Vì sao gói tín dụng nhà ở xã hội 120.000 tỷ đồng giải ngân “ì ạch”?

Báo cáo mới đây của Bộ Xây dựng cho biết, từ tháng 4/2023 đến nay giải ngân gói tín dụng 120.000 tỷ đồng mới ước đạt khoảng 3.400 tỷ đồng. Điều này cho thấy tốc độ giải ngân “ì ạch”, người dân và doanh nghiệp đều không mặn mà.

Vì sao gói tín dụng nhà ở xã hội 120.000 tỷ đồng giải ngân “ì ạch”?
Ảnh minh hoạ: Nhà ở xã hội tại Kim Chung, Đông Anh (Hà Nội).

Anh Dương Đức Sơn (quận Long Biên, Hà Nội) chia sẻ, đầu năm 2024, anh tham khảo gói vay này để mua một dự án nhà ở xã hội thì được biết mức lãi suất cho vay với chủ đầu tư là 8%/năm trong 3 năm và với người mua nhà là 7,5%/năm trong 5 năm.

"Giả sử tôi vay 500 triệu đồng mua nhà ở xã hội thì trung bình mỗi tháng tôi phải trả cả gốc và lãi khoảng hơn 11 triệu đồng. Hai vợ chồng thu nhập chưa đến 20 triệu đồng, nếu cộng thêm các khoản chi phí sinh hoạt khác thì đây cũng là áp lực lớn. Chưa kể thủ tục vay cũng phức tạp. Vì thế sau khi suy nghĩ kỹ tôi quyết định không vay nữa", anh Sơn nói.

Trong khi đó, hiện các ngân hàng thuộc khối Big 4 có chương trình lãi suất vay ưu đãi hỗ trợ người trẻnếu tính ra, mức vay tương đương hoặc thậm chí còn thấp hơn gói 120.000 tỷ đồng.

Đơn cử như Agribank, từ ngày 02/4/2025 đến hết ngày 31/12/2025, khách hàng cá nhân là công chức, viên chức, người lao động đến 35 tuổi có nhu cầu vay vốn sẽ sẽ áp dụng lãi suất 5,5%/năm cố định 3 năm đầu, với hạn mức 75% nhu cầu vốn khi thế chấp bằng chính tài sản hình thành từ vốn vay, khách hàng được miễn trả nợ gốc lên tới 60 tháng đầu tiên, giúp giảm áp lực trả nợ ban đầu.

Ngân hàng BIDV cũng tung ra chương trình cho vay mua nhà ở đối với khách hàng dưới 35 tuổi. Theo đó, khách hàng được BIDV hỗ trợ lãi suất 5,5%/năm cố định trong vòng 3 năm, thời gian cho vay lên đến 40 năm và đặc biệt không phải trả gốc trong vòng 05 năm áp dụng trên số tiền tối đa 05 tỷ đồng/khách hàng. Kết thúc thời gian 3 năm ưu đãi, lãi suất thả nổi được tính huy động vốn kỳ hạn 24 tháng + 3%....

Một số chuyên gia kinh tế cho rằng, mức lãi suất 120.000 tỷ đồng không hấp dẫn, thủ tục vay rườm rà, trong khi đó hiện các ngân hàng đang tung lãi suất cho người dưới 35 tuổi mua nhà có nhiều ưu điểm hơn, mức lãi suất tương đối hợp lý, có ngân hàng cho vay lãi suất cố định 5,5%/năm trong 3 năm đầu, nếu hết 3 năm cộng lãi suất thả nổi lên 3% cũng chỉ 8,5% mà thời hạn được vay dài,

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cho rằng, hiện tốc độ giải ngân vẫn thấp là do chưa phù hợp với nhiều người dân khi chỉ thấp hơn lãi suất thông thường 1,5 - 2% và lại thả nổi. Như thế thì nhiều người vay không chịu nổi áp lực lãi vay.

Quảng cáo

Ông Phong dẫn chứng cụ thể, có thời điểm, trong khi mức lãi suất cho vay thông thường của các ngân hàng 8-9% thì lãi suất của gói vay này cũng khoảng gần 8%. Đây là một trong những lý do khiến doanh nghiệp, người dân không mặn mà với việc vay vốn. Đó là chưa kể đến hàng loạt thủ tục, điều kiện để có thể vay được là rất khó khăn.

Bên cạnh đó, theo ông Phong, còn nhiều nguyên nhân khác khiến gói vay 120.000 tỷ đồng khó giải ngân. Đơn cử như việc người dân không tiếp cận được nguồn cung nhà ở xã hội nên không thể vay.

Ông Ðỗ Viết Chiến, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho rằng, Bộ Xây dựng cũng xác định những nguyên nhân chính khiến gói ưu đãi khó đạt được hiệu quả như kỳ vọng. Nguyên nhân nguồn cung nhà ở xã hội còn hạn chế, nhiều chủ đầu tư không đủ điều kiện để vay vốn hay bảo đảm điều kiện dư nợ, không có tài sản bảo đảm.

Ngoài ra, lãi suất gói vay ưu đãi vẫn cao, trong khi thời gian cho vay ngắn nên chưa thu hút được các doanh nghiệp, người dân. Quy định đối tượng thụ hưởng cũng còn phức tạp khiến người dân gặp khó khăn khi vay ưu đãi.

Để giải ngân được gói tín dụng này, theo ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), các bên liên quan cần tìm giải pháp phù hợp để có những ưu đãi dài hơi, thống nhất hơn giúp người dân, doanh nghiệp có thể tiếp cận.

Bên cạnh đó, ông cũng đề nghị Bộ Xây dựng khôi phục gói tín dụng 110.000 tỷ đồng (từng được Bộ đề xuất trước đó) để đạt mục tiêu xây tối thiểu 1 triệu căn nhà xã hội đến năm 2030. Ở gói này, lãi suất vay ưu đãi nhà ở xã hội là 4,8 - 5%/năm, thời hạn vay tối đa 25 năm, tương tự gói tín dụng 30.000 tỷ đồng áp dụng hơn 10 năm trước.

Ngoài ra, để tăng sức hút với doanh nghiệp, ông Châu đề nghị dự thảo nghị định về phát triển và quản lý nhà ở xã hội tăng thêm lợi nhuận định mức lên 15%, thay vì 10% như trước, áp dụng cho doanh nghiệp tự tạo lập quỹ đất.

Tại một cuộc họp về nhà ở xã hội, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) từng đưa ra ý kiến: "Đề nghị các ngân hàng thương mại không cần thẩm định hiệu quả dự án. Đã là dự án nhà ở xã hội thì đương nhiên phải hiệu quả vì giá thành là doanh nghiệp được tối đa lợi nhuận 10%".

Theo Nhịp sống thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Bất động sản

Hé lộ bức tranh lợi nhuận doanh nghiệp quý II/2025: Nhóm ngành nào dẫn sóng?

Dù chính sách thuế quan từ Mỹ là “ẩn số” song kinh tế Việt Nam quý II/2025 vẫn ghi nhận nhiều điểm sáng. Trong bức tranh biến động đó, những doanh nghiệp có lợi thế nội địa, ít phụ thuộc xuất khẩu đang lặng lẽ “vượt bão” và dẫn dắt tăng trưởng lợi nhuận.

Lợi nhuận sau thuế HSG đạt 567 tỷ đồng sau 8 tháng FPT trở lại mức tăng trưởng lợi nhuận 20%

Thị trường bất động sản đang trở lại đường đua: Bắt nhịp phục hồi, hướng tới bứt phá

Thị trường bất động sản Việt Nam đang bước vào chu kỳ phục hồi rõ rệt sau thời gian dài trầm lắng. Nhờ loạt chính sách tháo gỡ vướng mắc từ Chính phủ, kết hợp với dòng vốn đầu tư mạnh và hạ tầng bứt tốc, thị trường đã khởi sắc trở lại với nhiều tín hiệu tích cực trong nửa đầu năm.

Thị trường bất động sản phía Nam lấy lại “phong độ”: Khu vực nào hưởng lợi? VARS: Bất động sản TP. Hồ Chí Minh và các vùng lân cận đang trong giai đoạn "chuyển mình"

Đồng Nai giao gần 13.000 m2 đất cho chủ đầu tư dự án Đảo Kim Quy

UBND tỉnh Đồng Nai vừa ban hành quyết định do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Hoàng ký, chính thức giao gần 13.000 m2 đất cho chủ đầu tư dự án Đảo Kim Quy nhằm phục vụ công tác xây dựng hạ tầng giao thông trong khu vực.

TTC Land khởi công giai đoạn 2 dự án Selavia Phú Quốc sau khi huy động 850 tỷ đồng trái phiếu Lên kế hoạch bàn giao loạt dự án, TTC Land kỳ vọng lợi nhuận năm 2025 tăng gấp rưỡi Ông Đặng Hồng Anh nói gì về quyết định rời ghế Phó Chủ tịch TTC Land?

VARS: Bất động sản TP. Hồ Chí Minh và các vùng lân cận đang trong giai đoạn "chuyển mình"

Sau giai đoạn trầm lắng, thị trường bất động sản (BĐS) TP. Hồ Chí Minh và các vùng lân cận đang trong giai đoạn “chuyển mình” với những dấu hiệu phục hồi tích cực sau giai đoạn trầm lắng.

Quảng Ninh duyệt nhà đầu tư dự án đô thị nghỉ dưỡng gần 1 tỷ USD tại Vân Đồn Lộc Trời đối mặt nguy cơ lỗ hơn 500 tỷ đồng, cổ phiếu tiếp tục bị hạn chế giao dịch

Bình Định sắp đấu thầu dự án “đất vàng” hồ Phú Hòa hơn 300 ha

UBND tỉnh Bình Định vừa giao các sở, ngành liên quan hoàn tất công bố hồ sơ mời thầu dự án Khu đô thị, du lịch, văn hóa – thể thao hồ Phú Hòa trước ngày 30/6/2025.

Bình Định kiến nghị Chính phủ gỡ vướng cho 10 dự án bất động sản lớn Bình Định thúc tiến độ loạt dự án khu du lịch nghỉ dưỡng nghìn tỷ trong Khu kinh tế Nhơn Hội

Quảng Ninh duyệt nhà đầu tư dự án đô thị nghỉ dưỡng gần 1 tỷ USD tại Vân Đồn

UBND tỉnh Quảng Ninh vừa phê duyệt Công ty TNHH Đầu tư Địa ốc Hải Đăng – thành viên của HDMon Holdings – làm nhà đầu tư thực hiện dự án tổ hợp du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí cao cấp, sân golf và khu dân cư Monbay Vân Đồn, tổng mức đầu tư gần 25.000 tỷ đồng, tương đương gần 1 tỷ USD.

Quảng Ninh bắt đầu nhận hồ sơ mua căn hộ dự án nhà ở xã hội đầu tiên, giá chỉ 16,2 triệu đồng/m2 Quảng Ninh sẽ đấu thầu tìm nhà đầu tư xây dự án nhà ở xã hội tại TP. Hạ Long

Hà Nội có dự án nhà ở xã hội chạm mức 26

Mới đây, liên danh CTCP Him Lam Thủ đô và CTCP BIC Việt Nam đã công bố những thông tin chính thức về dự án nhà ở xã hội Rice City Long Châu (quận Long Biên, Hà Nội). Đáng chú ý, mức giá căn hộ dự kiến lên tới 26 - 27 triệu đồng/m2.

Những công sở dôi dư sau sáp nhập có thể ưu tiên làm nhà ở xã hội? “Điểm danh” những tiêu chí hàng đầu lựa chọn mua bất động sản nhà ở

Thị trường bất động sản phía Nam lấy lại “phong độ”: Khu vực nào hưởng lợi?

Thị trường bất động sản phía Nam có những dấu hiệu phục hồi tích cực, nhờ được hưởng lợi lớn từ nhu cầu "nén" trong suốt thời gian qua cùng với động lực từ quy hoạch, hạ tầng, đặc biệt là thông tin về “siêu đô thị” thành phố Hồ Chí Minh.

Nhóm bất động sản tăng cường mua lại trái phiếu trước áp lực đáo hạn lớn Sửa Nghị định 103 về quy định thu tiền đất bổ sung để tháo gỡ cho doanh nghiệp và thị trường bất động sản

Doanh nghiệp Nhà nước được tự quyết lương, thưởng và đầu tư bất động sản

Với Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp vừa được Quốc hội thông qua, cơ chế tiền lương, thưởng và quyền lợi tại doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đã có sự thay đổi đáng kể, trao thêm quyền tự chủ cho doanh nghiệp.

Hà Nội ban hành quy định mới về phí quản lý, vận hành nhà chung cư Đề xuất quy định chi tiết về thuế VAT

Dragon Capital không còn là cổ đông lớn tại Nam Long

4 quỹ thành viên thuộc Dragon Capital đã bán ra tổng cộng 1,1 triệu cổ phiếu NLG, hạ tổng sở hữu của cả nhóm từ 20,05 triệu đơn vị, chiếm tỷ lệ 5,2% vốn điều lệ xuống còn 18,95 triệu đơn vị chiếm 4,92% vốn điều lệ Nam Long.

ĐHCĐ Nam Long: Đã có đối tác đang đàm phán một phần dự án Izumi, mục tiêu lợi nhuận năm tăng 35% Nam Long muốn xây 20.000 căn nhà xã hội ở Đồng Nai