Thị trường châu Á chiều 5/7: Nhà đầu tư chờ số liệu việc làm từ Mỹ

Trong phiên chiều 5/7 tại châu Á, giá vàng giao ngay tăng 0,3%, lên 2.363,25 USD/ounce. Trong khi đó, giá dầu Brent giảm 0,4%, xuống 87,12 USD/thùng, còn giá dầu WTI giảm 0,2%, xuống 83,7 USD/thùng.

vang-bnews-vn-20-4.jpg
Thị trường châu Á chiều 5/7: Nhà đầu tư chờ số liệu việc làm từ Mỹ. Ảnh: Reuters

Trong phiên 5/7 tại châu Á, giá vàng trên đà tăng tuần thứ hai liên tiếp, trong khi giá dầu tiến tới khép lại tuần tăng thứ tư liên tiếp. Đáng chú ý, phần lớn các thị trường chứng khoán giảm điểm, khi các nhà giao dịch chờ số liệu việc làm của Mỹ.

* Giá vàng trên đà tăng hai tuần liên tiếp

Vàng vững giá trong phiên 5/7 tại châu Á và trên đà tăng tuần thứ hai liên tiếp, khi các nhà giao dịch chờ số liệu việc làm của Mỹ để đánh giá về lộ trình hạ lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

Giá vàng giao ngay tăng 0,3%, lên 2.363,25 USD/ounce vào lúc 14 giờ 9 phút (theo giờ Việt Nam) và tăng hơn 1% trong tuần này. Giá vàng kỳ hạn của Mỹ tăng 0,1%, lên 2.372,3 USD/ounce.

Các số liệu được công bố ngày 3/7, trong đó có báo cáo việc làm của ADP và báo cáo về lĩnh vực dịch vụ, cho thấy kinh tế Mỹ đang chậm lại. Một báo cáo khác cho thấy số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu tăng trong tuần trước.

Báo cáo việc làm ở khu vực phi nông nghiệp của Mỹ sẽ được công bố vào 19 giờ 30 phút ngày 5/7 (theo giờ Việt Nam).

Các nhà giao dịch hiện nhận định có 73% khả năng Fed hạ lãi suất vào tháng 9/2024.

Lãi suất thấp hơn sẽ làm giảm chi phí cơ hội cho việc nắm giữ tài sản không sinh lời như vàng.

Các nhà phân tích tại NAB dự báo giá vàng ở mức trung bình 2.200 USD/ounce trong năm 2024, trước khi giảm xuống 2.050 USD/ounce trong năm 2025.

Tại Việt Nam, vào lúc 11 giờ ngày 5/7, công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC tại thị trường Hà Nội ở mức 74,98 - 76,98 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

* Giá dầu hướng tới tuần tăng thứ tư liên tiếp

Giá dầu giảm trong phiên 5/7 nhưng trên đà khép lại tuần tăng thứ tư liên tiếp và ở gần mức cao nhất kể từ cuối tháng 4/2024. Chi phối tâm lý trên thị trường là những hy vọng về nhu cầu nhiên liệu cao trong mùa Hè và những lo ngại về nguồn cung.

Quảng cáo

Giá dầu Brent kỳ hạn giảm 31 xu Mỹ, hay 0,4%, xuống 87,12 USD/thùng vào lúc 13 giờ 56 phút (theo giờ Việt Nam). Trong khi đó, giá dầu ngọt nhẹ WTI kỳ hạn của Mỹ giảm 18 xu Mỹ so với mức chốt phiên 3/7, hay 0,2%, xuống 83,7 USD/thùng.

Giá dầu tăng trong tuần này nhờ dự báo nhu cầu tại Mỹ, nước tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới, sẽ cao trong mùa Hè.

Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ công bố báo cáo cho thấy dự trữ nhiên liệu của nước này trong tuần trước giảm 12,2 triệu thùng, so với mức dự báo giảm 700.000 thùng của các nhà phân tích.

Số liệu được công bố ngày 3/7 cho thấy số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu tăng trong tuần trước, trong khi số người thất nghiệp cũng tăng, điều mà theo các nhà phân tích cho là có thể đẩy nhanh quyết định hạ lãi suất của Fed và hỗ trợ thị trường dầu mỏ.

Về phía nguồn cung, các công ty dầu mỏ của Nga là Rosneft và Lukoil sẽ cắt giảm xuất khẩu dầu từ cảng Novorossiisk trên Biển Đen vào tháng 7/2024.

* Hầu hết các sàn chứng khoán châu Á giảm điểm

Phần lớn các thị trường chứng khoán châu Á giảm điểm trong phiên này, một ngày sau khi các chỉ số chứng khoán của Nhật Bản chạm các mức cao kỷ lục, trong bối cảnh các nhà giao dịch chờ báo cáo việc làm của Mỹ.

Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản chốt phiên giảm 1,28 điểm, xuống 40.912,37 điểm, sau khi vượt kỷ lục được thiết lập vào năm 1989 trong phiên trước.

Theo nhà phân tích Takuma Ikemoto tại Tokai Tokyo Intelligence Lab, các công ty Nhật Bản không ngừng nâng cao khả năng sinh lời và thị trường chứng khoán nước này đã bước vào giai đoạn mới.

Trong khi đó, chỉ số Hang Seng của Hong Kong (Trung Quốc) chấm dứt chuỗi tăng điểm kéo dài bốn phiên, giữa lúc chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải (Trung Quốc) cũng giảm điểm, sau khi Liên minh châu Âu áp thuế bổ sung lên đến 38% đối với xe điện nhập khẩu của Trung Quốc từ ngày 4/7.

Chỉ số Hang Seng chốt phiên giảm 228,67 điểm, hay 1,27%, xuống 17.799,61 điểm. Chỉ số Shanghai Composite giảm 0,26%, xuống 2.949,93 điểm.

Tại Hàn Quốc, việc công ty điện tử Samsung Electronics dự báo lợi nhuận quý II/2024 vượt 25% so với kỳ vọng, nhờ giá chip tăng và nhu cầu lớn đối với trí tuệ nhân tạo tạo sinh, đã kéo giá cổ phiếu của công ty lên cũng như thúc đẩy thị trường chứng khoán nước này.

Chỉ số Kospi của Hàn Quốc tăng 37,29 điểm, hay 1,32%, lên 2.862,23 điểm, mức cao nhất kể từ ngày 18/1/2022.

Tại thị trường trong nước, kết thúc phiên giao dịch 5/7 chỉ số VN-Index tăng 3,15 điểm (0,25%) lên 1.283,04 điểm. HNX-Index đóng cửa tăng 0,43 điểm (0,18%) lên 242,31 điểm.

Theo bnews.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh tế - Đầu tư

Lượng khách của ngành hàng không Hàn Quốc đạt mức cao kỷ lục

10 hãng hàng không Hàn Quốc bao gồm hai hãng hàng không cung cấp dịch vụ đầy đủ là Korean Air, Asiana Airlines và tám hãng hàng không giá rẻ như Jeju Air, Jin Air, T'way Air, Air Busan và Air Seoul.

Các hãng hàng không lãi "khủng" quý I/2024 có phải do giá vé tăng cao? Thiếu hụt máy bay, các hãng hàng không trả chi phí “khủng” để đi thuê

Sẽ có thêm hàng chục nghìn tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn

Nhằm tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, Bộ Tài chính đang trình các cấp có thẩm quyền ban hành một số chính sách tài khóa trong thời gian tới, với số tiền đề xuất hỗ trợ lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng.

Có hiện tượng các doanh nghiệp thuê người xếp hàng mua vàng "bình ổn" VietinBank ưu đãi phí tài trợ thương mại cho doanh nghiệp SME

Trung Quốc tối ưu hoá các chính sách để thúc đẩy du lịch

Theo Cục Quản lý Di dân Quốc gia Trung Quốc, trong 6 tháng đầu năm 2024, có 14,635 triệu người nước ngoài đã nhập cảnh vào nước này tại các cửa khẩu trên cả nước, tăng 152,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

HSBC: Khách du lịch Trung Quốc quay lại Việt Nam có thể lên tới 80% Mất nhiều năm để du lịch Trung Quốc ra nước ngoài trở lại như trước đại dịch

Lợi nhuận của ngành hàng không Mỹ giảm dù lượng hành khách cao kỷ lục

Theo dự báo, một lượng kỷ lục hành khách đi máy bay tại Mỹ trong tuần nghỉ lễ này. Tuy nhiên, các hãng hàng không lại đang đối mặt với nhiều vấn đề, như chi phí, lương và lãi suất tăng.

Hàng không Mỹ và châu Âu trước những cơ hội khi Trung Quốc mở cửa Ngành hàng không Mỹ dự báo nhu cầu cao nhưng chi phí lớn vào năm 2023

Các thị trường châu Á đồng loạt đi lên sau bình luận của Chủ tịch Fed

Những bình luận mới đây của Chủ tịch Fed Jerome Powell đã làm dấy lên kỳ vọng về khả năng Fed hạ lãi suất trong năm nay, từ đó thúc đẩy các thị trường châu Á đồng loạt đi lên trong phiên chiều 3/7.

Dầu của Nga gặp đối thủ mạnh trên thị trường châu Á Bùng nổ nhu cầu máy bơm nhiệt tại thị trường châu Âu

Thị trường hàng hóa châu Á: Chỉ số Nikkei lần đầu tiên vượt mốc 40.000 điểm

Thị trường hiện đang hướng sự chú ý đến chính sách tiền tệ của Mỹ vào cuối ngày hôm nay, khi Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell phát biểu tại một sự kiện ở Sintra, Bồ Đào Nha.

Chứng khoán thế giới tích cực, thị trường Việt Nam vẫn có một tuần buồn Chứng khoán Nhật Bản sẽ giảm nhiệt trong nửa cuối năm 2024

Thị trường châu Á chiều 1/7: Giá vàng ổn định, giá dầu tăng

Giá dầu tăng trong phiên giao dịch chiều ngày 1/7. Nâng đỡ tâm lý thị trường là những dự báo về khả năng thiếu hụt nguồn cung khi sức tiêu thụ nhiên liệu tăng vào mùa Hè.

Cạnh tranh gay gắt với Ecuador và Ấn Độ, dự báo xuất khẩu tôm "gặp khó" tại thị trường Trung Quốc Thị trường còn "hời hợt" trước thông tin hỗ trợ

Cạnh tranh gay gắt với Ecuador và Ấn Độ, dự báo xuất khẩu tôm "gặp khó" tại thị trường Trung Quốc

Nửa đầu năm, xuất khẩu tôm sang Trung Quốc tăng trưởng gần 19%, chiếm tỷ lệ trên 20%, đưa thị trường này vươn lên vị trí số 1 của tôm Việt Nam. Song, phải cạnh tranh gay gắt với tôm Ecuador và Ấn Độ, dự báo quý III năm nay xuất khẩu tôm Việt Nam vào Trung Quốc sẽ không tăng thậm chí giảm.

Xuất khẩu tôm sang Nhật Bản: Đồng yên yếu làm giảm sức mua Xuất khẩu tôm Việt Nam qua thị trường Trung Quốc và Mỹ tăng trưởng mạnh

Indonesia hướng tới mục tiêu 8 tỷ USD xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc

Indonesia, một trong những nhà sản xuất và xuất khẩu sầu riêng hàng đầu thế giới, đã đặt mục tiêu đạt 8 tỷ USD xuất khẩu sầu riêng sang thị trường Trung Quốc.

Giá sầu riêng cắm đầu giảm 50%, nắm hơn 1.200 ha trồng sầu, bầu Đức ra sao? Sầu riêng quyết định mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành rau quả