quan trọng của nền kinh tế Mỹ đang suy yếu Chứng khoán Mỹ chốt phiên giảm điểm sau phát biểu của Chủ tịch Fed

Trung Quốc thông báo giảm thuế xuất khẩu đối với 209 sản phẩm

Số liệu do Tổng cục Hải quan Trung Quốc công bố gần đây cho thấy xuất khẩu của nước này trong tháng Tám tăng gần 9% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt khoảng 309 tỷ USD, cao nhất từ tháng 9/2022.

Giá nhà mới tại Trung Quốc giảm mạnh "Làm gì cũng đứng nhất", Trung Quốc vẫn chưa chịu dừng lại: Tham vọng chiếm lĩnh một thứ chưa ai đụng tới

Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế VAT trong 6 tháng đầu năm 2025

Bộ Tài chính đề xuất giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT), áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% (còn 8%) từ ngày 1/1/2025 đến hết ngày 30/6/2025.

Nâng ngưỡng doanh thu chịu thuế VAT để "khoan sức dân" Quốc hội thông qua giảm 2% thuế VAT đến hết 30/6/2024

10 tháng mới đạt hơn 52% kế hoạch, Bộ Tài chính kiến nghị quyết liệt giải ngân vốn đầu tư công

Giải ngân vốn đầu tư công 10 tháng năm 2024 mới đạt 52,29%, Bộ Tài chính kiến nghị các bộ, cơ quan trung ương và địa phương thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công trong những tháng cuối năm.

Nhiều vướng mắc, giải ngân đầu tư công từ nguồn vốn nước ngoài đến nay mới đạt 8,58% Ngành giao thông dự kiến giải ngân 98% vốn đầu tư công được giao trong năm 2024

Mỹ đánh giá tích cực về chính sách tiền tệ của Việt Nam

Theo Báo cáo bán niên về "Chính sách kinh tế vĩ mô và ngoại hối của các đối tác thương mại lớn với Mỹ", Bộ Tài chính Mỹ đánh giá tích cực về chính sách tiền tệ của Việt Nam và tiếp tục xác định "không thao túng tiền tệ".

Việt Nam tiếp tục không nằm trong danh sách giám sát về thao túng tiền tệ Mỹ đưa Việt Nam ra khỏi Danh sách giám sát về thao túng tiền tệ