Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ thoát tăng trưởng âm nhờ ... viên nén và dăm gỗ

Xuất khẩu gỗ phải đối mặt với thực trạng thiếu đơn hàng, kim ngạch xuất khẩu gỗ giảm. Tuy nhiên, 10 tháng đầu năm nay xuất khẩu gỗ vẫn tăng 11,5% so với năm ngoái. Trong đó, xuất khẩu dăm gỗ và viên nén gỗ xấp xỉ 700 triệu USD, nếu giải quyết được bài toá

Theo Tổng cục Hải quan, tháng 10/2022, xuất khẩu gỗ đạt 1,199 tỷ USD, tăng 7,6% so với tháng trước, cộng dồn 10 tháng đầu năm xuất khẩu gỗ đạt 13,486 tỷ USD, tăng 11,5% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, sản phẩm gỗ đạt 775,08 triệu USD, tăng 5,5% so với tháng trước, cộng dồn 10 tháng đạt 9,363 tỷ USD, tăng 3,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong quá trình phát triển có thể nói đây là con số tăng thấp nhất của sản phẩm đồ gỗ.

Doanh nghiệp ngành gỗ trong tình thế “trụ được tháng nào hay tháng đó

Đồ gỗ là mặt hàng xuất khẩu không thiết yếu và thuộc về loại hàng xa xỉ nên bị tác động bởi những biến động thế giới trước nhất, và trầm trọng nhất bắt đầu từ tháng 5/2022.

Ông Nguyễn Liêm - Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT), Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Lâm Việt cho biết, thực trạng của các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu đồ gỗ bây giờ trong tình thế trụ được tháng nào hay tháng đó. Hiện có một số nhà máy chế biến gỗ đã đóng cửa, số còn lại hoạt động từ 30% - 40% công suất. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này thì quá rõ ràng.

Thứ nhất, do lạm phát ở châu Âu và Hoa Kỳ dẫn đến lãi suất cho vay mua nhà ở các nước này đã tăng lên từ 7% - 8%/năm, trong khi trước đây lãi suất vay có 3%/năm. Với mức lãi suất cao như vậy bây giờ không có ai dám vay tiền mua nhà.

Thứ hai đối với nhà đầu tư, hiện nay họ không xây dựng các dự án nhà ở mới và như vậy là không có nhu cầu về đồ gỗ và sản phẩm gỗ trang trí trong các căn hộ.

Thứ ba đối với người tiêu dùng, người dân Mỹ có thói quen sau vài năm sử dụng họ sẽ thay mới đồ gỗ nội thất, bây giờ lạm phát tăng cao đồng tiền mất giá nên chi tiêu dè xẻn, đồng tiền làm ra chỉ dùng để mua thực phẩm và các mặt hàng thiết yếu.

“Tình hình này không chỉ xảy ra ở Mỹ mà cả châu Âu cũng vậy, nhu cầu đồ gỗ và sản phẩm gỗ giảm thì rõ ràng xuất khẩu phải giảm theo và trong bối cảnh kinh tế thế giới diễn biến phức tạp như hiện nay sẽ rất khó tiên liệu cho tương lai của ngành gỗ”, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Lâm Việt nói.

Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc tăng mua dăm gỗ và viên nén gỗ

Trong khi xuất khẩu đồ gỗ và sản phẩm gỗ giảm thì xuất khẩu dăm gỗ và viên nén gỗ tăng mạnh, và Việt Nam xuất khẩu viên nén gỗ chủ yếu sang Hàn Quốc, Nhật Bản và châu Âu, còn dăm gỗ xuất đi thị trường Trung Quốc. Trung Quốc mua dăm gỗ làm nguyên liệu sản xuất các loại bao bì giấy và làm viên nén.

Quảng cáo
xuat-khau-go-va-san-pham-go-khong-bi-tang-truong-am-la-nho-vien-nen-go-va-dam-go-20221116111433.jpg?rt=20221116111918 Xuất khẩu dăm gỗ sang thị trường Trung Quốc tăng mạnh

Do giá xăng dầu và khí đốt tăng cao, nhất là ở châu Âu giá khí tăng rất mạnh nên thị trường này đang tăng cường mua viên nén gỗ để dùng cho mùa đông tới, còn các nhà máy nhiệt điện của Nhật Bản, Hàn Quốc trước đây đốt than đá, nhưng nay giá than đá đắt đỏ nên quay sang mua viên nén và dăm gỗ để dùng cho nhà máy nhiệt điện. Nhu cầu dăm gỗ và viên nén tăng khủng nên kim ngạch ngành gỗ vẫn tăng trưởng là tất nhiên.

“Lúc trước có từ ba, bốn nước như Úc, Brazil, Việt Nam … cung cấp dăm gỗ và viên nén cho thị trường Trung Quốc, nhưng nay họ đã cắt hết chỉ còn Việt Nam. Thiếu nguồn cung, Trung Quốc quay sang Việt Nam thu mua dăm gỗ và viên nén, thậm chí lá cây, vỏ cây họ cũng mua và để thu mua đủ nhu cầu họ phải đẩy giá mua lên gấp đôi.

Nếu trước đây giá chỉ khoảng 110 USD/ tấn dăm gỗ, viên nén bây giờ tăng lên 180 USD/ tấn, tăng hơn 50%. Đây là mức tăng rất khủng khiếp nên các cây trồng mới một, hai hay ba năm tuổi người dân cũng chặt bán", Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Lâm Việt nói.

Ông Liêm cho biết thêm, hiện nay công ty Lâm Việt hoạt động khoảng 50% công suất, để giải quyết việc làm giữ chân công nhân công ty phải “ăn đong” từng đơn hàng mới chứ không có hiệu quả kinh tế và vì chỉ là những đơn hàng nhỏ lẻ.

Tình hình chung của thế giới là vậy và Việt Nam là nước xuất khẩu nên tình trạng của các doanh nghiệp chế biến gỗ là đang ăn đong từng đơn hàng nhỏ lẻ với mục đích trụ được tháng nào thì hay tháng đó.

Xuất khẩu phế, phụ phẩm ngành gỗ có thể mang về tỷ đô/năm

Hiện cả nước có khoảng 300 cơ sở sản xuất viên nén để xuất khẩu sang Nhật Bản, Hàn Quốc và châu Âu. Theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, viên nén gỗ có tiềm năng lọt vào top các mặt hàng nông lâm sản xuất khẩu trị giá trên tỷ đô.

Viên nén gỗ được làm hoàn toàn từ phụ phẩm lâm nghiệp như vỏ cây, lá cây cành cây nhỏ, đầu mẫu gỗ vụn. Nguồn phế - phụ phẩm này được thải ra từ hệ thống các xưởng xẻ, xưởng ván bóc, xưởng dăm…

Ông Đỗ Xuân Lập – Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho biết, sức mua của thế giới tăng trưởng rất nhanh khi mà nguyên liệu gốc nhất là nhiên liệu hóa thạch ngày càng đắt đỏ và khan hiếm. Cho đến nay xu thế đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân và nhà máy điện than phát thải khí CO2 ngày càng nhiều thì các nguyên liệu có tính chất bảo vệ môi trường như viên nén gỗ có thị trường rất lớn.

Mỗi năm Việt Nam có hơn 160 triệu tấn phụ phẩm được tạo ra từ sản xuất nông nghiệp. Với nhiều nước trên thế giới đây là nguồn tài nguyên, là đầu vào quan trọng cho nhiều lĩnh vực, tạo ra một nền kinh tế tuần hoàn, bền vững.

Nhưng tại Việt Nam, phải đến khi xuất khẩu đồ gỗ khó khăn thì xuất khẩu viên nén gỗ và dăm gỗ mới tăng mạnh và 10 tháng qua xuất khẩu các phế, phụ phẩm này đã mang về xấp xỉ 700 triệu USD, thì nhiều người mới nhận ra rằng chúng ta đã lãng phí hàng tỷ USD/năm. Nếu giải quyết được bài toán công nghệ, tiềm năng từ mặt hàng của những phụ phẩm tỷ đô sẽ được khơi dậy.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Thị trường

Người mua chờ đợi điều gì từ nay đến cuối năm?

Cuối năm 2024, nhiều dự đoán tích cực về thị trường bất động sản đang tạo tâm lý phấn khởi cho người mua nhà. Song, việc “cân đo đong đếm” giữa các yếu tố khiến không ít người người “gác” chuyện mua nhà sang thời điểm cuối năm 2024.

Nhà đầu tư nước ngoài đổ vào thị trường bất động sản 2,47 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm Chung cư là phân khúc 'nóng' nhất thị trường bất động sản 6 tháng đầu năm

Việt Nam xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất vào Mỹ

Top 5 thị trường xuất khẩu hạt tiêu chủ lực có đến 4 thị trường tăng trưởng mạnh về khối lượng và trị giá, chỉ riêng thị trường Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất là giảm lượng nhập khẩu.

Thêm vụ nghi lừa đảo khi xuất khẩu hồ tiêu và nhân điều sang thị trường Dubai-UAE Diện tích ngày một giảm, đe dọa vị trí nước xuất khẩu hồ tiêu số 1 thế giới của Việt Nam

Nghịch lý ngành phân bón: Sản xuất dư thừa, nhập siêu vẫn tăng mạnh

Năng lực sản xuất ure của 4 nhà máy trong nước là: Phú Mỹ, Cà Mau, Ninh Bình và Hà Bắc khoảng 3 triệu tấn. Nhu cầu ure cho sản xuất nông nghiệp trong nước từ 1,6 – 1,8 triệu tấn/năm. Sản xuất dư thừa doanh nghiệp phải đẩy mạnh xuất khẩu để giảm tồn kho, trong khi đó nhập khẩu ure vẫn tăng.

Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau: Cung ứng tối đa nội địa, hướng mạnh xuất khẩu Phân bón Cà Mau ký hợp tác với Tập đoàn Yetak, đẩy mạnh thị phần tại Campuchia

Xuất khẩu cà phê đã mang về hơn 3 tỷ USD sau nửa năm

Tính đến giữa tháng 6, xuất khẩu cà phê đạt 862.426 tấn, mang về hơn 3 tỷ USD, giảm gần 8% về khối lượng nhưng tăng gần 39% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái, nhờ giá bình quân xuất khẩu tăng đến 41%. Trong số 5 thị trường chính thì Đức là quốc gia nhập khẩu số 1 cà phê Việt Nam.

Khối lượng xuất khẩu cà phê của VN sẽ bị tác động trực tiếp khi EUDR chính thức áp dụng Xuất khẩu cà phê sẽ gặp khó khăn tại thị trường EU trong năm 2023

Nghi vấn “rút ruột” hàng hóa tại cảng Cát Lái: Tân Cảng Sài Gòn, VPSA và các doanh nghiệp sẽ điều tra đến cùng

Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam (VPSA), một số doanh nghiệp liên quan và đại diện Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn vừa có buổi làm việc tại Văn phòng VPSA, về tình trạng thiếu hụt hàng hóa trong quá trình xuất khẩu hồ tiêu và cà phê.

Golive phần mềm tham quan thực tế ảo VR360 cảng Tân Cảng Cát Lái từ độ cao 1000m Cảng cạn Tân Cảng Mộc Bài – giải pháp đem cảng tới gần khách hàng

Khác biệt trong cách nhập khẩu gạo của Trung Quốc

Trung Quốc là thị trường mua gạo lớn của Việt Nam, nhiều năm liền đất nước 1,4 tỷ dân này luôn đứng vị trí nước nhập khẩu gạo lớn thứ 2 (sau Philippines). Song, 5 tháng đầu năm nay, xuất khẩu gạo vào Trung Quốc giảm đến 67,83% về lượng và 67,28% về kim ngạch.

Khác biệt trong cách nhập khẩu gạo của Trung Quốc

Trung Quốc là thị trường mua gạo lớn của Việt Nam, nhiều năm liền đất nước 1,4 tỷ dân này luôn đứng vị trí nước nhập khẩu gạo lớn thứ 2 (sau Philippines). Song, 5 tháng đầu năm nay, xuất khẩu gạo vào Trung Quốc giảm đến 67,83% về lượng và 67,28% về kim ngạch.

Nguyên nhân nào khiến xuất khẩu gạo sang Trung Quốc giảm mạnh? Lệnh cấm xuất khẩu gạo của các nước khiến giá lúa, gạo tăng “thẳng đứng”

Cổ phiếu thép “nổi sóng” sau động thái mới của Bộ Công Thương liên quan đến các vụ kiện bán phá giá thép mạ và HRC

Phiên ngày 17/6, các cổ phiếu ngành thép đi ngược thị trường, thậm chí cổ phiếu HSG còn tăng kịch biên độ lên mức đỉnh hai năm sau thông tin Bộ Công Thương quyết định điều tra chống bán phá giá một số sản phẩm thép mạ có xuất xứ Trung Quốc và Hàn Quốc.