Nhóm hàng được Mỹ, Trung Quốc liên tục đổ tiền mua: thu về gần 9 tỷ USD, Việt Nam lọt top 5 thế giới

Việt Nam đã xuất khẩu mặt hàng này sang gần 170 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Ảnh minh họa

Theo tính toán từ số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam trong tháng 7/2024 đạt 1,38 tỷ USD, tăng 10,7% so với tháng 6/2024 và tăng 23,2% so với tháng 7/2023.

Tính chung 7 tháng đầu năm 2024 xuất khẩu nhóm hàng này đạt gần 8,89 tỷ USD, tăng 23,5% so với cùng kỳ năm 2023. Điều này giúp gỗ và sản phẩm gỗ có trị giá lớn thứ 6 trong các nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam.

Nhóm hàng gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Mỹ, riêng thị trường này đã chiếm tới gần 55% tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước 7 tháng đầu năm, đạt trên 4,88 tỷ USD, tăng 26% so với cùng kỳ năm trước, riêng tháng 7/2024 xuất khẩu sang thị trường này đạt 814 triệu USD, tăng 33,6% so với tháng 7/2023.

Trên thực tế, nếu Mỹ nhập khẩu 10 chiếc ghế thì có tới 4 chiếc "made in Vietnam". Việc thị trường bất động sản tại Hoa Kỳ đang có dấu hiệu ấm lên là tín hiệu rất tốt cho thị trường nội thất. Theo Viện Quản lý Cung ứng Mỹ (ISM), đồ nội thất được dự báo là nhóm ngành sẽ có sự cải thiện về doanh thu và cả sản lượng sản xuất. Theo khảo sát của ISM, đồ nội thất cũng là nhóm ngành dự kiến có mức chi tiêu vốn tăng lớn nhất trong năm 2024.

Quảng cáo

Đứng vị trí thứ hai là thị trường Trung Quốc với 1,2 tỷ USD kim ngạch, tăng 39% so với cùng kỳ. Riêng tháng 7, nước này đã chi 159 triệu USD thu mua, giảm 7,6% so với cùng kỳ.

Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của Việt Nam, đạt 961 triệu USD, tăng 1,5% so với 7T/2023. Trong tháng 7, Việt Nam thu về 163 triệu USD, tăng 24% so với cùng kỳ năm ngoái.

Bên cạnh đó xuất khẩu tới các thị trường tiềm năng cũng tăng trưởng tốt như: Canada, Úc, Tây Ban Nha, Ba Lan.

Theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Vifores), ngành công nghiệp gỗ của Việt Nam hiện đang đứng ở vị trí thứ 5 thế giới, xét về tổng kim ngạch xuất khẩu. Ngoài ra, nếu chỉ tính đến nhóm sản phẩm đồ gỗ có giá trị gia tăng cao, chẳng hạn như đồ mộc trong nhà và ngoài trời, ngành xuất khẩu gỗ của Việt Nam đứng thứ 2 trên thế giới, chỉ sau Trung Quốc.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) đánh giá, với tốc độ tăng trưởng như hiện nay, triển vọng về xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của nước ta dự báo sẽ tiếp tục duy trì về tốc độ tăng trường 2 con số.

Những yếu tố hỗ trợ cho triển vọng tiềm năng này là do theo chu kỳ hàng năm, nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ có xu hướng tăng, nhất là những nhóm hàng đồ nội thất bằng gỗ ở các thị trường lớn thường tăng mạnh trong 3 tháng cuối năm. Đây cũng là thời điểm thị trường nhà ở bước vào hoàn thiện cũng như nhu cầu cải tạo, sắm sửa trang thiết bị nội thất để chào đón năm mới.

Trong năm 2024, ngành lâm nghiệp đặt ra mục tiêu xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ của nước ta sẽ đạt 17,5 tỷ USD. Nếu chinh phục được mục tiêu này, kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này sẽ tăng 21% so với năm 2023.

Theo markettimes.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Nông nghiệp

“Không lo thiếu vốn cho lĩnh vực nông nghiệp”

Phó Thống đốc Đào Minh Tú khẳng định, nguồn vốn cho nông nghiệp, nông thôn và đặc biệt là khu vực đồng bằng sông Cửu Long sẽ không lo thiếu. Nếu ngân hàng thương mại thiếu vốn thì Ngân hàng Nhà nước sẽ có biện pháp tái cấp vốn hoặc có hình thức cụ thể để hỗ trợ nguồn lực.

Ngân hàng Nhà nước vừa công bố kỷ lục mới, là gì vậy? Ngân hàng Nhà nước tiếp tục “bơm” mạnh tiền vào hệ thống

Giá lúa mỳ tại Ấn Độ tăng cao kỷ lục do nhu cầu tăng mạnh

Các thương nhân Ấn Độ dự đoán giá lúa mỳ có thể còn tăng thêm vì lúa mỳ trong vụ mùa mới dự kiến sẽ không được đưa ra thị trường cho đến tháng 3 năm 2025.

Lệnh cấm xuất khẩu gạo của các nước khiến giá lúa, gạo tăng “thẳng đứng” Giá lúa gạo ở miền Tây tăng mạnh ngay sau Tết Nguyên Đán là “sốt ảo” hay nhu cầu thật?