"Tác động của kinh tế toàn cầu rất rõ rệt khi độ mở cửa của nền kinh tế ngày càng lớn"

Năm 2023 tiếp tục là năm có nhiều khó khăn, thách thức đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và ngành Công Thương do kinh tế thế giới có xu hướng tăng chậm lại, các rủi ro về tài chính, tiền tệ, an ninh năng lượng và lương thực vẫn

Kinh tế, chính trị thế giới được dự báo sẽ còn nhiều diễn biến phức tạp, khó khăn trong năm 2023, ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế của Việt Nam nói chung và các lĩnh vực của ngành Công Thương. Chúng tôi đã ghi nhận những chia sẻ của Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, nhìn lại năm 2022 và dự báo về năm 2023.

Năm 2022 ghi nhận nền kinh tế đạt tăng trưởng cao (GDP đạt trên 8%) có sự đóng góp lớn của các ngành công nghiệp và thương mại, dịch vụ. Xin Bộ trưởng điểm lại những điểm sáng quan trọng của ngành Công Thương đóng góp vào tăng trưởng chung của kinh tế trong năm 2022?

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Năm 2022 là năm nền kinh tế nước ta gặp những khó khăn, thách thức chưa từng thấy, bởi những diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường và dị biệt của kinh tế thế giới; song, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo đồng bộ, quyết liệt của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước; sự vào cuộc kịp thời, có hiệu quả của cả hệ thống chính trị; sự nỗ lực vượt bậc của cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân, nền kinh tế nước ta đã phục hồi mạnh mẽ, đạt được nhiều thành tựu quan trọng và tích cực.

Cùng với cả nước, ngành Công Thương, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, đã chủ động, sáng tạo trong triển khai thực hiện kịp thời, hiệu quả các giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ các doanh nghiệp phục hồi, phát triển sản xuất, kinh doanh; đẩy mạnh các hoạt động kinh tế đối ngoại, xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu hàng hóa, khai thác có hiệu quả các hình thức thương mại, các loại thị trường; phát huy tốt vai trò của hệ thống cơ quan Thương vụ Việt Nam ở ngoài nước để hỗ trợ các địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp đa dạng hoá thị trường, duy trì tốt các chuỗi cung ứng, thúc đẩy xuất khẩu và đã đạt được nhiều kết quả rất đáng khích lệ, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Nổi bật là sản xuất công nghiệp phục hồi tích cực ở hầu hết các ngành, lĩnh vực và địa phương; trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục là động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế với tốc độ tăng 8,1%, đóng góp 2,1 điểm phần trăm vào tốc độ tăng trưởng GDP và hơn 86% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Ngành điện tập trung tháo gỡ khó khăn để đưa 06 dự án có nguồn điện lớn đi vào vận hành, góp phần quan trọng trong việc đảm bảo cung cấp đủ điện, an toàn, phục vụ sinh hoạt của người dân và đóng góp tích cực cho khôi phục, phát triển kinh tế sau đại dịch. Ngành dầu khí đưa được 5 mỏ và công trình mới vào khai thác, nhiều hơn 1 công trình so với kế hoạch đề ra. Về đích trước kế hoạch 2 tháng 18 ngày về sản lượng khai thác và hoàn thành kế hoạch nộp ngân sách trước 6 tháng. Ngành than cũng đã nỗ lực vượt qua khó khăn, cơ bản hoàn thành tốt mục tiêu kế hoạch năm 2022. Công nghiệp ở các địa phương đã nỗ lực vượt qua khó khăn, từng bước phục hồi sản xuất với 61/63 địa phương trên cả nước có chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng so với năm 2021.

Xuất nhập khẩu tiếp tục lập kỷ lục mới với tổng kim ngạch đạt hơn 732,5 tỷ USD, tăng gần 10% so với năm 2021, đưa Việt Nam vào nhóm các nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế; trong đó, xuất khẩu tăng 10,6%, đạt gần 372 tỷ USD, vượt chỉ tiêu kế hoạch được Quốc hội và Chính phủ giao; nhập khẩu tăng gần 8,4% và cơ bản được kiểm soát tốt; duy trì xuất siêu năm thứ 7 liên tiếp với mức thặng dư gần 11,2 tỷ USD, cao gấp hơn 3,3 lần năm trước, góp phần tích cực cho cán cân thanh toán, giúp nâng cao dự trữ ngoại hối, ổn định tỷ giá và các chỉ số kinh tế vĩ mô.

Thương mại trong nước phục hồi tích cực, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng gần 20%, vượt 2,5 lần mục tiêu kế hoạch đề ra, cơ bản đáp ứng đủ hàng hóa thiết yếu cho sản xuất và tiêu dùng.

Thương mại điện tử tiếp tục tăng trưởng mạnh, trở thành phương thức phân phối quan trọng, đưa Việt Nam vào nhóm 5 quốc gia có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử hàng đầu thế giới, tạo động lực phát triển kinh tế và dẫn dắt chuyển đổi số trong doanh nghiệp.

Bên cạnh những thành tựu, ngành Công Thương còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong năm 2022, như nguồn cung xăng dầu đã có thời điểm bị gián đoạn, hay chỉ số sản xuất công nghiệp đang có xu hướng giảm vào cuối năm. Bộ trưởng nhìn nhận như thế nào về các thách thức, khó khăn của ngành Công Thương trong năm 2022 vừa qua?

Đúng vậy, bên cạnh những thành tựu đạt được, trong năm qua, cùng với cả nước, ngành Công Thương đã và đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức mang tính toàn cầu, diễn biến nhanh, phức tạp và dị biệt. Căng thẳng địa chính trị và cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng gay gắt; cuộc xung đột Nga - Ukraine kéo dài cùng với các biện pháp trừng phạt về kinh tế đối với Nga đã và đang gây ra sự thiếu hụt, đứt gãy các chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu, dẫn đến giá cả dầu thô và vật tư chiến lược, nguyên vật liệu đầu vào của quá trình sản xuất tăng cao và biến động bất thường; khủng hoảng năng lượng lan rộng, cùng với lạm phát tăng cao và chính sách tiền tệ thắt chặt, tăng lãi suất kéo dài ở nhiều quốc gia dẫn tới tổng cầu giảm sút và có nguy cơ đưa kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái.

Ở trong nước, do nền kinh tế nước ta có độ mở lớn, khả năng chống chịu với các "cú sốc" bên ngoài còn hạn chế, nên những biến động toàn cầu đã tạo áp lực lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp cũng như tăng trưởng kinh tế trong nước.

Quảng cáo

Tình hình trên, dẫn tới hệ lụy là sản xuất công nghiệp có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại trong những tháng cuối năm do chi phí vốn tăng ảnh hưởng đến sự phục hồi của sản xuất; số lượng đơn đặt hàng mới ở những ngành hàng xuất khẩu lớn như dệt may, da giày, điện tử, đồ gỗ… bị giảm sút. Thị trường xuất nhập khẩu đang có xu hướng bị thu hẹp, việc nối lại các thị trường nước ngoài và các chuỗi cung ứng vẫn chưa trở lại bình thường đã ảnh hưởng đến tốc độ tăng xuất nhập khẩu chung của cả nước. Giá cả một số hàng hóa ở thị trường trong nước, nhất là các mặt hàng nhóm năng lượng, xăng dầu… có xu hướng tăng theo giá thế giới đã gây ảnh hưởng đến sức mua của toàn thị trường, quy mô tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2022 tuy đã được phục hồi đáng kể nhưng mới đạt khoảng 82% so với năm 2020 (thời điểm trước đại dịch Covid bùng phát).

Bộ trưởng nhận định như thế nào về những khó khăn thách thức mà ngành Công Thương phải đối mặt trong năm 2023?

Năm 2023 tiếp tục là năm có nhiều khó khăn, thách thức đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và ngành Công Thương nói riêng do kinh tế thế giới có xu hướng tăng chậm lại, các rủi ro về tài chính, tiền tệ, an ninh năng lượng và lương thực vẫn chưa thể kết thúc sớm; bảo hộ mậu dịch, căng thẳng địa chính trị và cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng gay gắt; xung đột Nga - Ukraine kéo dài sẽ khiến cho nguồn cung và giá cả năng lượng tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường; sức ép lạm phát, giá xăng dầu, nguyên vật liệu đầu vào vẫn ở mức cao; các thị trường xuất, nhập khẩu lớn, truyền thống bị thu hẹp; việc tiếp cận thị trường và nguồn vốn của các doanh nghiệp tiếp tục khó khăn...

Ở trong nước, mặc dù nền kinh tế đã có những dấu hiệu phục hồi đáng ghi nhận, nhưng các chỉ số tăng trưởng đã có những dấu hiệu chậm lại trong những tháng cuối năm 2022; các tác động của kinh tế toàn cầu đối với đất nước là rất rõ rệt khi độ mở cửa của nền kinh tế ngày càng lớn sẽ tác động đến việc thực hiện các mục tiêu tăng trưởng mà Quốc hội và Chính phủ đề ra.

Xin Bộ trưởng cho biết những giải pháp của Bộ Công Thương nhằm đạt được các nhiệm vụ - kế hoạch của năm 2023 ?

Để kịp thời khắc phục những hạn chế, yếu kém thời gian qua, đồng thời tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác, thực hiện thắng lợi và toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm 2023 được giao, ngành Công Thương sẽ tập trung thực hiện quyết liệt, hiệu quả một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu sau:

Một là, tiếp tục nghiên cứu, quán triệt sâu sắc và tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là các chủ trương, chính sách có liên quan về phát triển công nghiệp, thương mại. Khẩn trương xây dựng Kế hoạch hành động và tập trung triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ được giao tại các Nghị quyết của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phát triển KT-XH và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2023; trong đó, chú trọng các giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi, phát triển sản xuất, kinh doanh; đẩy nhanh triển khai các dự án phát triển công nghiệp, thương mại, nhất là các dự án trọng điểm để sớm đưa các dự án vào hoạt động, tạo động lực mới cho tăng trưởng kinh tế đất nước.

Hai là, chú trọng nâng cao chất lượng và tính chủ động trong tham mưu thể chế hóa kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng liên quan đến ngành, lĩnh vực quản lý. Hoàn thành có chất lượng và đúng thời hạn các nhiệm vụ được giao tại Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ năm 2023 và các dự án sửa đổi, bổ sung các Luật, các chiến lược, quy hoạch phát triển Ngành; đồng thời, tiếp tục rà soát, tham mưu sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện những cơ chế, chính sách còn bất cập, chồng chéo, cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh và đề xuất cấp có thẩm quyền cho thực hiện thí điểm những quy định, chính sách có tính đột phá để khơi thông và giải phóng các nguồn lực, nhất là nguồn xã hội hóa trong đầu tư phát triển Ngành.

Ba là, tập trung tham mưu cho Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Khẩn trương xây dựng Luật phát triển công nghiệp và cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp có tính nền tảng, góp phần nâng cao năng lực tự chủ của nền công nghiệp quốc gia. Tích cực tham mưu tổng kết cơ chế, chính sách về hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là việc thực hiện chính sách thu hút đầu tư FDI trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại; từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm khuyến khích, ràng buộc các doanh nghiệp FDI có sự lan tỏa, chia sẻ, hỗ trợ thực chất các doanh nghiệp trong nước để thúc đẩy chuyển giao công nghệ, phát triển kỹ năng quản trị, hình thành các chuỗi cung ứng vật tư, nguyên liệu và cụm liên kết ngành, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt để từng bước tham gia sâu vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu.

Bốn là, chủ động rà soát, tham mưu cho cấp có thẩm quyền đàm phán, ký kết các cơ chế hợp tác song phương và đa phương mới; đồng thời, tiếp tục phát huy tốt vai trò của hệ thống cơ quan Thương vụ Việt Nam ở ngoài nước, góp phần hỗ trợ các địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp khai thác có hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do đã ký kết để mở rộng, đa dạng hóa thị trường, chuỗi cung ứng và mặt hàng xuất nhập khẩu. Chú trọng hỗ trợ các địa phương, doanh nghiệp chuyển mạnh sang xuất khẩu chính ngạch gắn với xây dựng thương hiệu, thúc đẩy xuất khẩu bền vững. Tiếp tục đổi mới công tác xúc tiến thương mại, kết hợp chặt chẽ giữa thương mại truyền thống với hiện đại, khai thác hiệu quả thị trường nội địa 100 triệu dân còn nhiều tiềm năng; đồng thời, theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả, thị trường các mặt hàng thiết yếu để điều hành phù hợp, hiệu quả.

Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường; đẩy mạnh đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, gian lận xuất xứ, cạnh tranh không bình đẳng; nâng cao năng lực phòng vệ thương mại... bảo đảm môi trường sản xuất kinh doanh lành mạnh, bình đẳng cho doanh nghiệp, bảo vệ sản xuất và lợi ích người tiêu dùng trong nước, phù hợp với các cam kết quốc tế.

Năm là, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo, điều hành và ý thức chấp hành gắn với đề cao trách nhiệm người đứng đầu trong triển khai thực hiện nhiệm vụ theo đúng phương châm điều hành của Chính phủ là "Đoàn kết kỷ cương, bản lĩnh linh hoạt, đổi mới sáng tạo, kịp thời hiệu quả". Tiếp tục đổi mới lề lối, phương thức làm việc, đẩy mạnh cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh; chủ động phối hợp xử lý công việc gắn với đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong toàn hệ thống, góp phần thực hiện thắng lợi, toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ được Lãnh đạo Đảng và Nhà nước giao.

Xin trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Thị trường 3

Chỉ số S&P 500 và Nasdaq nối dài chuỗi kỷ lục

Tại thị trường chứng khoán Phố Wall, chỉ số S&P 500 ghi nhận mức đóng cửa cao kỷ lục phiên thứ năm liên tiếp trong phiên 9/7, trong khi chỉ số Nasdaq đóng cửa ở mức cao kỷ lục phiên thứ sáu liên tiếp.

S&P 500 và Nasdaq đồng loạt tăng lên mức cao nhất mọi thời đại sau báo cáo CPI thấp hơn dự kiến Cổ phiếu Nvidia đảo chiều giúp chỉ số Nasdaq thoát khỏi sắc đỏ

Người mua chờ đợi điều gì từ nay đến cuối năm?

Cuối năm 2024, nhiều dự đoán tích cực về thị trường bất động sản đang tạo tâm lý phấn khởi cho người mua nhà. Song, việc “cân đo đong đếm” giữa các yếu tố khiến không ít người người “gác” chuyện mua nhà sang thời điểm cuối năm 2024.

Nhà đầu tư nước ngoài đổ vào thị trường bất động sản 2,47 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm Chung cư là phân khúc 'nóng' nhất thị trường bất động sản 6 tháng đầu năm

Việt Nam xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất vào Mỹ

Top 5 thị trường xuất khẩu hạt tiêu chủ lực có đến 4 thị trường tăng trưởng mạnh về khối lượng và trị giá, chỉ riêng thị trường Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất là giảm lượng nhập khẩu.

Thêm vụ nghi lừa đảo khi xuất khẩu hồ tiêu và nhân điều sang thị trường Dubai-UAE Diện tích ngày một giảm, đe dọa vị trí nước xuất khẩu hồ tiêu số 1 thế giới của Việt Nam

Nghịch lý ngành phân bón: Sản xuất dư thừa, nhập siêu vẫn tăng mạnh

Năng lực sản xuất ure của 4 nhà máy trong nước là: Phú Mỹ, Cà Mau, Ninh Bình và Hà Bắc khoảng 3 triệu tấn. Nhu cầu ure cho sản xuất nông nghiệp trong nước từ 1,6 – 1,8 triệu tấn/năm. Sản xuất dư thừa doanh nghiệp phải đẩy mạnh xuất khẩu để giảm tồn kho, trong khi đó nhập khẩu ure vẫn tăng.

Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau: Cung ứng tối đa nội địa, hướng mạnh xuất khẩu Phân bón Cà Mau ký hợp tác với Tập đoàn Yetak, đẩy mạnh thị phần tại Campuchia