TP.HCM: Lượng hàng bình ổn Tết 2023 đáp ứng 43% nhu cầu thị trường

TP.HCM đã bắt đầu bước vào cao điểm mua sắm Tết Nguyên đán 2023 với sức mua tăng dần từng ngày. Theo kế hoạch, lượng hàng bình ổn thị trường trong tháng Tết nguyên đán Quý Mão 2023 của TP.HCM sẽ đáp ứng từ 25 - 43% nhu cầu thị trường.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Tiếp cận vốn vay để giữ giá bình ổn

Ông Lê Huỳnh Minh Tú, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP.HCM cho biết, TP.HCM xác định nhiệm vụ trọng tâm phải đảm bảo nguồn cung lưu thông hiệu quả tại các hệ thống phân phối để đảm bảo đủ hàng hóa cho người dân.

Hiện nay, các doanh nghiệp bình ổn thị trường đang xây dựng phương án tạo nguồn hàng, thu mua, dự trữ đúng tiến độ theo kế hoạch của UBND TP.HCM đã ban hành; đồng thời đảm bảo sản lượng cung ứng ra thị trường đầy đủ, giá bán ổn định phục vụ cho người dân.

Theo kế hoạch của UBND TP.HCM, tất cả các đơn vị tham gia hàng bình ổn thị trường trong tháng Tết nguyên đán Quý Mão 2023 trên địa bàn thành phố đã sẵn sàng đáp ứng từ 25 - 43% nhu cầu thị trường.

Mặt hàng trứng được giữ giá theo chương trình bình ổn của TP.HCM để chia sẻ khó khăn với người tiêu dùng.

Mặt hàng trứng được giữ giá theo chương trình bình ổn của TP.HCM để chia sẻ khó khăn với người tiêu dùng.

Ngoài ra, để chia sẻ khó khăn với người tiêu dùng, Sở Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các hệ thống phân phối trên địa bàn, vận động chiết khấu ưu đãi, chia sẻ chiết khấu và các chi phí khác trong giai đoạn hiện nay để giảm áp lực tăng giá bán đến tay người tiêu dùng; đồng thời phối hợp với Cục Quản lý thị trường tăng cường công tác kiểm tra, quản lý thị trường không để xảy ra việc đầu cơ, găm hàng, lưu thông hàng gian, hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc.

Theo các doanh nghiệp tham gia hàng bình ổn giá, ngay sau quyết định nới room của Ngân hàng nhà nước, nhiều ngân hàng đã bắt đầu giảm lãi suất cho vay và doanh nghiệp bình ổn giá cũng đã tiếp cận được vốn tín dụng dịp cuối năm để doanh nghiệp yên tâm giữ giá phục vụ dịp lễ, Tết.

Ông Trương Chí Thiện, Tổng Giám đốc Công ty CP Thực phẩm Vĩnh Thành Đạt cho biết, mới đây công ty nhận được thông báo từ ngân hàng VCB là giảm 1% lãi suất, đây là tín hiệu rất mừng vì doanh nghiệp có thể giữ giá bình ổn cho người dân trong mùa cao điểm mua sắm hàng tết với nguồn hàng hoá dồi dào. Theo đó, dòng vốn hơn 710 tỷ đồng cũng được doanh nghiệp sẵn sàng để cung ứng hơn 2.000 tấn hàng tươi sống và khoảng 4.500 tấn hàng chế biến, tăng 30% so với năm ngoái.

Sức mua giỏ quà Tết đang tăng cao tại các hệ thống siêu thị khi nhu cầu tặng quà Tết tăng.

Sức mua giỏ quà Tết đang tăng cao tại các hệ thống siêu thị khi nhu cầu tặng quà Tết tăng.

Tương tự, ông Lê Minh Tuấn, Phó Tổng giám đốc công ty cổ phần Súc sản kỹ nghệ Việt Nam cho biết, vừa qua giá nguyên vật liệu hiện tăng 5-10% nhưng giá bán không tăng. Để làm được điều này, doanh nghiệp chấp nhận giảm lợi nhuận để người tiêu dùng có điều kiện mua sắm tốt hơn. Tuy nhiên, khi ngân hàng hỗ trợ vốn giúp doanh nghiệp lương thực tham gia chương trình bình ổn giá của thành phố đã phần nào giúp doanh nghiệp giảm được áp lực.

Bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội Lương thực Thực phẩm TP.HCM cho biết, gần 40 doanh nghiệp lương thực, thực phẩm đã chuẩn bị sẵn sàng hàng hóa phục vụ cao điểm Tết. Tổng nguồn vốn thực hiện bình ổn thị trường gần 20.000 tỷ đồng. Doanh nghiệp bình ổn thị trường được ưu tiên tiếp cận vốn với lãi suất ưu đãi, có thêm vốn lưu động cho sản xuất, dự trữ nguyên vật liệu…

"Việc ngân hàng hỗ trợ giảm lãi suất 1% là tín hiệu rất tốt bởi đây là thời điểm chúng tôi chuẩn bị hàng hoá Tết, sau đó dự trữ nguyên vật liệu cho kỳ sản xuất mới. Các doanh nghiệp cũng đang lên phương án tổ chức các điểm bán hàng bình ổn lưu động, triển khai chương trình khuyến mãi sâu 30-50% vào những ngày giáp Tết, giúp người dân mua sắm với giá cả tốt nhất", bà Lý Kim Chi cho biết thêm.

Siêu thị tăng dự trữ hàng để kìm giá

Đại diện Saigon Co.op cho biết, đơn vị sẽ tăng lượng thực phẩm tươi sống gấp đôi lượng thông thường để hệ thống bán lẻ Co.opmart, Co.opXtra, Co.op Food, Co.opSmile… phục vụ tốt mùa mua sắm cao điểm Tết. Các mặt hàng bình ổn giá, các mặt hàng nhu yếu phẩm cũng được tăng dự trữ từ 10% đến 50% so với ngày thường, trung bình tăng 20% so với cùng kỳ năm trước, đồng thời tiến hành giảm giá khuyến mãi liên tục hàng ngày từ nay đến Tết nguyên đán.

Mặt hàng thực phẩm được các hệ thống siêu thị tăng lượng dự trữ nhằm kìm giá khi xảy ra tình trạng khan hàng, tăng giá đột biến vào dịp Tết 2023.

Mặt hàng thực phẩm được các hệ thống siêu thị tăng lượng dự trữ nhằm kìm giá khi xảy ra tình trạng khan hàng, tăng giá đột biến vào dịp Tết 2023.

Để thực hiện tốt nhiệm vụ bình ổn giá cả thị trường, phần lớn ngân sách hàng Tết năm nay được Saigon Co.op ưu tiên đầu tư cho trữ lượng 9 nhóm hàng bình ổn thị trường gồm: gạo, đường, dầu ăn, thịt heo, thịt gia cầm, trứng gia cầm, thực phẩm chế biến, rau củ quả, thủy hải sản…; còn lại dành cho các mặt hàng thực phẩm, phi thực phẩm khác và các loại đặc sản Tết.

Mặt khác, Saigon Co.op sẽ tăng cường nhóm hàng thực phẩm tươi sống, các món chế biến sẵn để gia tăng tính tiện lợi và tiết kiệm thời gian cho người tiêu dùng. Theo đó, Co.opmart, Co.opXtra, Co.op Food… sẽ luân phiên giảm giá mạnh cho hàng nghìn sản phẩm theo thứ tự ưu tiên gồm sản phẩm vệ sinh và trang trí nhà cửa, sản phẩm chăm sóc cá nhân, hàng thời trang, giỏ quà tết, thực phẩm Tết...

Đối với nhóm bánh kẹo, quà tết, hệ thống siêu thị Saigon Co.op áp dụng chính sách khuyến mãi, chiết khấu đến 15% cho khoảng 3 triệu giỏ quà Tết, được gói theo yêu cầu của khách hàng và doanh nghiệp.

Mặt hàng rau củ quả luôn dồi dào tại các siêu thị.

Mặt hàng rau củ quả luôn dồi dào tại các siêu thị.

Trong khi đó, theo đại diện WinCommerce, đơn vị đã lên kế hoạch cung ứng hàng hóa với sản lượng lớn từ vài tháng trước Tết. Năm nay, sản lượng hàng hóa theo từng ngành hàng phục vụ Tết tăng 20 - 30% so với các tháng bình thường trong năm và so với cùng kỳ Tết 2022.

Riêng với ngành hàng thực phẩm tươi sống, tăng 20% so với cùng kỳ và tập trung vào các mặt hàng thiết yếu, trọng tâm cho dịp Tết như rau củ quả, thịt... Đối với ngành hàng tiêu dùng, mặt hàng chủ đạo không thể thiếu trong dịp Tết là bánh kẹo, đồ uống được chuẩn bị sản lượng tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Bên cạnh đó, WinCommerce cũng tăng cường nguồn cung các nhóm hàng: thực phẩm khô, đặc sản vùng miền,…

Tương tự, tại hệ thống siêu thị Big C/Go cũng đang tập trung nguồn hàng Tết với mức tăng trưởng cao, tăng từ 20 - 30% so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, các nhóm mặt hàng phi thực phẩm như gia dụng, dệt may dự trữ tăng khoảng 20%. Bên cạnh đó, hệ thống Big C/Go sẽ tung ra chương trình khuyến mãi từ 30 - 50% với hàng nghìn mặt hàng xuyên suốt trong dịp Tết và tăng thêm thời gian bán hàng, nhân sự để phục vụ trong những ngày cận Tết.

"Nguồn hàng dồi dào nên người dân hoàn toàn yên tâm giá cả trước và trong dịp Tết đều sẽ ổn định. Chúng tôi cũng lên kế hoạch thỏa thuận với các nhà cung cấp cố gắng cung ứng đủ mặt hàng thực phẩm tươi sống, rau xanh vào thời điểm ngay sau Tết Nguyên đán để tránh tăng giá đột biến sau Tết do ít nguồn cung”, đại diện hệ thống siêu thị Big C/Go cho biết thêm.

Theo Báo Tin tức

Đọc tiếp

Ảnh minh hoạ

Sầu riêng quyết định mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành rau quả

Kim ngạch xuất khẩu rau quả trong quý I ước đạt 1,25 tỷ USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong quý đầu năm, sầu riêng và nhiều trái cây khác của Việt Nam chưa vào vụ nhưng kim ngạch xuất khẩu vẫn đạt và vượt 1 tỷ USD, cho thấy ngành rau quả có nhiều khả năng đạt mục tiêu xuất khẩu 6,5 tỷ USD trong năm nay.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Khu công nghiệp - ảnh minh họa

Tây Ninh sắp có thêm khu công nghiệp quy mô gần 500 ha

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 214/QĐ-TTg chấp thuận chủ trương dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp Hiệp Thạnh - giai đoạn 1, tại xã Hiệp Thạnh, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh.

Chat với BizLIVE