Trung Quốc ăn sầu riêng "nhà trồng" vào tháng 6 - Thái Lan, Việt Nam, Malaysia có sợ mất thị trường xuất khẩu tỷ USD?

Đảo Hải Nam sẽ thu hoạch lứa sầu riêng đầu tiên vào tháng 6, cung cấp khoảng hơn 2.000 tấn sầu riêng cho thị trường nội địa. Năm ngoái, nước này đã nhập khẩu hơn 800.000 tấn sầu riêng.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Trung Quốc ăn sầu riêng "nhà trồng" vào tháng 6 - Thái Lan, Việt Nam, Malaysia có sợ mất thị trường xuất khẩu tỷ USD?

Chuyên gia sầu riêng Malaysia Lim Chin Khee đến Trung Quốc 2 tháng 1 lần để giúp nông dân trồng loại trái cây nhiệt đới này. Trong số những lời khuyên mà người sáng lập Học viện Sầu riêng gần Kuala Lumpur đưa ra cho những người trồng trọt trên diện tích hơn 404 ha tại đây, lời khuyên quan trọng nhất là tránh lãng phí nước và phân bón.

Trong khi đó, Malaysia xuất khẩu sầu riêng đông lạnh cao cấp từ các trang trại nhỏ của mình sang Trung Quốc, thị trường trái cây khổng lồ cho các nước Đông Nam Á.

Việc Lim sẵn sàng giúp nông dân Trung Quốc trồng sầu riêng cho thấy sự tự tin của Malaysia – và cả các quốc gia Đông Nam Á khác – rằng sầu riêng Trung Quốc chưa thể sớm thay thế hàng nhập khẩu.

Nhưng Malaysia, Thái Lan, Philippines và cả Việt Nam đang dõi theo tiến trình dài hạn của Trung Quốc, phòng trường hợp nước này trở thành đối thủ lớn hơn trên thị trường sầu riêng.

Nông dân Trung Quốc bắt đầu trồng khoảng 206.000 ha sầu riêng tại tỉnh Hải Nam. Đây hứa hẹn sẽ trở thành nguồn thu chính của hòn đảo này trong tương lai.

Hải Nam đã sẵn sàng cho vụ thu hoạch đầu tiên trong năm nay với khoảng 2.411 tấn sầu riêng dự kiến được bán vào tháng tới, theo CCTV.

Trái cây của Thái Lan trưng bày trong một hội chợ thương mại ở Hong Kong hồi tháng 5/2023.

Trái cây của Thái Lan trưng bày trong một hội chợ thương mại ở Hong Kong hồi tháng 5/2023.

Lim cho biết khó kỳ vọng sản lượng sầu riêng ở đây sẽ tăng vọt vì người trồng phải trả tiền thuê đất canh tác thay vì sở hữu đất và đôi khi các cơn bão có thể quét sạch mùa màng của họ. So giữa Trung Quốc và Malaysia, ông nói “đó là sự bổ sung hơn là cạnh tranh”.

Khí hậu cận nhiệt đới của Hải Nam cũng tạo ra những quả sầu riêng có chất lượng chưa tương đương với trái cây được trồng ở Thái Lan, vốn đã có danh tiếng rất lớn ở Trung Quốc – theo Sam Sin, Giám đốc phát triển của S&F Produce Group có trụ sở tại Hong Kong. Công ty của ông sở hữu đất nông nghiệp ở Thái Lan và cung cấp một số loại trái cây nhiệt đới xuất khẩu từ Thái Lan.

Thỏa thuận tự do hóa thương mại Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực mang đến cho Đông Nam Á một lợi thế khác khi thuế quan cho trái cây Đông Nam Á nhập khẩu vào Trung Quốc được cắt giảm đáng kể. Điều này giúp xoài, dừa, sầu riêng của Philippines đến được Trung Quốc.

Tại cửa hàng của Chen Shuang ở Thượng Hải, vải thiều, xoài, đu đủ và thanh long giá rẻ của Trung Quốc đang bán chạy hơn sản phẩm tương tự nhập khẩu từ Đông Nam Á. “Nhưng sản lượng trái cây nhiệt đới của Hải Nam không thể đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và… sản lượng của chúng tôi không ổn định lắm”, ông Chen nói.

Các nhà phân tích cho rằng sự tự tin của Đông Nam Á sẽ bị lung lay nếu công nghệ tự động hóa được áp dụng, kết hợp với một tham vọng lớn giúp sản lượng trái cây của Hải Nam “cất cánh. Họ đang xem xét xem sản lượng trái cây từ hòn đảo này có thể thay thế hàng nhập khẩu hay không khi các kỹ thuật trồng trọt được cải thiện.

Một khu vực trồng sầu riêng tại đảo Hải Nam, Trung Quốc.

Một khu vực trồng sầu riêng tại đảo Hải Nam, Trung Quốc.

Lim cho biết mưa và thời tiết nóng ở Hải Nam phần nào phù hợp trồng trái cây nhiệt đới và nông dân ở đấy rất háo hức tìm hiệu về chất dinh dưỡng, cắt tỉa cây và nâng cao chất lượng trái cây. “Các trang trại đã bắt đầu tự động hóa để kiểm soát chi phí”, ông nói, lưu ý thêm rằng các đồn điền sầu riêng của Malaysia có diện tích nhỏ hơn ở Hải Nam, khiến Malaysia gặp bất lợi tiềm tàng trong cuộc đua với Trung Quốc về sản lượng thuần túy.

Trung Quốc đã nhập khẩu hơn 824.000 tấn sầu riêng tươi, trị giá hơn 4 tỷ USD vào năm ngoái. Sản lượng này đã tăng gấp 4 lần so với năm 2017.

Du Baizhong, CEO của công ty nông nghiệp Youqi Hải Nam cho biết ông dự kiến sản xuất 50 tấn sầu riêng trong năm nay. Công ty cho biết đã tìm ra cách tự động hóa việc tưới nước, quản lý phân bón và theo dõi thời tiết. Nhưng ông thừa nhận việc trồng sầu riêng của Hải Nam đòi hỏi “nhiều công sức” hơn so với Đông Nam Á.

Thái Lan đã bán lượng sầu riêng trị giá 3,1 tỷ USD cho Trung Quốc vào năm ngoái, chiếm 96,2% kim ngạch xuất khẩu. Chính phủ Thái Lan tin tưởng rằng xuất khẩu sầu riêng, măng cụt, nhãn, xoài và dừa có thể mang về cho nước này 5,83 tỷ USD.

Trong khi đó, Việt Nam chính thức xuất khẩu lô sầu riêng đầu tiên sang Trung Quốc vào tháng 9/2022. Sản lượng của Việt Nam hiện tại là khoảng hơn 1,3 triệu tấn/năm với 12.000 ha sầu riêng được phê duyệt để xuất khẩu sang thị trường tỷ dân. Sầu riêng được kỳ vọng là sản phẩm xuất khẩu tỷ USD tiếp theo của Việt Nam trong năm 2023.

Theo Nhịp sống thị trường

Đọc tiếp

Ảnh minh họa

Dòng vốn FDI giúp duy trì "điểm sáng" của thị trường bất động sản công nghiệp trong quý đầu tiên năm 2024

Bất động sản khu công nghiệp vẫn là điểm sáng của thị trường trong quý 1/2024 nhờ tăng trưởng tốt dòng vốn FDI. Giá thuê đất trung bình tăng nhẹ 1% tại Hà Nội, đạt 214 USD/m²/kỳ hạn, so với quý trước, trong khi giá thuê đất trung bình tại TP.Hồ Chí Minh và Đà Nẵng vẫn không tăng, lần lượt là 230 USD/m²/kỳ hạn và 95 USD/m²/kỳ hạn.

Ảnh minh họa

Bất động sản công nghiệp miền Bắc tăng sức hút với các nhà đầu tư lớn

Sự tăng trưởng nhờ vào nền kinh tế vĩ mô, các chính sách liên quan, nhu cầu trong nước và những tiến bộ công nghệ đã giúp Hà Nội và 5 tỉnh trọng điểm miền Bắc tiếp tục giữ vị trí top 10 trung tâm thu hút dòng vốn FDI nhiều nhất Việt Nam, với lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 16,7 tỷ USD trong năm 2023.

Thông tin mới nhất về tuyến đường 14.000 tỉ đồng kết nối từ cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu

Thông tin mới nhất về tuyến đường 14.000 tỉ đồng kết nối từ cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu

Sau khi thống nhất đầu tư tuyến đường nối cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu mới đây dự án đang được hoàn tất các bước chuẩn bị để khởi công. Trong đó, với đoạn qua TP. Bà Rịa sẽ ban hành giá đất cụ thể để tiến hành đền bù ngay trong tháng 4/2024.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Hội nghị triển khai Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư

Bà Rịa-Vũng Tàu, thỏi “nam châm” hút vốn đầu tư trong và ngoài nước

Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu vừa tổ chức “Hội nghị triển khai Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư”. Trong khuôn khổ hội nghị, tỉnh tiến hành trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định chủ trương đầu tư và tăng vốn cho 15 dự án với tổng vốn đăng ký hơn 25.880 tỷ đồng và hơn 1,4 tỷ USD cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Việt Nam xuất siêu hơn 8 tỷ USD trong quý I/2024

Việt Nam xuất siêu hơn 8 tỷ USD trong quý I/2024

Quý I/2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 178,04 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 17%; nhập khẩu tăng 13,9%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 8,08 tỷ USD.

Ảnh minh họa

Đồng Nai ưu tiên thu hút các dự án xanh, phát triển bền vững

Đồng Nai là một trong những trung tâm phát triển công nghiệp mạnh của khu vực và đất nước. Phát triển mạnh sản xuất công nghiệp giúp Đồng Nai đạt được những thành quả lớn trên lĩnh vực kinh tế. Song, mặt trái của quá trình phát triển này đưa đến tình trạng ô nhiễm môi trường và phát triển thiếu bền vững.

Ảnh minh họa

Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm doanh nghiệp xăng dầu không xuất hóa đơn bán lẻ điện tử

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Tài chính và UBND các tỉnh, thành chỉ đạo các lực lượng chức năng xem xét xử lý các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu không thực hiện đúng quy định về hóa đơn điện tử, kể cả việc yêu cầu tạm dừng hoạt động kinh doanh và thu hồi giấy phép.

Chat với BizLIVE