CPI bình quân 6 tháng đầu năm 2024 tăng vượt mức 4%

CPI bình quân quý II/2024 tăng 4,39% so với quý II/2023 và CPI bình quân 6 tháng đầu năm 2024 tăng 4,08% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 2,75%.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Tổng cục Thống kê vừa công bố báo cáo tình hình kinh tế - xã hội 6 quý II và 6 tháng cuối năm 2024. Theo báo cáo, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6 tăng 0,17% so với tháng trước và tăng 1,4% so với tháng 12/2023 nhưng tăng 4,34% so với cùng kỳ năm trước.

Theo Tổng cục Thống kê, trong mức tăng 0,17% của CPI tháng 6/2024 so với tháng trước có 8 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng và 3 nhóm hàng có chỉ số giá giảm. Trong đó, giá thịt lợn tăng do dịch tả lợn châu Phi tại một số địa phương, đồng thời, giá dịch vụ y tế của một số tỉnh/thành phố được điều chỉnh tăng là nguyên nhân chính khiến CPI tăng nhẹ.

Tính chung cả quý II/2024, CPI bình quân tăng 4,39% so với quý II/2023. Trong đó, giáo dục tăng 8,15%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 7,63%; hàng hóa và dịch khác là 6,13%; nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 5,62%; hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 4,48%; giao thông tăng 4,28%; đồ uống và thuốc lá tăng 2,61%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 2,1%; may mặc, mũ nón và giày dép tăng 1,66%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 1,31%. Riêng bưu chính, viễn thông giảm 1,36%.

CPI bình quân 6 tháng đầu năm 2024 tăng 4,08% so với bình quân cùng kỳ năm 2023 do các nguyên nhân: Chỉ số giá nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống bình quân 6 tháng đầu năm 2024 tăng 4% so với cùng kỳ năm trước (tác động làm CPI chung tăng 1,34 điểm %).

Quảng cáo

Trong đó, chỉ số giá nhóm lương thực tăng 15,76%, tác động làm CPI tăng 0,58 điểm %, trong đó giá gạo tăng 20,98% theo giá gạo xuất khẩu và nhu cầu tiêu dùng tăng trong dịp lễ, Tết, làm CPI chung tăng 0,53 điểm %; nhóm thực phẩm tăng 2,05%, làm CPI chung tăng 0,44 điểm %; nhóm ăn uống ngoài gia đình tăng 4,13%, làm CPI chung tăng 0,36 điểm % do nhu cầu tăng cùng với giá nguyên liệu đầu vào và chi phí nhân công tăng.

Đồng thời, chỉ số giá nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 5,51% so với cùng kỳ năm trước, tác động làm CPI chung tăng 1,04 điểm %, chủ yếu do chỉ số giá nhà ở thuê và nhà chủ sở hữu tính quy đổi tăng 4,95%, tác động làm CPI tăng 0,52 điểm %; chỉ số giá điện sinh hoạt tăng 9,45% do nhu cầu sử dụng điện tăng cùng với việc EVN điều chỉnh mức bán lẻ giá điện bình quân trong năm 2023 làm CPI chung tăng 0,31 điểm %. Bên cạnh đó, chỉ số giá nước sinh hoạt bình quân sáu tháng tăng 10,15% so với cùng kỳ năm trước; vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 1,87%.

Chỉ số giá nhóm giáo dục tăng 8,58% do trong năm học 2023-2024 một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng mức học phí, làm CPI chung tăng 0,53 điểm %.

Chỉ số giá nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 7,07%, tác động làm CPI chung tăng 0,38 điểm % do giá dịch vụ y tế được điều chỉnh tăng theo quy định của Chính phủ.

Ngược lại, một số yếu tố góp phần kiềm chế tốc độ tăng CPI 6 tháng đầu năm 2024 là: Chỉ số giá nhóm bưu chính, viễn thông sáu tháng đầu năm 2024 giảm 1,41% so với cùng kỳ năm trước do giá điện thoại thế hệ cũ giảm khi các doanh nghiệp áp dụng chương trình giảm giá, kích cầu đối với các dòng điện thoại thông minh đưa ra thị trường sau một thời gian.

Cũng theo Tổng cục Thống kê, CPI cơ bản (CPI sau khi loại trừ lương thực, thực phẩm tươi sống, năng lượng và mặt hàng do Nhà nước quản lý bao gồm dịch vụ y tế và giáo dục) tháng 6/2024 tăng 0,18% so với tháng trước, tăng 2,61% so với cùng kỳ năm trước.

Bình quân 6 tháng đầu năm 2024, lạm phát cơ bản đạt 2,75% so với cùng kỳ năm 2023, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 4,08%), chủ yếu do giá lương thực, điện, dịch vụ giáo dục và dịch vụ y tế là yếu tố tác động làm tăng CPI nhưng thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính lạm phát cơ bản.

Theo thoidai.com.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Tiêu điểm

Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất bị dột, Bộ Xây dựng ra công điện khẩn

Bộ Xây dựng yêu cầu Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) khẩn trương rà soát, khắc phục triệt để những khiếm khuyết của công trình, trong đó đặc biệt lưu ý xử lý dứt điểm tình trạng nước mưa rò rỉ từ mái kính xuống sàn.

Cuộc đua tăng vốn của các “ông lớn” hàng không ACV, Vietnam Airlines, Vietjet Cảng hàng không (ACV) lần đầu trong lịch sử chia cổ tức bằng cổ phiếu, hơn 10.000 cổ đông xếp hàng chờ

Chỉ đạo mới nhất của Thủ tướng về đàm phán lần thương mại đối ứng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ

Sáng 24/5, Thủ tướng đã chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ nghe báo cáo, đánh giá tình hình và cho ý kiến về các định hướng, giải pháp, công việc tiếp theo sau vòng đàm phán lần thứ 2 Hiệp định song phương về thương mại đối ứng Việt Nam và Hoa Kỳ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận thêm nhiệm vụ mới Thủ tướng yêu cầu quyết tâm giải ngân 100% vốn đầu tư công năm 2025

Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu hình thành sàn giao dịch vàng

Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về quản lý thị trường vàng, Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước trước mắt đưa chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới xuống còn khoảng 1-2%...

Phiên 22/5, giá vàng thế giới đảo chiều đi xuống Đồng pha với thế giới, giá vàng SJC quay đầu giảm

Lộ diện địa phương duy nhất có kim ngạch xuất khẩu cán mốc 16 tỷ USD trong 4 tháng năm 2025

Tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa trong 4 tháng/2025 đạt 140,34 tỷ USD, tăng 13% (tương ứng tăng 16,12 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước. Theo Cục Hải quan, sau 1/3 chặng đường năm, tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa đã đạt mốc cao nhất từ trước tới nay.

Năm 2025, phấn đấu GDP bình quân đầu người đạt trên 5.000 USD Sáng 23/5, Quốc hội bàn kế hoạch đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8%

Logistics: Bệ phóng cho các đô thị toàn cầu

Tại Rotterdam, Thâm Quyến hay Singapore, logistics đã nâng tầm và đưa các đô thị trở thành tâm điểm sầm uất của cả thế giới. Một diện mạo tương tự đang hiện hữu tại Hải Phòng, trong đó khu vực Hải An đóng vai trò mũi nhọn.

Doanh nghiệp cảng biển và đường bộ: Kinh doanh tăng trưởng tích cực Nhóm Cảng biển tạo điểm nhấn cho thị trường trước kỳ nghỉ lễ

Sáng 23/5, Quốc hội bàn kế hoạch đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8%

Theo Chương trình kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, sáng thứ 6 (ngày 23/5) Quốc hội thảo luận tại tổ về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có giải pháp để đạt mục tiêu GDP tăng 8% trở lên.

GDP 2024 đạt 475 tỷ USD, Việt Nam cần bao lâu để vượt mốc 1.000 tỷ USD? Việt Nam vừa lập kỷ lục tăng trưởng GDP, mục tiêu vào top 30 nền kinh tế lớn thế giới

Quỹ nhà ở quốc gia sẽ hoạt động phi lợi nhuận

Theo Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc, Quỹ nhà ở quốc gia được lập, hoạt động phi lợi nhuận với nguồn lực chủ yếu từ ngân sách để hỗ trợ xây nhà ở xã hội, nhà giá rẻ cho người có nhu cầu.

Kho bạc Nhà nước liên tục mua vào ngoại tệ giữa lúc tỷ giá tăng cao Top 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất: Tân binh tạo sóng, một cổ phiếu DN Nhà nước "bốc đầu" gần 60%

Kiếm tiền thời công nghệ: SeAMobile - một ứng dụng, nhiều cơ hội

Không cần vốn, không tốn nhiều thời gian, ứng dụng ngân hàng số SeAMobile của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) mở ra cơ hội gia tăng thu nhập cho người dùng mọi nơi mọi lúc khi giới thiệu thêm bạn bè đăng ký và sử dụng các tiện ích.

Fed cảnh báo áp lực giá Bà Nguyễn Đức Thạch Diễm rời ghế Tổng Giám đốc Sacombank sau gần 8 năm điều hành

Thủ tướng yêu cầu quyết tâm giải ngân 100% vốn đầu tư công năm 2025

Chủ trì Hội nghị thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu quyết tâm giải ngân 100% vốn đầu tư công trong năm 2025 (mục tiêu trước đây là 95%).

Thủ tướng đôn đốc đẩy mạnh giải ngân đầu tư công năm 2025 Giải ngân vốn đầu tư công 4 tháng ước đạt gần 130.000 tỷ đồng