Loạt cổ phiếu có tỷ suất cổ tức vượt xa lãi suất gửi ngân hàng

Các cổ phiếu có tỷ suất cổ tức trên thị giá cao phù hợp với chiến lược đầu tư nắm giữ dài hạn thay vì lướt sóng ăn chênh lệch giá.

Loạt cổ phiếu có tỷ suất cổ tức vượt xa lãi suất gửi ngân hàng

Thị trường chứng khoán tăng nhẹ từ đầu năm nhưng đa số cổ phiếu vẫn giảm điểm, hoặc có hiệu suất thua VN-Index. Không ít nhà đầu tư có cảm giác khó kiếm lời trên thị trường khi đà tăng chủ yếu tập trung trên một vài nhóm cổ phiếu. Tình trạng này được đánh giá sẽ còn thử thách tính kiên nhẫn của nhà đầu tư trong ngắn hạn.

Mặt khác, sự phân hoá trên thị trường lại mở ra cơ hội để gom những cổ phiếu với tỷ suất lợi tức (cổ tức tiền mặt/thị giá) cao, phục vụ nhu cầu đầu tư dài hạn. Thị trường chứng khoán Việt Nam không thiếu cổ phiếu có truyền thống chi trả cổ tức cao lên đến hàng chục, thậm chí hàng trăm %, kèm theo đó là tỷ suất lợi tức vượt trội so với lãi suất tiền gửi ngân hàng (mặt bằng khoảng 5%).

Thống kê sơ bộ dựa trên cổ tức tiền mặt cho năm 2024 và thị giá hiện tại có thể kể ra rất nhiều cái tên cho tỷ suất lợi tức trên 5% như SLS, BMP, PAT, DVP, SAB, VNM, CAP, IFS,… Đặc biệt, có một vài trường hợp như CPH ghi nhận tỷ suất này lên đến hơn 650% do hoạt động chia cổ tức tiền mặt tỷ lệ cao nhiều năm khiến thị giá điều chỉnh chỉ còn 300 đồng.

Quảng cáo

Thị giá cổ phiếu điều chỉnh khi chia cổ tức, giá vốn của nhà đầu tư cũng được điều chỉnh giảm tương ứng. Với các cổ phiếu có truyền thống chia cổ tức tiền mặt cao hàng năm, các cổ đông nắm giữ lâu dài thậm chí còn có giá vốn bằng 0. Khoản tiền cổ tức nhận được hàng năm trở thành thu nhập thụ động giúp nhà đầu tư có thể chi tiêu trong cuộc sống hoặc tiếp tục tái đầu tư.

Hơn nữa, cổ tức tiền mặt cao, đều đặn cũng phần nào cho thấy phần nào cho thấy sức khoẻ của doanh nghiệp. Chính sách cổ tức được duy trì trên nền tảng doanh nghiệp “ăn nên, làm ra”. Lợi nhuận ổn định, thậm chí tăng trưởng qua từng năm cũng sẽ thúc đẩy cổ phiếu trên thị trường đi lên, tạo ra lãi kép cho nhà đầu tư.

Thực tế cho thấy, nhóm có truyền thống chia cổ tức cao đều đặn hàng năm đa phần nằm trong lĩnh vực sản xuất. Các doanh nghiệp này thường xuyên duy trì lợi nhuận ổn định, một số trường hợp tăng trưởng đều tạo tiền đề cho chính sách cổ tức phóng khoáng. Thêm nữa, khá nhiều trong số này là doanh nghiệp có vốn Nhà nước và việc chia cổ tức cao là điều gần như bắt buộc.

Cần phải lưu ý rằng, trường phái “ăn chắc, mặc bền” với cổ tức sẽ phù hợp với nhà đầu tư dài hạn bởi trong ngắn hạn, hoạt động chia cổ tức không mang nhiều ý nghĩa. Việc đu theo sóng cổ tức đôi khi dẫn đến tình trạng “kẹp hàng” trong ngắn hạn. Với tâm lý đầu cơ lướt sóng, nhiều trường hợp nhà đầu tư không đủ kiên nhẫn nắm giữ, bỏ lỡ cơ hội sinh lời hấp dẫn trong dài hạn.

Trong bối cảnh thị trường chứng khoán có nhiều biến động khó lường, trường phái đầu tư ăn cổ tức càng trở nên hiệu quả hơn. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều quỹ đầu tư lớn trên thị trường đều đã tham gia vào cuộc chơi này. Mới nhất là sự xuất hiện của Quỹ đầu tư Cổ phiếu Cổ tức Tăng trưởng KIM (KDEF) – quỹ mở nội địa đầu tiên trong hệ sinh thái của KIM Việt Nam.

Trước KIM Việt Nam, nhiều tổ chức lớn trên thị trường như Dragon Capital, VinaCapital, VCBF, UOBAM cũng đã ra mắt các quỹ mở có yếu tố cổ tức. Mặc dù có những chiến lược đầu tư riêng nhưng nhìn chung, danh mục của các “cá mập” này đều hướng đến các doanh nghiệp hàng đầu có lợi suất cổ tức hấp dẫn, dòng tiền bền vững và tiềm năng tăng trưởng dài hạn.

Theo Nhịp sống thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

'Kỳ lân' công nghệ VNG muốn đổi tên, dự kiến lỗ 620 tỷ đồng năm 2025

Sau 4 năm thua lỗ liên tiếp, năm 2025 công ty dự kiến lỗ sau thuế 620 tỷ đồng, giảm 47% so với khoản lỗ của năm 2024. Trong quý 1/2025, VNG tiếp tục báo lỗ sau thuế 14,9 tỷ đồng.

‘Đốt’ hết 500 tỷ đầu tư, VNG rút người, 'chia tay' công ty liên kết Tiki VNG cho nhân viên mua cổ phiếu giá bằng 1/10 thị giá

Nâng hạng chứng khoán Việt Nam có thể kích hoạt loạt “bom tấn” IPO

Ngoài dòng vốn có thể lên đến hàng tỷ USD dự báo sẽ đổ vào chứng khoán Việt Nam sau khi nâng hạng, DragonCapital cho rằng, việc nâng hạng có thể kích hoạt loạt “bom tấn” IPO với quy mô lên đến hàng chục tỷ USD.

Tăng mạnh thứ 2 ngành Chứng khoán, VFS đang "gấp rút" trả cổ tức 2024 Thị trường chứng khoán toàn cầu thận trọng chờ kết quả đàm phán từ London

Chứng khoán TCBS giành lấy vị trí số 1 về vốn điều lệ từ SSI

Sau khi hoàn tất đợt phát hành riêng lẻ, vốn điều lệ của TCBS đã vươn lên đứng đầu toàn ngành và đồng thời là sự chuẩn bị trước cho sự kiện IPO cuối năm 2025.

APG tăng mạnh nhất nhóm Chứng khoán, tiếp tục có những chuyển động thượng tầng Tăng mạnh thứ 2 ngành Chứng khoán, VFS đang "gấp rút" trả cổ tức 2024

Nhóm bất động sản tăng cường mua lại trái phiếu trước áp lực đáo hạn lớn

Theo Fiin Ratings, trong 7 tháng còn lại của năm 2025, giá trị trái phiếu đáo hạn khoảng trên 146.000 tỷ đồng, với cơ cấu đáo hạn chính gồm 50% đến từ nhóm bất động sản, 24% từ các tổ chức tín dụng, 9% từ nhóm thương mại dịch vụ.

Rủi ro thuế quan sẽ ảnh hưởng đến triển vọng phát hành trái phiếu của nhóm bất động sản công nghiệp Chủ Khu du lịch quốc tế Đồi Rồng huy động thêm 1.900 tỷ đồng trái phiếu Vingroup bảo lãnh cho 5.000 tỷ đồng trái phiếu do VinFast phát hành

Khối ngoại tái xuất, thị trường đón sắc xanh

Phiên giao dịch có sự trở lại của tiền ngoại và sự hồi phục của nhóm Vingroup đã hậu thuẫn cho dòng tiền len lỏi đến các cổ phiếu Midcap và Penny. Đặc biệt, nhóm Bán lẻ và Hóa chất đã có giao dịch nổi trội.

Câu chuyện thị trường: Áp lực chốt lời, khối ngoại bán ròng và chu kỳ 3 năm Tăng mạnh thứ 2 ngành Chứng khoán, VFS đang "gấp rút" trả cổ tức 2024