Nhà ở xã hội TP. HCM: Vẫn xa “tầm với” so với người thu nhập thấp

Dù nhu cầu sở hữu nhà ở cho người thu nhập thấp ngày một gia tăng, đặc biệt tại các đô thị lớn như TP.HCM và Hà Nội, nhưng hạ tầng chưa đầy đủ, biến động giá cả vật tư xây dựng và sự thiếu hụt nguồn cung đang đẩy giá nhà ở xã hội tăng mạnh trên thị trường

Nhà ở xã hội TP. HCM: Vẫn xa “tầm với” so với người thu nhập thấp
Nhà ở xã hội được kỳ vọng là giải pháp an cư cấp thiết cho người dân TP.HCM. (Ảnh: Int)

Nhu cầu cao nhưng nguồn cung chưa đáp ứng

Theo thống kê từ Bộ Xây dựng, đến năm 2030, Việt Nam cần xây dựng tối thiểu một triệu căn nhà ở xã hội (NƠXH) để đáp ứng nhu cầu của người dân, đặc biệt là công nhân tại các khu công nghiệp và người thu nhập thấp. Riêng TP.HCM, với dân số hơn 9,5 triệu dân và lực lượng lao động nhập cư đông đảo, nhà ở giá rẻ được kỳ vọng là giải pháp an cư cấp thiết.

Không thể phủ nhận, thời gian qua, TP.HCM đã nỗ lực đầu tư các dự án NƠXH, nhà lưu trú cho công nhân, nhằm giải quyết bài toán về chỗ ở cho đại đa số người có thu nhập thấp, công nhân lao động và những người dân bị giải tỏa trắng tại các dự án đô thị. Tuy nhiên, Thành phố cũng đang đứng trước nghịch lý là trong khi dư thừa nhà ở thương mại, phân khúc cao cấp, thì các dự án NƠXH lại thiếu vắng.

Tiến sĩ Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao về Tư vấn Đầu tư Savills Việt Nam nhận định, trong bối cảnh của TP.HCM, quy hoạch nhà ở xã hội, nhà ở thu nhập thấp luôn là câu chuyện được đặt ra. Tuy nhiên, thực tế nguồn cung trên thị trường không đầy đủ. Bài toán này vẫn đang gặp nhiều khó khăn về mặt quy hoạch, đất đai, hạ tầng giao thông…

Vị chuyên gia này cho biết, nhiều dự án nhà ở xã hội đã hoàn thiện nhưng không có người dân chuyển đến sinh sống. Nguyên nhân đến từ ba yếu tố hạ tầng chính – hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và bài toán kinh tế đô thị – chưa được đảm bảo.

“Bức tranh nhà ở xã hội không chỉ đơn thuần là vấn đề quỹ đất, mà còn là bài toán tổng thể mang tính xã hội học cao”, TS. Sử Ngọc Khương nhấn mạnh.

Bên cạnh vấn đề hạ tầng, biến động giá cả vật tư xây dựng và sự thiếu hụt nguồn cung đang đẩy giá nhà ở xã hội tăng mạnh trên thị trường thứ cấp. Thực tế cho thấy, không ít căn hộ được rao bán với mức giá gấp đôi, thậm chí gấp ba so với giá ban đầu chỉ sau vài năm bàn giao.

Quảng cáo

NhiVề nguyên nhân khiến giá nhà ở xã hội tăng cao, ông Khương cho rằng: “Một số thị trường trên thế giới, Chính phủ các nước đã tập trung phát triển NƠXH và có những chính sách cụ thể đối với vấn đề này để đảm bảo nguồn cung nhà ở cho thị trường. Tại Việt Nam, thời gian vừa qua Chính phủ đã cho thấy quyết tâm mạnh mẽ, đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội thông qua Đề án nhà ở xã hội và Quỹ nhà ở quốc gia. Tuy nhiên, nhu cầu nhà ở quá lớn, qũy đất lại hạn hẹp nên rất khó để đáp ứng.”

Ngoài ra, vị chuyên gia cũng chỉ ra sự chênh lệch cung – cầu, cùng với quy hoạch chưa đồng bộ, khiến nhà ở xã hội khó đến được tay người thực sự có nhu cầu. Theo tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng, diện tích nhà ở bình quân nên đạt từ 25–30 m²/người ở các đô thị loại I, nhưng thực tế hiện tại vẫn chưa đáp ứng được.

Cần cơ chế “mở khóa” để đáp ứng nhu cầu thực

Để phát triển nhà ở xã hội một cách bền vững, ông Khương khuyến khích cần xác định rõ quỹ đất và giao cho nhà đầu tư phát triển theo hình thức KPI (chỉ số đánh giá kết quả thực hiện công việc), giữa chính phủ và doanh nghiệp. Đồng thời, hỗ trợ doanh nghiệp về thủ tục pháp lý, tín dụng và biên lợi nhuận.

“Nếu có thể gỡ bỏ được những yếu tố này, đặc biệt là việc hỗ trợ nguồn vốn vay, lãi suất cho doanh nghiệp cũng như người dân trong nhóm đối tượng được mua nhà và có những cơ chế đặc thù để họ vượt qua, thì mới đảm bảo được nguồn cung,” ông Sử Ngọc Khương nói.

Từ góc nhìn xã hội học, ông Khương cũng nhận định về những hệ lụy dài hạn nếu nhà ở xã hội tiếp tục vượt khỏi khả năng tiếp cận của người dân: “Khi người dân không có nơi để an cư, có thể tạo ra những tệ nạn xã hội rất cao. Ở góc độ xã hội học, đây là một bài toán khá đau đầu ở các nước đang phát triển”.

Trong bối cảnh mục tiêu xây dựng một triệu căn nhà ở xã hội đến năm 2030 đang được thúc đẩy, việc tháo gỡ các rào cản về pháp lý, quỹ đất và tài chính là điều kiện tiên quyết để thị trường phát triển đúng hướng.

Do đó, nhà ở xã hội không chỉ là một giải pháp an sinh mà cần được nhìn nhận như một phần trong chiến lược phát triển đô thị bền vững – nơi người thu nhập thấp không chỉ có chỗ ở, mà còn được đảm bảo điều kiện sống, học tập và làm việc lâu dài. Nếu không có những bước đi mạnh mẽ và đồng bộ, bài toán an cư cho người lao động tại các đô thị lớn sẽ tiếp tục là thách thức kéo dài.

Theo Nhịp sống thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Bất động sản

Sun Group được lựa chọn đầu tư dự án mở rộng sân bay Phú Quốc

Công ty cổ phần Cảng hàng không Mặt Trời thuộc Tập đoàn Sun Group được UBND tỉnh Kiên Giang phê duyệt là nhà đầu tư dự án mở rộng sân bay Phú Quốc, nhằm đáp ứng tiến độ phục vụ APEC 2027.

Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương nâng cấp sân bay Phú Quốc và cam kết của Sun Group Sun Group được chấp thuận lập hãng hàng không quy mô vốn 2.500 tỷ đồng

Hé lộ bức tranh lợi nhuận doanh nghiệp quý II/2025: Nhóm ngành nào dẫn sóng?

Dù chính sách thuế quan từ Mỹ là “ẩn số” song kinh tế Việt Nam quý II/2025 vẫn ghi nhận nhiều điểm sáng. Trong bức tranh biến động đó, những doanh nghiệp có lợi thế nội địa, ít phụ thuộc xuất khẩu đang lặng lẽ “vượt bão” và dẫn dắt tăng trưởng lợi nhuận.

Lợi nhuận sau thuế HSG đạt 567 tỷ đồng sau 8 tháng FPT trở lại mức tăng trưởng lợi nhuận 20%

Thị trường bất động sản đang trở lại đường đua: Bắt nhịp phục hồi, hướng tới bứt phá

Thị trường bất động sản Việt Nam đang bước vào chu kỳ phục hồi rõ rệt sau thời gian dài trầm lắng. Nhờ loạt chính sách tháo gỡ vướng mắc từ Chính phủ, kết hợp với dòng vốn đầu tư mạnh và hạ tầng bứt tốc, thị trường đã khởi sắc trở lại với nhiều tín hiệu tích cực trong nửa đầu năm.

Thị trường bất động sản phía Nam lấy lại “phong độ”: Khu vực nào hưởng lợi? VARS: Bất động sản TP. Hồ Chí Minh và các vùng lân cận đang trong giai đoạn "chuyển mình"

Đồng Nai giao gần 13.000 m2 đất cho chủ đầu tư dự án Đảo Kim Quy

UBND tỉnh Đồng Nai vừa ban hành quyết định do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Hoàng ký, chính thức giao gần 13.000 m2 đất cho chủ đầu tư dự án Đảo Kim Quy nhằm phục vụ công tác xây dựng hạ tầng giao thông trong khu vực.

TTC Land khởi công giai đoạn 2 dự án Selavia Phú Quốc sau khi huy động 850 tỷ đồng trái phiếu Lên kế hoạch bàn giao loạt dự án, TTC Land kỳ vọng lợi nhuận năm 2025 tăng gấp rưỡi Ông Đặng Hồng Anh nói gì về quyết định rời ghế Phó Chủ tịch TTC Land?

VARS: Bất động sản TP. Hồ Chí Minh và các vùng lân cận đang trong giai đoạn "chuyển mình"

Sau giai đoạn trầm lắng, thị trường bất động sản (BĐS) TP. Hồ Chí Minh và các vùng lân cận đang trong giai đoạn “chuyển mình” với những dấu hiệu phục hồi tích cực sau giai đoạn trầm lắng.

Quảng Ninh duyệt nhà đầu tư dự án đô thị nghỉ dưỡng gần 1 tỷ USD tại Vân Đồn Lộc Trời đối mặt nguy cơ lỗ hơn 500 tỷ đồng, cổ phiếu tiếp tục bị hạn chế giao dịch

Bình Định sắp đấu thầu dự án “đất vàng” hồ Phú Hòa hơn 300 ha

UBND tỉnh Bình Định vừa giao các sở, ngành liên quan hoàn tất công bố hồ sơ mời thầu dự án Khu đô thị, du lịch, văn hóa – thể thao hồ Phú Hòa trước ngày 30/6/2025.

Bình Định kiến nghị Chính phủ gỡ vướng cho 10 dự án bất động sản lớn Bình Định thúc tiến độ loạt dự án khu du lịch nghỉ dưỡng nghìn tỷ trong Khu kinh tế Nhơn Hội

Quảng Ninh duyệt nhà đầu tư dự án đô thị nghỉ dưỡng gần 1 tỷ USD tại Vân Đồn

UBND tỉnh Quảng Ninh vừa phê duyệt Công ty TNHH Đầu tư Địa ốc Hải Đăng – thành viên của HDMon Holdings – làm nhà đầu tư thực hiện dự án tổ hợp du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí cao cấp, sân golf và khu dân cư Monbay Vân Đồn, tổng mức đầu tư gần 25.000 tỷ đồng, tương đương gần 1 tỷ USD.

Quảng Ninh bắt đầu nhận hồ sơ mua căn hộ dự án nhà ở xã hội đầu tiên, giá chỉ 16,2 triệu đồng/m2 Quảng Ninh sẽ đấu thầu tìm nhà đầu tư xây dự án nhà ở xã hội tại TP. Hạ Long

Hà Nội có dự án nhà ở xã hội chạm mức 26

Mới đây, liên danh CTCP Him Lam Thủ đô và CTCP BIC Việt Nam đã công bố những thông tin chính thức về dự án nhà ở xã hội Rice City Long Châu (quận Long Biên, Hà Nội). Đáng chú ý, mức giá căn hộ dự kiến lên tới 26 - 27 triệu đồng/m2.

Những công sở dôi dư sau sáp nhập có thể ưu tiên làm nhà ở xã hội? “Điểm danh” những tiêu chí hàng đầu lựa chọn mua bất động sản nhà ở

Thị trường bất động sản phía Nam lấy lại “phong độ”: Khu vực nào hưởng lợi?

Thị trường bất động sản phía Nam có những dấu hiệu phục hồi tích cực, nhờ được hưởng lợi lớn từ nhu cầu "nén" trong suốt thời gian qua cùng với động lực từ quy hoạch, hạ tầng, đặc biệt là thông tin về “siêu đô thị” thành phố Hồ Chí Minh.

Nhóm bất động sản tăng cường mua lại trái phiếu trước áp lực đáo hạn lớn Sửa Nghị định 103 về quy định thu tiền đất bổ sung để tháo gỡ cho doanh nghiệp và thị trường bất động sản

Doanh nghiệp Nhà nước được tự quyết lương, thưởng và đầu tư bất động sản

Với Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp vừa được Quốc hội thông qua, cơ chế tiền lương, thưởng và quyền lợi tại doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đã có sự thay đổi đáng kể, trao thêm quyền tự chủ cho doanh nghiệp.

Hà Nội ban hành quy định mới về phí quản lý, vận hành nhà chung cư Đề xuất quy định chi tiết về thuế VAT