S&P 500 và Nasdaq đồng loạt tăng lên mức cao nhất mọi thời đại sau báo cáo CPI thấp hơn dự kiến

Chứng khoán Mỹ tăng vọt sau báo cáo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4 của Mỹ thấp hơn dự kiến.

S&P 500 và Nasdaq đồng loạt tăng lên mức cao nhất mọi thời đại sau báo cáo CPI thấp hơn dự kiến

Chỉ số S&P 500 tăng 0,4%, đạt mức cao nhất mọi thời đại. Chỉ số Nasdaq Composite cũng đạt mức kỷ lục khi tăng 0,6%. Chỉ số Dow Jones tăng 182 điểm, tương đương 0,5%, giao dịch gần mức kỷ lục.

Theo báo cáo của Bộ Lao động Mỹ hôm thứ Tư, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 4 tăng 0,3% so với tháng trước nhưng thấp hơn ước tính 0,4% của Dow Jones.

So với cùng kỳ năm trước, CPI – thước đo lạm phát ưa thích của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), tăng 3,4% đúng như kỳ vọng và giảm nhẹ so với mức 3,5% của tháng trước.

Các số liệu hàng tháng và hàng năm về CPI lõi, không bao gồm giá thực phẩm và năng lượng biến động, đều đúng như dự đoán.

cpi-8798.png
CPI (đường xanh đậm) và CPI lõi (đường xanh đứt đoạn) của Mỹ trong tháng 1/2021-tháng 4/2024. Nguồn: Bộ Lao động Mỹ
Quảng cáo

Theo CME FedWatch Tool, khả năng ngân hàng trung ương Mỹ sẽ giảm lãi suất tại cuộc họp tháng 9 là 51,7%. Con số này tăng so với khả năng cắt giảm lãi suất 44,9% hôm trước.

Cổ phiếu Nvidia tăng 1% sau thông tin trên. Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm và kỳ hạn 2 năm của Mỹ giảm.

Dữ liệu được đưa ra sau khi một báo cáo khác cho thấy lạm phát gia tăng. Chỉ số giá sản xuất (PPI) trong tháng 4 tăng 0,5%, cao hơn dự kiến, làm dấy lên lo ngại rằng việc FED cắt giảm lãi suất có thể bị trì hoãn.

Cổ phiếu đã tăng mạnh trong năm nay, do nhà đầu tư kỳ vọng FED hạ lãi suất và phấn khích đối với trí tuệ nhân tạo.

S&P 500 tính đến thời điểm hiện tại đã tăng hơn 10%. Điều đó cho thấy chỉ số S&P 500 sụt giảm trong tháng qua là do lo ngại về lạm phát dai dẳng, gây áp lực lên thị trường chứng khoán.

Những lo ngại đó nhanh chóng được xoa dịu nhờ dữ liệu mới và bình luận từ các quan chức FED cho thấy việc tăng lãi suất khó có thể diễn ra trong tương lai.

Theo CNBC

Theo markettimes.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh quốc tế

Thị trường châu Á khởi sắc trong phiên đầu tuần

Chiều 23/9, giá dầu tại châu Á đi lên, giữa lo ngại xung đột ở Trung Đông có thể làm giảm nguồn cung trong khu vực., cũng như kỳ vọng việc Mỹ cắt giảm lãi suất trong tuần trước sẽ hỗ trợ nhu cầu

Quyết định giảm mạnh lãi suất của Fed “phủ xanh” các thị trường châu Á Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Trong phiên 20/9 tại châu Á, giá dầu trên đà khép lại tuần tăng thứ hai liên tiếp, trong khi giá vàng dao động gần mức cao kỷ lục, nhờ động lực đến từ quyết định hạ lãi suất vừa qua của Fed.

Các thị trường hàng hóa đi lên trước thềm cuộc họp của Fed Thị trường châu Á chiều 18/9: Giá dầu "hụt hơi" sau hai ngày đi lên

Thị trường bất động sản Trung Quốc suy yếu khiến giá đồng và sắt lao dốc

Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, giá nhà mới tại 70 thành phố đã giảm 4,9% so với cùng kỳ năm trước trong tháng 7/2024, sau khi giảm 4,5% trong tháng trước đó.

Goldman Sachs nhận định gì về ngành bất động sản Trung Quốc trong những năm tới? Lối thoát nào cho thị trường bất động sản Trung Quốc?