Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ thoát tăng trưởng âm nhờ ... viên nén và dăm gỗ

Xuất khẩu gỗ phải đối mặt với thực trạng thiếu đơn hàng, kim ngạch xuất khẩu gỗ giảm. Tuy nhiên, 10 tháng đầu năm nay xuất khẩu gỗ vẫn tăng 11,5% so với năm ngoái. Trong đó, xuất khẩu dăm gỗ và viên nén gỗ xấp xỉ 700 triệu USD, nếu giải quyết được bài toán công nghệ thì tiềm năng của các phụ phẩm ngành gỗ trị giá tỷ đô sẽ được khơi dậy.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Theo Tổng cục Hải quan, tháng 10/2022, xuất khẩu gỗ đạt 1,199 tỷ USD, tăng 7,6% so với tháng trước, cộng dồn 10 tháng đầu năm xuất khẩu gỗ đạt 13,486 tỷ USD, tăng 11,5% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, sản phẩm gỗ đạt 775,08 triệu USD, tăng 5,5% so với tháng trước, cộng dồn 10 tháng đạt 9,363 tỷ USD, tăng 3,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong quá trình phát triển có thể nói đây là con số tăng thấp nhất của sản phẩm đồ gỗ.

Doanh nghiệp ngành gỗ trong tình thế “trụ được tháng nào hay tháng đó

Đồ gỗ là mặt hàng xuất khẩu không thiết yếu và thuộc về loại hàng xa xỉ nên bị tác động bởi những biến động thế giới trước nhất, và trầm trọng nhất bắt đầu từ tháng 5/2022.

Ông Nguyễn Liêm - Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT), Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Lâm Việt cho biết, thực trạng của các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu đồ gỗ bây giờ trong tình thế trụ được tháng nào hay tháng đó. Hiện có một số nhà máy chế biến gỗ đã đóng cửa, số còn lại hoạt động từ 30% - 40% công suất. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này thì quá rõ ràng.

Thứ nhất, do lạm phát ở châu Âu và Hoa Kỳ dẫn đến lãi suất cho vay mua nhà ở các nước này đã tăng lên từ 7% - 8%/năm, trong khi trước đây lãi suất vay có 3%/năm. Với mức lãi suất cao như vậy bây giờ không có ai dám vay tiền mua nhà.

Thứ hai đối với nhà đầu tư, hiện nay họ không xây dựng các dự án nhà ở mới và như vậy là không có nhu cầu về đồ gỗ và sản phẩm gỗ trang trí trong các căn hộ.

Thứ ba đối với người tiêu dùng, người dân Mỹ có thói quen sau vài năm sử dụng họ sẽ thay mới đồ gỗ nội thất, bây giờ lạm phát tăng cao đồng tiền mất giá nên chi tiêu dè xẻn, đồng tiền làm ra chỉ dùng để mua thực phẩm và các mặt hàng thiết yếu.

“Tình hình này không chỉ xảy ra ở Mỹ mà cả châu Âu cũng vậy, nhu cầu đồ gỗ và sản phẩm gỗ giảm thì rõ ràng xuất khẩu phải giảm theo và trong bối cảnh kinh tế thế giới diễn biến phức tạp như hiện nay sẽ rất khó tiên liệu cho tương lai của ngành gỗ”, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Lâm Việt nói.

Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc tăng mua dăm gỗ và viên nén gỗ

Trong khi xuất khẩu đồ gỗ và sản phẩm gỗ giảm thì xuất khẩu dăm gỗ và viên nén gỗ tăng mạnh, và Việt Nam xuất khẩu viên nén gỗ chủ yếu sang Hàn Quốc, Nhật Bản và châu Âu, còn dăm gỗ xuất đi thị trường Trung Quốc. Trung Quốc mua dăm gỗ làm nguyên liệu sản xuất các loại bao bì giấy và làm viên nén.

Xuất khẩu dăm gỗ sang thị trường Trung Quốc tăng mạnh
Xuất khẩu dăm gỗ sang thị trường Trung Quốc tăng mạnh

Do giá xăng dầu và khí đốt tăng cao, nhất là ở châu Âu giá khí tăng rất mạnh nên thị trường này đang tăng cường mua viên nén gỗ để dùng cho mùa đông tới, còn các nhà máy nhiệt điện của Nhật Bản, Hàn Quốc trước đây đốt than đá, nhưng nay giá than đá đắt đỏ nên quay sang mua viên nén và dăm gỗ để dùng cho nhà máy nhiệt điện. Nhu cầu dăm gỗ và viên nén tăng khủng nên kim ngạch ngành gỗ vẫn tăng trưởng là tất nhiên.

“Lúc trước có từ ba, bốn nước như Úc, Brazil, Việt Nam … cung cấp dăm gỗ và viên nén cho thị trường Trung Quốc, nhưng nay họ đã cắt hết chỉ còn Việt Nam. Thiếu nguồn cung, Trung Quốc quay sang Việt Nam thu mua dăm gỗ và viên nén, thậm chí lá cây, vỏ cây họ cũng mua và để thu mua đủ nhu cầu họ phải đẩy giá mua lên gấp đôi.

Nếu trước đây giá chỉ khoảng 110 USD/ tấn dăm gỗ, viên nén bây giờ tăng lên 180 USD/ tấn, tăng hơn 50%. Đây là mức tăng rất khủng khiếp nên các cây trồng mới một, hai hay ba năm tuổi người dân cũng chặt bán", Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Lâm Việt nói.

Ông Liêm cho biết thêm, hiện nay công ty Lâm Việt hoạt động khoảng 50% công suất, để giải quyết việc làm giữ chân công nhân công ty phải “ăn đong” từng đơn hàng mới chứ không có hiệu quả kinh tế và vì chỉ là những đơn hàng nhỏ lẻ.

Tình hình chung của thế giới là vậy và Việt Nam là nước xuất khẩu nên tình trạng của các doanh nghiệp chế biến gỗ là đang ăn đong từng đơn hàng nhỏ lẻ với mục đích trụ được tháng nào thì hay tháng đó.

Xuất khẩu phế, phụ phẩm ngành gỗ có thể mang về tỷ đô/năm

Hiện cả nước có khoảng 300 cơ sở sản xuất viên nén để xuất khẩu sang Nhật Bản, Hàn Quốc và châu Âu. Theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, viên nén gỗ có tiềm năng lọt vào top các mặt hàng nông lâm sản xuất khẩu trị giá trên tỷ đô.

Viên nén gỗ được làm hoàn toàn từ phụ phẩm lâm nghiệp như vỏ cây, lá cây cành cây nhỏ, đầu mẫu gỗ vụn. Nguồn phế - phụ phẩm này được thải ra từ hệ thống các xưởng xẻ, xưởng ván bóc, xưởng dăm…

Ông Đỗ Xuân Lập – Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho biết, sức mua của thế giới tăng trưởng rất nhanh khi mà nguyên liệu gốc nhất là nhiên liệu hóa thạch ngày càng đắt đỏ và khan hiếm. Cho đến nay xu thế đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân và nhà máy điện than phát thải khí CO2 ngày càng nhiều thì các nguyên liệu có tính chất bảo vệ môi trường như viên nén gỗ có thị trường rất lớn.

Mỗi năm Việt Nam có hơn 160 triệu tấn phụ phẩm được tạo ra từ sản xuất nông nghiệp. Với nhiều nước trên thế giới đây là nguồn tài nguyên, là đầu vào quan trọng cho nhiều lĩnh vực, tạo ra một nền kinh tế tuần hoàn, bền vững.

Nhưng tại Việt Nam, phải đến khi xuất khẩu đồ gỗ khó khăn thì xuất khẩu viên nén gỗ và dăm gỗ mới tăng mạnh và 10 tháng qua xuất khẩu các phế, phụ phẩm này đã mang về xấp xỉ 700 triệu USD, thì nhiều người mới nhận ra rằng chúng ta đã lãng phí hàng tỷ USD/năm. Nếu giải quyết được bài toán công nghệ, tiềm năng từ mặt hàng của những phụ phẩm tỷ đô sẽ được khơi dậy.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp

Đọc tiếp

Ảnh minh họa

Bất động sản công nghiệp miền Bắc tăng sức hút với các nhà đầu tư lớn

Sự tăng trưởng nhờ vào nền kinh tế vĩ mô, các chính sách liên quan, nhu cầu trong nước và những tiến bộ công nghệ đã giúp Hà Nội và 5 tỉnh trọng điểm miền Bắc tiếp tục giữ vị trí top 10 trung tâm thu hút dòng vốn FDI nhiều nhất Việt Nam, với lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 16,7 tỷ USD trong năm 2023.

Thông tin mới nhất về tuyến đường 14.000 tỉ đồng kết nối từ cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu

Thông tin mới nhất về tuyến đường 14.000 tỉ đồng kết nối từ cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu

Sau khi thống nhất đầu tư tuyến đường nối cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu mới đây dự án đang được hoàn tất các bước chuẩn bị để khởi công. Trong đó, với đoạn qua TP. Bà Rịa sẽ ban hành giá đất cụ thể để tiến hành đền bù ngay trong tháng 4/2024.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Việt Nam xuất siêu hơn 8 tỷ USD trong quý I/2024

Việt Nam xuất siêu hơn 8 tỷ USD trong quý I/2024

Quý I/2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 178,04 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 17%; nhập khẩu tăng 13,9%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 8,08 tỷ USD.

Ảnh minh họa

Đồng Nai ưu tiên thu hút các dự án xanh, phát triển bền vững

Đồng Nai là một trong những trung tâm phát triển công nghiệp mạnh của khu vực và đất nước. Phát triển mạnh sản xuất công nghiệp giúp Đồng Nai đạt được những thành quả lớn trên lĩnh vực kinh tế. Song, mặt trái của quá trình phát triển này đưa đến tình trạng ô nhiễm môi trường và phát triển thiếu bền vững.

Ảnh minh hoạ

Sầu riêng quyết định mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành rau quả

Kim ngạch xuất khẩu rau quả trong quý I ước đạt 1,25 tỷ USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong quý đầu năm, sầu riêng và nhiều trái cây khác của Việt Nam chưa vào vụ nhưng kim ngạch xuất khẩu vẫn đạt và vượt 1 tỷ USD, cho thấy ngành rau quả có nhiều khả năng đạt mục tiêu xuất khẩu 6,5 tỷ USD trong năm nay.

Chat với BizLIVE