Trung Quốc: Nhu cầu gia tăng thúc đẩy hoạt động nhập khẩu cà phê

Trước nhu cầu ngày càng tăng đối với đồ uống theo phong cách phương Tây, lượng cà phê nhập khẩu của Trung Quốc sẽ gia tăng và đưa nước này trở thành một nhân tố chủ chốt trong ngành cà phê toàn cầu.

152157-xuong-che-bien-ca-phe-lau-doi-nhat-o-malaysia.jpg
Hạt cà phê được chế biến tại xưởng Antong ở Taiping, Malaysia. Ảnh: AFP/ TTXVN

Theo dữ liệu từ Tổng cục Hải quan, kim ngạch nhập khẩu cà phê, chè và gia vị của Trung Quốc đạt 8,78 tỷ NDT (1,22 tỷ USD) trong nửa đầu năm nay, tăng 32,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, kim ngạch nhập khẩu cà phê của tỉnh Giang Tô, miền Đông Trung Quốc đạt 1,45 tỷ NDT, đứng đầu cả nước, tăng 366% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 37% tổng giá trị nhập khẩu cà phê của Trung Quốc. Hải quan Nam Kinh cho biết gần 90% trong số này là hạt cà phê thô.

Bà Wang Rui, Giám đốc bán hàng tại Suzhou Sudou International Trade Co tại Tô Châu, Giang Tô, nhận định nhu cầu cà phê tại Trung Quốc, đặc biệt là cà phê cao cấp, đã tăng đáng kể và xu hướng này sẽ tiếp tục tăng trong nửa cuối năm. Theo bà Wang, sự gia tăng tiêu thụ cà phê tại Trung Quốc phần lớn là do tốc độ đô thị hóa nhanh và lối sống thay đổi của thế hệ trẻ, những người bị thu hút bởi sự tiện lợi và các khía cạnh xã hội của văn hóa cà phê.

Bà Wang cho hay ngoài việc nhập khẩu hạt cà phê từ Brazil, Colombia, Ethiopia và Uganda, Suzhou Sudou đã mở rộng khối lượng mua hàng từ các quốc gia như Việt Nam, Indonesia, Ecuador và Mỹ trong những năm gần đây.

Quảng cáo

Jiangsu AMP Supply Chain Management Co, một nhà cung cấp dịch vụ kho bãi có trụ sở tại Côn Sơn, tỉnh Giang Tô, cho biết năm 2020 việc lưu trữ hạt cà phê xanh chiếm chưa đến 5% tổng khối lượng kinh doanh của doanh nghiệp này, nhưng sang năm nay, con số này đã đạt gần 40%.

Dự trữ hạt cà phê xanh của Jiangsu AMP đạt 13.000 tấn trong sáu tháng đầu năm, tăng 85% so với cùng kỳ năm trước. Dân số uống cà phê ngày càng tăng thể hiện rõ qua sự phát triển nhanh chóng của các cửa hàng cà phê trên khắp các thành phố lớn. Cả các chuỗi cửa hàng quốc tế và các thương hiệu địa phương đều đang mở rộng nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng.

Sau khi khai trương quán cà phê đầu tiên tại Thượng Hải vào năm 2022, Blue Bottle Coffee, một công ty rang xay cà phê đặc sản được thành lập tại Oakland, California (Mỹ), đã mở rộng hơn nữa sự hiện diện tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, với việc khai trương quán cà phê thứ chín tại Thâm Quyến vào đầu tháng Bảy.

Blue Bottle Coffee cho biết họ đang tìm cách khai thác nhu cầu ngày càng tăng đối với cà phê cao cấp của nhóm những người trẻ tuổi và người tiêu dùng thành thị tại Trung Quốc.

Bên cạnh đó, các nền tảng thương mại điện tử cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy doanh số bán cà phê, giúp người tiêu dùng trên toàn quốc tiếp cận nhiều loại sản phẩm cà phê.

Sự gia tăng của cà phê đặc sản và các loại cà phê pha trộn cao cấp cũng góp phần vào sự tăng trưởng của thị trường, vì người tiêu dùng ngày càng khắt khe hơn về chất lượng và nguồn gốc của cà phê.

Ngoài Trung Quốc, nhu cầu cà phê tăng cao trên thế giới đã tạo ra nhiều cơ hội tăng trưởng hơn cho các nhà sản xuất các sản phẩm liên quan đến cà phê.

Theo bnews.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Nông nghiệp

“Không lo thiếu vốn cho lĩnh vực nông nghiệp”

Phó Thống đốc Đào Minh Tú khẳng định, nguồn vốn cho nông nghiệp, nông thôn và đặc biệt là khu vực đồng bằng sông Cửu Long sẽ không lo thiếu. Nếu ngân hàng thương mại thiếu vốn thì Ngân hàng Nhà nước sẽ có biện pháp tái cấp vốn hoặc có hình thức cụ thể để hỗ trợ nguồn lực.

Ngân hàng Nhà nước vừa công bố kỷ lục mới, là gì vậy? Ngân hàng Nhà nước tiếp tục “bơm” mạnh tiền vào hệ thống

Giá lúa mỳ tại Ấn Độ tăng cao kỷ lục do nhu cầu tăng mạnh

Các thương nhân Ấn Độ dự đoán giá lúa mỳ có thể còn tăng thêm vì lúa mỳ trong vụ mùa mới dự kiến sẽ không được đưa ra thị trường cho đến tháng 3 năm 2025.

Lệnh cấm xuất khẩu gạo của các nước khiến giá lúa, gạo tăng “thẳng đứng” Giá lúa gạo ở miền Tây tăng mạnh ngay sau Tết Nguyên Đán là “sốt ảo” hay nhu cầu thật?

Giá gạo châu Á đồng loạt giảm mạnh

Giá gạo trên khắp các trung tâm lúa gạo lớn của châu Á tuần này đều giảm sau khi Ấn Độ liên tục bãi bỏ thuế xuất khẩu đối với các loại gạo. So với cách đây một tháng, giá gạo xuất khẩu của các nước châu Á đã giảm khoảng 10%.

Giá gạo Ấn Độ neo gần mức thấp nhất một năm Ấn Độ bãi bỏ thuế xuất khẩu gạo đồ, giá gạo thế giới có thể giảm thêm nữa

Tỷ lệ xuất khẩu gạo giảm ở các trung tâm lớn châu Á

Sau khi Ấn Độ bãi bỏ thuế xuất khẩu đối với gạo và làm dấy lên lo ngại về tình trạng dư cung trên thị trường, tỷ lệ xuất khẩu gạo đã giảm tại các trung tâm lớn của châu Á.

Xuất khẩu gạo của Thái Lan năm nay dự kiến cao hơn năm ngoái Ấn Độ bãi bỏ thuế xuất khẩu gạo đồ, giá gạo thế giới có thể giảm thêm nữa