Phiên đáo hạn phái sinh, cả thị trường cơ sở giao dịch chưa đến 13.000 tỷ đồng

Trong ngày đáo hạn phái sinh, thị trường giảm điểm nhẹ và cũng hụt đi thanh khoản. Sự chú ý của nhà đầu tư dành khá nhiều cho nhóm cổ phiếu VN30 nhưng các mã lớn thực tế cũng đều vận động thất thường, không tạo nên được sự dẫn dắt xu hướng.

Phiên đáo hạn phái sinh, cả thị trường cơ sở giao dịch chưa đến 13.000 tỷ đồng

Định vị thị trường

Sau khi Mỹ công bố số liệu CPI tháng 7/2024 cho thấy sự hạ nhiệt của lạm phát, các chỉ số chứng khoán châu Á hầu hết đều phản ứng tích cực như SHCMP (+0,94%), NIKKEI 225 (+0,78%), KOSPI (+0,88%), STI (+0,21%) ngoại trừ thị trường Đài Loan và Thái Lan với TWSE (-0,6%) và SET (-0,75%).

Xu hướng từ khu vực dù đang khá tích cực nhưng không được phản ánh vào trong thị trường Việt Nam trong phiên đáo hạn phái sinh tháng 8/2024. Hầu hết thời gian, chỉ số VN-Index giao dịch trong sắc đỏ và còn đi kèm nhưng nhịp rung giật do biến động trái chiều của các cổ phiếu lớn.

Chất xúc tác

Thực tế, dòng tiền cơ sở và trên phái sinh đều hụt đi trong phiên đáo hạn phái sinh, cho thấy nhà đầu tư chủ động đứng ngoài thị trường. Tổng giá trị giao dịch của 3 sàn HOSE, HNX, và UPCoM chỉ đạt gần 13.000 tỷ đồng. Còn HĐTL VN30 giao dịch hơn 110 nghìn đơn vị, tương đương hơn 50% khối lượng phiên đáo hạn tháng trước.

Phiên đáo hạn phái sinh, cả thị trường cơ sở giao dịch chưa đến 13.000 tỷ đồng
VN30F2408 đảo chiều liên tục và đầy khó lường trong ngày đáo hạn phái sinh.

Dù vậy, vận động của các cổ phiếu VN30 vẫn khó lường khiến cho chỉ số VN30 có nhiều cú giật trong phiên chiều. VN30F2408 đóng cửa phiên giao dịch tại 1.267,7 điểm, còn VN30 giảm hơn 5 điểm xuống 1.265,32 điểm.

Nhà đầu tư ngoại mua ròng phiên thứ 5 liên tiếp trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Quảng cáo

Trong khi đó, nhà đầu tư nước ngoài vẫn mua ròng phiên thứ 5 liên tiếp trên thị trường. Riêng HOSE đã được mua ròng gần 120 tỷ đồng với VNM (+98,72 tỷ đồng), FPT (+72,3 tỷ đồng), CTG (+63,7 tỷ đồng) được giải ngân nhiều. Đóng góp của khối ngoại chiếm 13,42% tổng giao dịch 2 chiều.

Vận động thị trường

Ở nhóm VN30, biến động của các cổ phiếu lớn khá khó lường. Một số mã đã có những thời điểm tăng giá trong phiên nhưng tới phiên ATC vẫn đóng cửa trong sắc đỏ. Tổng số mã giảm của VN30 lên tới 22/30 mã còn số mã tăng chỉ còn lại 5/30 với VHM (+1,7%) là mã tăng mạnh nhất.

Chỉ số VN-Index đã có 2 nhịp giật trước và trong phiên ATC. Đóng cửa, VN-Index giảm 6,8 điểm xuống 1.223,56 điểm (-0,55%). Tổng giá trị giao dịch sàn đạt 11.541,32 tỷ đồng, tương đương 497,06 triệu đơn vị.

Tâm lý của thị trường chung vốn đã yếu lại không được bổ sung dòng tiền khiến cho hầu hết các cổ phiếu đóng cửa trong sắc đỏ. Độ rộng đạt 63,5% mã giảm giá với biên độ quanh 2% như NKG (-2,7%), AAA (-2,4%), VTP (-2,42%), NLG (-2,1%), PDR (-1,68%), HCM (-1,54%)…

Cổ phiếu CSV (-5,35%) là trường hợp đặc biệt với biên độ giảm lớn hơn mặt bằng chung. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý, CSV vừa có những phiên gần đây phá kỷ lục giá.

Trong khi đó, nhóm cổ phiếu đầu tư công lại xuất hiện như điểm sáng hiếm hoi trên thị trường. Sau các phiên chững đà hồi phục, các mã HHV (+3,6%), LCG (+1%), FCN (+0,8%) đã ghi nhận có lực cầu trở lại. Tuy nhiên, do thị trường còn chưa cho thấy tâm lý ổn định nên giá đóng cửa của các cổ phiếu này không phải mức tốt nhất trong phiên.

Nhìn chung, thị trường vẫn còn nguyên những sự lo âu sau khi phiên đáo hạn phái sinh đi qua. Tạm thời, chỉ số VN-Index vẫn chưa thể lấy lại xu hướng tăng ngắn hạn sau khi rơi khỏi đường MA20 từ giữa tháng 7.

2 chỉ số HNX-Index và UPCoM-Index cũng đều bám sát những vận động của VN-Index, cùng giảm 0,5%. Tổng giá trị giao dịch 2 sàn đạt gần 1.400 tỷ đồng.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

Chứng khoán VIX “ế” gần 80 triệu cổ phiếu chào bán cho cổ đông

Theo danh sách VSD, số lượng cổ phiếu VIX đã phân phối đạt hơn 556 triệu cổ phiếu, còn lại gần 80 cổ phiếu sẽ tiếp tục chào bán với giá không đổi 10.000 đồng/cổ phiếu.

Cựu Chủ tịch Chứng khoán VIX giảm tỷ lệ sở hữu, không còn là cổ đông lớn Chứng khoán VIX trở thành cổ đông lớn của PC1, Sabeco lên kế hoạch mua lại 43% cổ phần Sabibeco

MWG có thể thay thế VRE trong rổ VNDiamond?

Quy tắc chỉ số VNDiamond mới được thay đổi theo hướng siết chặt điều kiện về thanh khoản cổ phiếu trong khi nới lỏng điều kiện về FOL để đảm bảo số lượng cổ phiếu đủ điều kiện vào chỉ số.

Đóng cửa hàng loạt để tìm điểm hoà vốn và có lãi, MWG “copy” mô hình thành công của Bách Hoá Xanh cho An Khang? Chủ tịch Thế Giới Di Động muốn bán tiếp 1 triệu cổ phiếu MWG

Thanh khoản gây khó, thị trường chưa thể hồi phục mạnh

Một phiên bật lên để lấy lại xu hướng tăng ngắn hạn là điều rất cần thiết giúp nhà đầu tư vững tâm. Tuy nhiên, thanh khoản của thị trường lại không ủng hộ khi khớp lệnh sụt hơn 1/4 quy mô so với phiên hôm qua.

Thị trường lại thủng xu hướng tăng ngắn hạn Thị trường chưa kích hoạt bán tháo sau khi đánh mất xu hướng tăng ngắn hạn

Thị trường chưa kích hoạt bán tháo sau khi đánh mất xu hướng tăng ngắn hạn

Ngoại trừ trường hợp của NVL và SSB, các cổ phiếu trên thị trường giao dịch không có đột biến sau phiên giao dịch để thủng xu hướng tăng ngắn hạn. Thậm chí, một số mã Chứng khoán, Thép, Bất động sản ít nhiều đã thể hiện được nỗ lực.

Thị trường lại thủng xu hướng tăng ngắn hạn TPBank chốt quyền chi cổ tức 20% vào cuối tháng 9