Goldman Sachs nhận định gì về ngành bất động sản Trung Quốc trong những năm tới?

Goldman Sachs khẳng định các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc dường như quyết tâm sử dụng lĩnh vực bất động sản như biện pháp kích cầu ngắn hạn với nền kinh tế.

Lĩnh vực bất động sản Trung Quốc hiện đang chật vật phục hồi dự kiến sẽ hồi phục hình chữ L trong những năm tới và nhiều khả năng sẽ kéo lùi tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, theo nội dung nghiên cứu mới được Goldman Sachs công bố được Bloomberg trích đăng.

Goldman Sachs khẳng định các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc dường như quyết tâm sử dụng lĩnh vực bất động sản như biện pháp kích cầu ngắn hạn với nền kinh tế, nhưng cùng lúc cũng muốn giảm sự phụ thuộc của kinh tế Trung Quốc vào bất động sản.

Kinh tế Trung Quốc được dự báo sẽ rơi vào khoảng thời gian suy giảm kéo dài nhiều năm do các yếu tố nhân khẩu học, sự dịch chuyển chính sách sang những lĩnh vực quan trọng cũng như việc nhà cửa ở ngưỡng giá quá cao so với khả năng chi trả của người dân, chuyên gia phân tích tại Goldman Sachs – ông Wang Lisheng chỉ ra.

Lĩnh vực bất động sản Trung Quốc đã tránh được sự sụp đổ sau 3 năm chịu hạn chế do các biện pháp kiểm soát COVID-19, tuy nhiên dấu hiệu suy yếu mới đây lại xuất hiện trên thị trường bất động sản nhà ở. Doanh số bán nhà tháng 5/2023 chỉ tăng 6,7% từ mức hơn 29% của 2 tháng trước đó.

Ngân hàng Citigroup mới đây hạ dự báo lợi nhuận và giá cổ phiếu của một số doanh nghiệp bất động sản Trung Quốc bởi viện dẫn đến các thách thức thị trường đang đối mặt cũng như điều kiện thanh khoản.

Trung Quốc hiện đang nhắm đến việc thực hiện nhiều biện pháp để hỗ trợ cho thị trường bất động sản sau khi những chính sách hiện tại đã không thể duy trì được sự phục hồi trong lĩnh vực này.

Quảng cáo

Các chuyên gia phân tích thuộc Goldman Sachs cho biết họ đang nới lỏng điều kiện tín dụng và người mua nhà mới và giảm tỷ lệ thanh toán phải trả ban đầu, đồng thời nới lỏng các quy định liên quan đến mua nhà.

Tuy nhiên, các chuyên gia thuộc Goldman Sachs không tin rằng chính phủ Trung Quốc đang cố gắng đẩy cao nỗ lực vực dậy bất động sản đồng thời cũng không cho rằng sẽ có lại chương trình bơm tiền quy mô lớn như thời kỳ năm 2015 – 2018.

Goldman Sachs đồng thời cũng cho rằng thời kỳ nền kinh tế và tài khóa Trung Quốc phụ thuộc nhiều vào bất động sản sẽ chấm dứt, chính phủ Trung Quốc sẽ tăng cường nguồn cung nhà ở xã hội và dần dần thử nghiệm đánh thuế bất động sản với thêm nhiều thành phố trong dài hạn.

Giới chức Trung Quốc hiện đang tính đến một số biện pháp mới nhằm hỗ trợ cho thị trường bất động sản sau khi những chính sách hiện tại đã không thể duy trì được quá trình phục hồi cho lĩnh vực này, theo những nguồn thạo tin chia sẻ với Bloomberg.

Cụ thể, giới chức Trung Quốc đang tính đến giảm tỷ lệ chi trả của người dân mua nhà tại một số khu vực không cốt lõi tại các thành phố lớn, giảm phí hoa hồng của đại lý với giao dịch và nới lỏng thêm các biện pháp hạn chế với hoạt động mua nhà ở theo hướng dẫn của Quốc vụ viện Trung Quốc.

Chính phủ Trung Quốc cũng có thể định nghĩa lại và kéo dài hiệu lực của một số chính sách được phác thảo ra trong gói giải cứu bao gồm 16 điểm được đưa ra vào năm ngoái. Kế hoạch này cho đến nay chưa được chốt và có thể phải thay đổi. Bộ Nhà ở Trung Quốc hiện chưa phản hồi đề nghị bình luận của báo giới về định hướng chính sách này.

Thông tin về các biện pháp dự kiến sẽ được áp dụng trong tương lai củng cố cho những hy vọng về khả năng Bắc Kinh sẽ đưa ra biện pháp kích cầu chính sách nhằm khôi phục lại quá trình tăng trưởng kinh tế, đồng nhân dân tệ và giá hàng hóa tăng, trong đó phải kể đến giá quặng đồng cũng như sắt.

Lĩnh vực bất động sản Trung Quốc đã tránh được tình trạng sụp đổ tuy nhiên vẫn gây ra nhiều sức ép lên nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Dấu hiệu suy yếu của lĩnh vực bất động sản đang xuất hiện ngày một nhiều hơn, đặc biệt trong mảng bất động sản thương mại, doanh số bán nhà tháng 5/2023 tăng trưởng chững lại chỉ còn 6,7% từ mức hơn 29% trong 2 tháng liền trước đó.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh quốc tế

Chứng khoán thế giới đa phần tăng điểm bất chấp số liệu kinh tế trái chiều

Chứng khoán Phố Wall mở cửa giảm mạnh sau khi số liệu chính phủ cho thấy kinh tế Mỹ quý I/2025 suy giảm 0,3% so với cùng kỳ năm ngoái, làm gia tăng lo ngại về nguy cơ suy thoái.

Chứng khoán châu Á khởi đầu tuần thận trọng do bất ổn thương mại Công ty chứng khoán điểm tên nhiều cổ phiếu hấp dẫn, có thể “xuống tiền”

Temu tính thuế nhập khẩu vào hóa đơn bán hàng ở Mỹ

Nhà bán lẻ trực tuyến Trung Quốc Temu, vốn nổi tiếng với mức giá cực thấp, đang đánh thuế nhập khẩu cao vào khách hàng Mỹ do cuộc chiến thương mại của Tổng thống Donald Trump.

Shein-Temu: Cuộc chiến gay gắt nhằm giành giật người dùng Mỹ yêu thích giá rẻ Ứng dụng Temu có thể bị chặn nếu chưa hoàn thành đăng ký trong tháng 11

Shein Group của Trung Quốc tăng giá nhiều sản phẩm tại Mỹ

Công ty thời trang nhanh Shein Group Ltd. của Trung Quốc vừa tăng giá nhiều sản phẩm tại Mỹ, từ váy áo đến đồ dùng nhà bếp, trước khi các mức thuế mới nhập khẩu giá trị nhỏ chính thức có hiệu lực.

Shein vs Temu: 2 doanh nghiệp Trung Quốc đồng hương đại chiến để tranh giành thị trường Mỹ Shein-Temu: Cuộc chiến gay gắt nhằm giành giật người dùng Mỹ yêu thích giá rẻ

Động thái “gỡ rào” lĩnh vực tiền điện tử cho các ngân hàng Mỹ

Các cơ quan quản lý ngân hàng Mỹ ngày 24/5 thông báo thu hồi một số văn bản hướng dẫn trước đây, trong đó yêu cầu các ngân hàng phải thận trọng khi tham gia các hoạt động liên quan đến tiền điện tử.

Mỹ: “Gió đổi chiều” với các sàn giao dịch tiền điện tử Giá Bitcoin giảm gần 6% sau kế hoạch thành lập quỹ dự trữ chiến lược tiền điện tử của Mỹ

Phố Wall tiếp tục tăng điểm dù đàm phán thương mại Mỹ-Trung chưa tiến triển

Chứng khoán Phố Wall ngày 24/4 kéo dài chuỗi tăng điểm sang phiên thứ ba liên tiếpm bất chấp những phản ứng của Trung Quốc về triển vọng đạt được thỏa thuận song phương.

Phố Wall bùng nổ sau khi Mỹ bất ngờ tạm dừng hầu hết thuế quan mới Phố Wall lao dốc do lo ngại tác động của cuộc chiến thuế quan