BIDV dự kiến tăng trưởng tín dụng 15-16%

Với kế hoạch tăng trưởng tín dụng trên, dự kiến trong năm nay, BIDV sẽ đưa khoảng hơn 300 nghìn tỷ đồng vào nền kinh tế.

BIDV dự kiến tăng trưởng tín dụng 15-16%
Hình minh họa.

Dự kiến ngày 6/4 tới, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) sẽ tổ chức họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2025 để bàn một loạt các nội dung quan trọng bao gồm kết quả kinh doanh năm 2024, kế hoạch kinh doanh năm 2025, bầu bổ sung thành viên Hội đồng Quản trị, thành viên Ban Kiểm soát, niêm yết trái phiếu BIDV phát hành ra công chúng,…

Về kế hoạch kinh doanh năm 2025, BIDV đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng theo giới hạn NHNN giao, dự kiến tăng 15 - 16%. Kết thúc năm 2024, cho vay khách hàng của ngân hàng ở mức hơn 2 triệu tỷ đồng, theo đó, với kế hoạch tăng trưởng tín dụng trên, dự kiến trong năm nay, BIDV sẽ đưa khoảng hơn 300 nghìn tỷ đồng vào nền kinh tế, chiếm khoảng 13,1% tổng tín dụng tăng thêm của toàn hệ thống.

Huy động vốn được điều hành phù hợp với sử dụng vốn. Lợi nhuận trước thuế sẽ theo phê duyệt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trong khi nợ xấu được kiểm soát dưới 1,4%. Ngân hàng cho biết những chỉ tiêu chưa có số liệu chi tiết sẽ được BIDV cập nhật dựa trên cơ sở phê duyệt của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Cũng tại đại hội lần này, cổ đông BIDV sẽ tiến hành bầu bầu bổ sung một thành viên HĐQT và một thành viên Ban Kiểm soát của BIDV nhiệm kỳ 2022 - 2027. Hiện tại, HĐQT ngân hàng có 10 thành viên, trong đó ông Phan Đức Tú giữ chức Chủ tịch HĐQT. Ban Kiểm soát của ngân hàng gồm 4 thành viên, trong đó bà Tạ Thị Hạnh là Trưởng Ban Kiểm soát.

Quảng cáo

Cũng liên quan đến hoạt động ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước mới đây đã có công văn chấp thuận đề nghị tăng vốn điều lệ của BIDV. Theo đó, ngân hàng sẽ được tăng vốn điều lệ tối đa hơn 1.238 tỷ đồng theo phương án phát hành cổ phiếu riêng lẻ đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua.

Cụ thể, ngân hàng sẽ chào bán 123,8 triệu cổ phiếu riêng lẻ cho các nhà đầu tư chuyên nghiệp với giá dự kiến 38.800 đồng/cổ phiếu, tương đương tổng số tiền huy động hơn 4.800 tỷ đồng.

BIDV dự kiến triển khai đợt chào bán trong quý I/2025, sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phê duyệt. Nhà đầu tư tham gia phải là tổ chức trong hoặc ngoài nước có tiềm lực tài chính mạnh, bao gồm cả một số cổ đông hiện hữu của BIDV. Cổ phiếu chào bán sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng một năm kể từ ngày phát hành.

Số lượng nhà đầu tư dự kiến là 5 tổ chức, trong đó, Vietnam Enterprise Investments Limited (VEIL) đăng ký khối lượng lớn nhất với gần 59 triệu cổ phiếu, chiếm 47,7% tổng lượng chào bán.

Một số quỹ đầu tư khác tham gia đợt chào bán này là Hanoi Investments Holdings Limited (Hanoi) với mức đăng ký mua 15,7 triệu cổ phiếu; DC Developing Markets Strategies Public Limited Company là 8,5 triệu cổ phiếu; Samsung Vietnam Securities Master Investment Trust (SSMIT) với hơn 1,9 triệu cổ phiếu và Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) với 38,7 triệu cổ phiếu.

Trước đó, BIDV cũng đã hoàn tất phát hành cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu, theo đó ngân hàng đã phát hành thêm gần 1,2 tỷ cổ phiếu, tương ứng gần 11.971 tỷ đồng vốn điều lệ. Sau thay đổi trên, tổng vốn điều lệ của BIDV đã tăng từ 57.004 tỷ đồng lên hơn 68.975 tỷ đồng.

Theo Theo Thời đại Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

Thúc đẩy tài chính toàn diện: Không để ai bị bỏ lại phía sau

Ngày 12/3/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về tài chính toàn diện, đã chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo. Tại đây, Thủ tướng nhấn mạnh mục tiêu đảm bảo tài chính toàn diện, giúp mọi người dân ở mọi vùng miền có cơ hội tiếp cận bình đẳng và thụ hưởng thành quả từ các dịch vụ tài chính, đồng thời được bảo vệ an toàn khi sử dụng những dịch vụ này.

“Ông lớn” ngân hàng châu Âu sắp cung cấp dịch vụ giao dịch bitcoin Thị trường vẫn có Ngân hàng "giữ lửa" Củng cố nguồn lực, ngân hàng đẩy mạnh trả cổ tức, tăng vốn “khủng”

Sự bứt phá của ngân hàng mở đầu làn sóng nhận sáp nhập và tầm nhìn chiến lược trước thời cuộc

Thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã công bố quyết định chuyển giao bắt buộc (CGBB) GPBank cho VPBank và HDBank nhận DongA Bank (nay là Ngân hàng số Vikki). Trước đó, NHNN cũng đã thực hiện chuyển giao bắt buộc OceanBank (nay là MBV) cho MB và CB (nay là VCBNeo) cho Vietcombank. Như vậy, chỉ trong vòng 3 tháng, NHNN đã hoàn tất việc chuyển giao 4 ngân hàng yếu kém, tất cả đều đã được đưa vào diện kiểm soát đặc biệt từ năm 2015.

SHB được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên 40.658 tỷ đồng SHB chuẩn bị phát hành cổ phiếu trả cổ tức trong quý I/2025 SHB chốt quyền trả cổ tức tỷ lệ 11%

BIDV ưu đãi khách hàng hưởng chính sách theo Nghị định 178

Nhằm mang đến giải pháp tài chính an toàn và sinh lời vượt trội dành riêng cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động nghỉ việc theo Nghị định 178/2024/NĐ-CP, BIDV triển khai gói sản phẩm “Tiền gửi an vui - Sinh lời bền vững” với nhiều ưu đãi hấp

BIDV khai trương hoạt động Trung tâm khách hàng cá nhân cao cấp tại TP. Hồ Chí Minh Thủ tướng triệu tập lãnh đạo T&T, Hoà Phát, Gelex… và loạt ngân hàng Vietcombank, BIDV, Vietinbank, VPBank...