FPT, CMG báo lãi kỷ lục, cổ phiếu công nghệ vẫn "lạc nhịp"

Cùng báo lãi lớn nhưng cổ phiếu FPT và CMG đều “bốc hơi” hàng chục % thị giá trong khi VN-Index chỉ giảm 2% từ đầu năm 2025.

FPT, CMG báo lãi kỷ lục, cổ phiếu công nghệ vẫn

Thị trường chứng khoán Việt Nam đang chứng kiến sự lạc nhịp của nhóm cổ phiếu công nghệ với 2 đại diện tiêu biểu là FPT và CMC Corp (mã CMG).

FPT giảm khoảng 28% còn CMG mất hơn 34% thị giá trong khi VN-Index chỉ còn thấp hơn 2% so với thời điểm đầu năm. Với riêng FPT, cổ phiếu này chịu áp lực bán rất mạnh từ khối ngoại thời gian qua dẫn đến hở room hơn 114 triệu đơn vị (khoảng 8%). Đây là điều rất hiếm khi xảy ra trước đây.

Đáng chú ý, FPT và CMG giảm sâu trong bối cảnh lợi nhuận tăng trưởng cao, thậm chí lập kỷ lục.

Quý 1/2025, FPT ghi nhận lợi nhuận trước thuế ước đạt 3.025 tỷ đồng, tăng 19,4% so với quý đầu năm ngoái. Đây là mức lợi nhuận cao nhất trong một quý FPT từng đạt được kể từ khi thành lập. Lợi nhuận sau thuế tăng 20% so với cùng kỳ 2024, đạt 2.596 tỷ đồng. Trong đó, lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt 2.174 tỷ đồng, tăng 21% so với quý 1/2024.

Kể từ đầu năm 2023 đến nay, tập đoàn công nghệ này đã liên tục phá kỷ lục lợi nhuận mỗi quý, lợi nhuận quý sau cao hơn quý trước và tăng đều đặn khoảng 20% so với cùng kỳ năm trước. Nhờ đó, lợi nhuận hàng năm của FPT cũng duy trì mức tăng trưởng “đều như vắt tranh” ở mức quanh 20%.

Quảng cáo

Năm 2025, FPT lên kế hoạch kinh doanh cao kỷ lục với mục tiêu doanh thu đạt 75.400 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 13.395 tỷ đồng, lần lượt tăng 20% và 21% so với thực hiện 2024. Nếu hoàn thành kế hoạch đề ra, tập đoàn công nghệ hàng đầu Việt Nam sẽ có năm thứ 5 liên tiếp tăng trưởng trên 20%.

Đánh giá về khả năng hoàn thành kế hoạch này, ban lãnh đạo FPT cho rằng 2025 là một năm đầy thách thức nhưng cũng có không ít cơ hội và tập đoàn vẫn quyết tâm về đích. Tuy nhiên, FPT vẫn để ngỏ khả năng điều chỉnh kế hoạch kinh doanh phù hợp với tình hình thế giới trong trường hợp cần thiết.

Trong khi đó, CMC Corp vừa có thêm một quý lãi lớn để khép lại năm tài chính 2024-25 (1/4/2024-31/3/2025) với mức lợi nhuận cao kỷ lục. Theo đó, lợi nhuận sau thuế quý 4 NĐTC 2024-25 đạt hơn 104 tỷ đồng, tăng 46% so với cùng kỳ niên độ trước. Lợi nhuận sau thuế toàn niên độ đạt 428 tỷ đồng, tăng khoảng 6,5% so với niên độ 2023-24 và là mức cao nhất kể từ khi hoạt động.

Mặc dù lợi nhuận tăng trưởng cao nhưng các công ty công nghệ của Việt Nam cũng phải đối mặt với một số vẫn đề nhất định. Trong báo cáo gần đây, SSI Research đã chỉ ra lo ngại về việc tốc độ tăng trưởng doanh thu của FPT đang có dấu hiệu chậm lại, chủ yếu đến từ mảng CNTT nước ngoài. Quý đầu năm 2025, doanh thu của FPT tăng 14% so với cùng kỳ 2024.

Trong năm ngoái, thị trường châu Mỹ chỉ ghi nhận mức tăng trưởng doanh thu dưới 10% trong năm ngoái, chủ yếu do căng thẳng địa chính trị và điều kiện vĩ mô kém thuận lợi tại Hoa Kỳ, khiến các doanh nghiệp nước này cắt giảm chi tiêu cho CNTT. SSI Research từng kỳ vọng tình hình sẽ cải thiện dưới thời chính quyền Tổng thống Trump. Tuy nhiên, từ đầu năm nay vẫn chưa có sự thay đổi đáng kể nào, các doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục duy trì quan điểm thận trọng trong việc chi tiêu CNTT.

Theo SSI Research, từ năm 2024, giá trị hợp đồng ký mới/doanh thu ký mới của FPT đã có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại, chỉ đạt khoảng 13%-14% mỗi năm (so với mức 30%-40% mỗi năm trong giai đoạn 2022-2023). Tuy nhiên, bộ phận phân tích này tin rằng triển vọng tăng trưởng lợi nhuận trong năm 2025 vẫn sẽ tích cực.

Nhìn chung, cổ phiếu công nghệ trên toàn cầu vẫn được đánh giá là xu hướng đầu tư của tương lai. Tuy nhiên, tại thị trường Việt Nam lại có quá ít cái tên thực sự đáng chú ý. Ngoài FPT, gần như không có công ty nào đủ khả năng để đón dòng tiền lớn. Chính FPT dù liên tục tăng trưởng cao cũng chưa lọt vào top 10 công ty lãi lớn nhất sàn chứng khoán.

Theo Nhịp sống thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

Thị trường chứng khoán Việt vừa đạt đỉnh 3 năm

Rung lắc nhẹ đã khiến chỉ số VN-Index chưa giữ được thành quả tốt nhất của phiên. Dù vậy, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn vừa đạt mức cao nhất trong vòng 3 năm trở lại đây.

Tiền ngoại trở lại thị trường, nhà đầu tư cần có cái nhìn thực tế Thị trường vượt rung lắc, cổ phiếu Xuất khẩu và Khu Công nghiệp đồng loạt tăng trần

Dragon Capital nâng sở hữu tại Đất Xanh lên hơn 14% trước ngày chốt quyền nhận cổ phiếu thưởng

Nhóm quỹ thành viên thuộc Dragon Capital vừa gom thêm 2 triệu cổ phiếu DXG, nâng tổng số lượng cổ phiếu DXG nắm giữ lên mức 123,4 triệu đơn vị, tương ứng tỷ lệ 14,17% vốn điều lệ Tập đoàn Đất Xanh.

Tập đoàn Đất Xanh đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận 44% năm 2025 Trái chiều lợi nhuận quý I doanh nghiệp bất động sản: Vinhomes, Nam Long, Khang Điền tăng tốc, Novaland, Đất Xanh đi lùi

VN-Index lên sát đỉnh năm 2025 dù khối ngoại bán ròng hơn 1.100 tỷ đồng

Quan điểm mới của Tổng thống Trump vẫn đang giúp thị trường tận dụng được đà tăng sẵn có. Diễn biến này được duy trì kể cả khi nhà đầu tư nước ngoài bán ròng mạnh nhất trong vòng 1 tháng trở lại đây.

EVNGENCO3 đảm bảo sản xuất điện ổn định trong 4 tháng đầu năm Sau cú sốc thuế quan, khi nào thị trường có sóng Ngân hàng?

Thị trường vượt rung lắc, cổ phiếu Xuất khẩu và Khu Công nghiệp đồng loạt tăng trần

Quan điểm mới của Tổng thống Trump về thuế quan đã giúp cho các nhóm Khu Công nghiệp và Xuất khẩu phản ứng tích cực. Bên cạnh đó, nhóm Vingroup cũng có thêm đóng góp vào sự đảo chiều của chỉ số.

Thị trường tăng điểm nhưng hụt hẫng về thanh khoản Tiền ngoại trở lại thị trường, nhà đầu tư cần có cái nhìn thực tế