Xuất siêu của Việt Nam "nhích" nhẹ trong nửa đầu tháng 6

Với mức xuất siêu chỉ đạt 131 triệu USD nửa đầu tháng 6, cán cân thương mại lũy kế của cả nước tới giữa tháng 6 đạt gần 9,8 tỷ USD; xuất - nhập khẩu đều tiếp tục sụt giảm hai con số so với cùng kỳ 2022...

Theo số liệu thống kê sơ bộ mới cập nhật từ Tổng cục Hải quan, trong kỳ 1 tháng 6/2023 (từ 1/6-15/6), tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 27,26 tỷ USD, giảm 14% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa 13,7 tỷ USD, giảm 9%; nhập khẩu hàng hóa đạt 13,56 tỷ USD, giảm 18%.

Lũy kế từ đầu năm đến ngày 15/6, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 287,92 tỷ USD, giảm 15% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, xuất khẩu hàng hóa đạt 148,86 tỷ USD, giảm 12%; nhập khẩu hàng hóa đạt 139,06 tỷ USD, giảm 18%.

Với cán cân thương mại trong kỳ 1 tháng 6 thặng dư 131 triệu USD, lũy kế từ đầu năm đến 15/6, Việt Nam xuất siêu 9,79 tỷ USD.

Nhiều nhóm hàng xuất, nhập khẩu tiếp tục sụt giảm

Về xuất khẩu, trong nửa đầu tháng 6, có 4 mặt hàng ghi nhận xuất khẩu đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên với tổng trị giá 7,15 tỷ USD, chiếm 52% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước.

Cụ thể, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 2,42 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2022. Điện thoại các loại và linh kiện đạt 1,74 tỷ USD, giảm 5,4%; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác với 1,5 tỷ USD, giảm 21%; hàng dệt may với 1,47 tỷ USD, giảm 14%.

Quảng cáo

Đáng chú ý, trong kỳ, tiếp tục có tới 33/45 mặt hàng xuất khẩu ghi nhận tăng trưởng âm so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, dầu thô là mặt hàng có mức giảm lớn nhất với (-85%), đạt 25 triệu USD; kế đến là phân bón (-79%), đạt 20 triệu USD; sắn và sản phẩm từ sắn (-59%), đạt 29 triệu USD…

xuat-khau-2842.png

Xuất khẩu của một số nhóm hàng lớn lũy kế từ 01/01/2023 đến 15/6/2023 và cùng kỳ năm 2022. Nguồn Tổng cục Hải quan

Về nhập khẩu, trong kỳ đầu tháng 6, có 2 mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên với tổng kim ngạch đạt 5,42 tỷ USD, chiếm gần 40% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa.

Cụ thể, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 3,66 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2022. Trong khi đó, máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác đạt 1,76 tỷ USD, lại giảm 15%.

Trong kỳ, ghi nhận tới 44/53 mặt hàng nhập khẩu có mức tăng trưởng âm về trị giá so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, một số mặt hàng có mức sụt giảm mạnh là: Sắt thép phế liệu có mức giảm tới hơn 80%; điện thoại và linh kiện giảm 70%...

nhap-khau-5016.png

Nhập khẩu của một số nhóm hàng lớn lũy kế từ 01/01/2023 đến 15/5/2023 và cùng kỳ năm 2022. Nguồn Tổng cục Hải quan

Theo Thị trường Tài chính Tiền tệ Sao chép

Cùng chuyên mục Thị trường 3

Chỉ số S&P 500 và Nasdaq nối dài chuỗi kỷ lục

Tại thị trường chứng khoán Phố Wall, chỉ số S&P 500 ghi nhận mức đóng cửa cao kỷ lục phiên thứ năm liên tiếp trong phiên 9/7, trong khi chỉ số Nasdaq đóng cửa ở mức cao kỷ lục phiên thứ sáu liên tiếp.

S&P 500 và Nasdaq đồng loạt tăng lên mức cao nhất mọi thời đại sau báo cáo CPI thấp hơn dự kiến Cổ phiếu Nvidia đảo chiều giúp chỉ số Nasdaq thoát khỏi sắc đỏ

Người mua chờ đợi điều gì từ nay đến cuối năm?

Cuối năm 2024, nhiều dự đoán tích cực về thị trường bất động sản đang tạo tâm lý phấn khởi cho người mua nhà. Song, việc “cân đo đong đếm” giữa các yếu tố khiến không ít người người “gác” chuyện mua nhà sang thời điểm cuối năm 2024.

Nhà đầu tư nước ngoài đổ vào thị trường bất động sản 2,47 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm Chung cư là phân khúc 'nóng' nhất thị trường bất động sản 6 tháng đầu năm

Việt Nam xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất vào Mỹ

Top 5 thị trường xuất khẩu hạt tiêu chủ lực có đến 4 thị trường tăng trưởng mạnh về khối lượng và trị giá, chỉ riêng thị trường Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất là giảm lượng nhập khẩu.

Thêm vụ nghi lừa đảo khi xuất khẩu hồ tiêu và nhân điều sang thị trường Dubai-UAE Diện tích ngày một giảm, đe dọa vị trí nước xuất khẩu hồ tiêu số 1 thế giới của Việt Nam

Nghịch lý ngành phân bón: Sản xuất dư thừa, nhập siêu vẫn tăng mạnh

Năng lực sản xuất ure của 4 nhà máy trong nước là: Phú Mỹ, Cà Mau, Ninh Bình và Hà Bắc khoảng 3 triệu tấn. Nhu cầu ure cho sản xuất nông nghiệp trong nước từ 1,6 – 1,8 triệu tấn/năm. Sản xuất dư thừa doanh nghiệp phải đẩy mạnh xuất khẩu để giảm tồn kho, trong khi đó nhập khẩu ure vẫn tăng.

Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau: Cung ứng tối đa nội địa, hướng mạnh xuất khẩu Phân bón Cà Mau ký hợp tác với Tập đoàn Yetak, đẩy mạnh thị phần tại Campuchia