TPBank: Dấu ấn số hoá trong kết quả tăng trưởng mạnh mẽ năm 2024

Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) vừa công bố kết quả kinh doanh năm 2024, đánh dấu một năm tăng trưởng mạnh mẽ và bền vững trong bối cảnh kinh tế dần phục hồi.

Bứt phá về lợi nhuận

Kết thúc năm 2024, tổng tài sản của TPBank đạt mốc 418 nghìn tỷ đồng, tăng 17% so với đầu năm và vượt 7% so với kế hoạch đã đề ra. Vốn điều lệ của TPBank cũng tăng lên 26.420 tỷ đồng, phản ánh tiềm lực tài chính vững chắc.

Dư nợ tín dụng – bao gồm cho vay khách hàng và đầu tư trái phiếu doanh nghiệp – đạt 261,5 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng hơn 20% so với năm trước, vượt xa mức trung bình của toàn ngành ngân hàng.

Theo ông Nguyễn Lâm Hoàng, Giám đốc Khối Tài chính của TPBank, ngân hàng tiếp tục duy trì chiến lược tập trung vào hai nhóm khách hàng chiến lược: cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME).

“Với khách hàng cá nhân, chúng tôi tập trung vào các sản phẩm cho vay truyền thống như mua nhà, mua xe. Đối với nhóm khách hàng SME, TPBank chú trọng vào các lĩnh vực ưu tiên của Ngân hàng Nhà nước, đưa ra các sản phẩm như các gói vay dành cho phụ nữ làm chủ, tín dụng xanh, cho vay trực tuyến trên ngân hàng số, bên cạnh đó còn có các chương trình ưu tiên riêng cho các nhóm khách hàng doanh nghiệp viễn thông, xây dựng,…”, ông Hoàng chia sẻ.

Nỗ lực này góp phần mang lại cho TPBank lợi nhuận trước thuế gần 7.600 tỷ đồng, tăng trưởng 36% so với năm 2023 và vượt mục tiêu đề ra tại Đại hội đồng cổ đông. Tỷ lệ lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) của ngân hàng duy trì ở mức trên 17%, phản ánh hiệu quả kinh doanh bền vững.

Đáng chú ý, cơ cấu lợi nhuận của TPBank đã có sự chuyển đổi tích cực khi giảm dần sự phụ thuộc vào tín dụng, thay vào đó là mở rộng các nguồn thu nhập ngoài lãi. Theo đó, tổng thu nhập hoạt động của TPBank đạt hơn 18.000 tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2023. Trong đó, thu nhập ngoài lãi chiếm 28% tổng thu nhập hoạt động. Thu từ hoạt động dịch vụ đạt khoảng 3,3 nghìn tỷ đồng, tăng mạnh tới 47% so với năm 2023 và chiếm tới gần 19% tổng thu nhập hoạt động của ngân hàng.

Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) đạt 14%, vượt yêu cầu tối thiểu của Basel III, đảm bảo khả năng đối mặt với rủi ro và duy trì sự ổn định lâu dài.

Quảng cáo

Dấu ấn số hóa trong hiệu quả hoạt động

Một trong những yếu tố làm nên thành công của TPBank chính là chiến lược chuyển đổi số toàn diện. Nhờ đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ hiện đại và tối ưu hóa hoạt động, ngân hàng đã giảm tỷ lệ chi phí/thu nhập (CIR) từ 41,28% năm 2023 xuống còn 34,78% trong năm 2024.

“Nhận định 2024 là một năm nhiều khó khăn, ngay từ đầu năm, chúng tôi đã quyết liệt triển khai nhiều biện pháp nhằm tiết giảm chi phí và tăng hiệu quả, bao gồm tối ưu hóa bộ máy nhân sự và nâng cao năng suất. Chúng tôi giảm tuyển dụng ở các bộ phận hỗ trợ và tăng cường nhân sự cho các bộ phận kinh doanh trực tiếp, giúp tập trung nguồn lực vào mục tiêu tăng trưởng”, lãnh đạo ngân hàng chia sẻ.

Hàng loạt các sản phẩm dịch vụ số hóa tiên tiến đã và đang được ngân hàng triển khai dựa trên các công nghệ hàng đầu như AI, Big Data, Machine Learning,…ứng dụng mạnh mẽ và rộng rãi vào tất các các dịch vụ ngân hàng cốt lõi như thanh toán, tín dụng, tiền gửi,…

Hệ sinh thái đa dạng kết nối với nhiều dịch vụ tiên tiến mang lại cho khách hàng trải nghiệm tiện lợi vượt trội, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí, từ đó đưa TPBank trở thành ngân hàng giao dịch chính của nhiều khách hàng hơn.

Đây là lý do cho sự bứt phá không ngừng của ngân hàng về số lượng khách hàng trong thời gian qua. Chỉ tính riêng trong năm 2024, TPBank đã thu hút được thêm 2,1 triệu khách hàng mới, nâng tổng số khách hàng mà ngân hàng phục vụ lên 14,1 triệu, trong đó hơn 50% lượng khách hàng mới đến từ các kênh số hóa.

Đồng thời, khối lượng và giá trị giao dịch qua kênh điện tử của khách hàng TPBank cũng tăng mạnh, với hơn 4 triệu khách hàng thường xuyên giao dịch qua kênh số, với tổng giá trị giao dịch lên tới gần 2 triệu tỷ đồng trong năm 2024 – một con số ấn tượng phản ánh sự dịch chuyển mạnh mẽ của khách hàng sang các nền tảng trực tuyến.

Cũng nhờ chiến lược chuyển đổi nhằm thu hút và giữ chân khách hàng dựa trên nền tảng số hóa, kết hợp với việc liên tục nâng cao trải nghiệm khách hàng, TPBank đã thành công cải thiện mạnh lượng tiền gửi không kỳ hạn (CASA) trong năm qua, giữ vững vị thế trong top các ngân hàng có tốc độ tăng trưởng CASA hàng đầu.

Với lợi thế là nguồn vốn giá rẻ, lượng CASA lớn là nguồn quan trọng giúp TPBank cải thiện NIM, đồng thời, đẩy mạnh giải ngân các gói tín dụng với lãi suất ưu đãi, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh theo đúng chủ trương của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước.

Bằng sự nỗ lực không ngừng và tầm nhìn chiến lược, TPBank đã khép lại năm 2024 với những con số tăng trưởng ấn tượng, khẳng định vị thế trong ngành ngân hàng. Kết quả kinh doanh vượt kỳ vọng cùng chiến lược chuyển đổi số toàn diện chính là nền tảng vững chắc để TPBank tiếp tục chinh phục những cột mốc cao hơn, đồng thời mang lại giá trị bền vững cho khách hàng và cổ đông trong tương lai.

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

VietinBank dự kiến dùng hơn 12.500 tỷ đồng lợi nhuận để chia cổ tức

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) dự kiến dùng toàn bộ số lợi nhuận còn lại năm 2023 để tiến hành chia cổ tức bằng cổ phiếu, tuy nhiên, kế hoạch này vẫn cần sự phê duyệt cơ cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

VietinBank báo tăng trưởng tín dụng gần 17% năm 2024 VietinBank, ACB, Eximbank, Nam A Bank, VIB, NCB chuẩn bị họp đại hội cổ đông thường niên Phía sau pha bứt tốc của VietinBank

Eximbank lên kế hoạch lợi nhuận năm 2025 tăng trưởng 33%

Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam - Eximbank vừa thông qua đề xuất của Quyền Tổng giám đốc về kế hoạch kinh doanh năm 2025 để trình Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ).

Eximbank sắp tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường lần hai Eximbank miễn nhiệm 2 Phó Tổng Giám đốc VietinBank, ACB, Eximbank, Nam A Bank, VIB, NCB chuẩn bị họp đại hội cổ đông thường niên

Nhiều thách thức trong cuộc đua huy động vốn giá rẻ của ngân hàng

Trong bối cảnh lãi suất huy động tăng nhằm thu hút dòng tiền nhàn rỗi, tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) tại nhiều ngân hàng lại có xu hướng sụt giảm. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến chi phí vốn mà còn đặt ra bài toán khó trong chiến lược cạnh tranh lãi suất và tối ưu lợi nhuận của các nhà băng.

Thanh khoản dồi dào, lãi suất liên ngân hàng có thể giảm trong năm 2025 DongA Bank đổi tên thành Ngân hàng số Vikki Ngân hàng Nhà nước hút ròng hơn 38 nghìn tỷ đồng tuần qua

Khách hàng tấp nập giao dịch tại các điểm kinh doanh ngân hàng số Vikki

Sáng ngày 17 tháng 2 năm 2025 – Vikki Digital Bank đồng loạt mở cửa chào đón khách hàng tới giao dịch tại tất cả các điểm kinh doanh trên toàn quốc với diện mạo mới. Khách hàng tấp nập trong không gian giao dịch thân thiện, với những trải nghiệm các dịch vụ tài chính tiện lợi.

HDBank công bố kết quả kinh doanh năm 2024, ROE cao trên 25,7% Đón Xuân 2025 đủ đầy - Thẻ HDBank trao tay lộc thắm

Ngân hàng Nhà nước hút ròng hơn 38 nghìn tỷ đồng tuần qua

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục hút ròng hơn 38.000 tỷ đồng khỏi thị trường trong tuần từ 10/02 - 14/02 thông qua kênh thị trường mở, trong bối cảnh lãi suất liên ngân hàng có xu hướng giảm ở cả VND và USD.

Tỷ giá và lãi suất giảm mạnh trên liên ngân hàng Thanh khoản dồi dào, lãi suất liên ngân hàng có thể giảm trong năm 2025 Lãi 81.000 tỷ đồng trong quý 4, lợi nhuận các ngân hàng trên sàn chứng khoán đến từ đâu?

Thanh khoản dồi dào, lãi suất liên ngân hàng có thể giảm trong năm 2025

Trong năm 2025, với dự báo thị trường ngoại tệ xuất hiện nhiều yếu tố thuận lợi hơn so với giai đoạn trước, thanh khoản liên ngân hàng nhiều khả năng sẽ dồi dào hơn.

Tỷ giá, lãi suất và những ẩn số 2025 Fed chưa vội điều chỉnh chính sách lãi suất Tỷ giá và lãi suất giảm mạnh trên liên ngân hàng

Lãi 81.000 tỷ đồng trong quý 4, lợi nhuận các ngân hàng trên sàn chứng khoán đến từ đâu?

Thu nhập lãi thuần vẫn là động lực tăng trưởng chính cho lợi nhuận các ngân hàng, với điểm nhấn về tăng trưởng tín dụng ước đạt gần 18%, mức cao nhất kể từ năm 2018.

Giá vàng SJC bật tăng, giá USD ngân hàng "hạ nhiệt" Top 10 ngân hàng có tổng tài sản, vốn chủ sở hữu, lợi nhuận trước thuế lớn nhất năm 2024

Tổng đài thông minh không phím bấm: Bước đột phá của LPBank trong kỷ nguyên số

Trong bối cảnh công nghệ đang thay đổi mạnh mẽ, việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào các hoạt động ngân hàng đã trở thành xu hướng tất yếu. LPBank, với chiến lược tập trung vào tự động hóa và số hóa, đã triển khai thành công Tổng đài chăm sóc khách hàng (CSKH) thông minh không phím bấm, đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại vào dịch vụ khách hàng.

LPBank: 8 khối nghiệp vụ cam kết thực hiện mục tiêu kinh doanh năm 2025 Năm 2024, LPBank đạt lợi nhuận 12.168 tỷ đồng, tổng tài sản tăng gần 35% Ông Phạm Phú Khôi đảm nhận vai trò Phó Chủ tịch HĐQT của LPBank